Ngày 20/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội thông tin, theo số liệu thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến hết ngày 18/7, thành phố ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Nếu như giai đoạn từ tháng 1-4 số ca mắc dưới 400 trường hợp/tháng, đến tháng 5 số mắc tăng lên 556 trường hợp, thì tháng 6 tăng vọt lên 887 trường hợp.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mấy tuần gần đây ghi nhận gia tăng số người đến khám bệnh do mắc cúm. Cụ thể, từ 1- 15/7, bệnh viện tiếp nhận khám và sàng lọc cho 1.068 ca nghi nhiễm cúm. Con số này lớn hơn cả số ca nghi nhiễm cúm cả 6 tháng đầu năm cộng lại tới khám ở viện này.
Trong số này, hơn 35% bệnh nhân (tương đương 375 ca) có kết quả test nhanh dương tính với cúm. Đặc biệt, có tới 366 ca dương tính với cúm A. Số trường hợp có chỉ định nhập viện là 71 ca (18,9%), trong đó có 2 trường hợp viêm phổi suy hô hấp tiến triển (ARDS) nhập viện.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, trên địa bàn Hà Nội có 252 bệnh nhân mắc cúm A điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh nhân này phân bố tại 23/30 quận, huyện, thị xã.
Bệnh nhân cúm A điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Ảnh: Hạnh Nguyễn
Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú. Trong 71 trường hợp có chỉ định nhập viện, chủ yếu là phụ nữ có thai, trẻ em, người có bệnh nền, hầu hết khỏi sau 3-4 ngày điều trị.
Hà Nội ghi nhận trường hợp viêm phổi nặng, suy hô hấp là bệnh nhân ở Chương Mỹ, 78 tuổi có bệnh nền suy tim, viêm phổi. Ca này diễn biến nặng, suy hô hấp, phải thở máy điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Cơ sở này cũng còn khoảng 20 bệnh nhân đang theo dõi điều trị.
Về phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi trong số bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Số ca mắc cúm tập trung nhiều nhất ở nhóm dưới 5 tuổi là 44,1%, tiếp theo là nhóm tuổi 18-49 tuổi chiếm 39,7%, nhóm tuổi 6-18 tuổi chiếm 11,8% và ít nhất là nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm 4,4%.
Sở Y tế nhận định, tình hình bệnh cúm hiện nay đang có xu hướng tăng. Cũng trong ngày hôm nay, 20/7, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn đã ký văn bản gửi Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã chỉ đạo về việc tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh cúm mùa.
Theo đó, CDC Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã của thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao (cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp,…) để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các khu vực có nhiều bệnh nhân, hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và tử vong.
Đồng thời rà soát, kiện toàn lại các đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số trang thiết bị phòng chống dịch để sẵn sàng ứng phó với các tình hình huống khi dịch lây lan trên địa bàn; Tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng chống dịch; tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ hàng tháng và báo cáo ngay với các trường hợp mắc bệnh nặng, các khu vực có nhiều bệnh nhân…
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Ngày 20/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội thông tin, theo số liệu thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến hết ngày 18/7, thành phố ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Nếu như giai đoạn từ tháng 1-4 số ca mắc dưới 400 trường hợp/tháng, đến tháng 5 số mắc tăng lên 556 trường hợp, thì tháng 6 tăng vọt lên 887 trường hợp.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mấy tuần gần đây ghi nhận gia tăng số người đến khám bệnh do mắc cúm. Cụ thể, từ 1- 15/7, bệnh viện tiếp nhận khám và sàng lọc cho 1.068 ca nghi nhiễm cúm. Con số này lớn hơn cả số ca nghi nhiễm cúm cả 6 tháng đầu năm cộng lại tới khám ở viện này.
Trong số này, hơn 35% bệnh nhân (tương đương 375 ca) có kết quả test nhanh dương tính với cúm. Đặc biệt, có tới 366 ca dương tính với cúm A. Số trường hợp có chỉ định nhập viện là 71 ca (18,9%), trong đó có 2 trường hợp viêm phổi suy hô hấp tiến triển (ARDS) nhập viện.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, trên địa bàn Hà Nội có 252 bệnh nhân mắc cúm A điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh nhân này phân bố tại 23/30 quận, huyện, thị xã.
Bệnh nhân cúm A điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Ảnh: Hạnh Nguyễn
Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú. Trong 71 trường hợp có chỉ định nhập viện, chủ yếu là phụ nữ có thai, trẻ em, người có bệnh nền, hầu hết khỏi sau 3-4 ngày điều trị.
Hà Nội ghi nhận trường hợp viêm phổi nặng, suy hô hấp là bệnh nhân ở Chương Mỹ, 78 tuổi có bệnh nền suy tim, viêm phổi. Ca này diễn biến nặng, suy hô hấp, phải thở máy điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Cơ sở này cũng còn khoảng 20 bệnh nhân đang theo dõi điều trị.
Về phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi trong số bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Số ca mắc cúm tập trung nhiều nhất ở nhóm dưới 5 tuổi là 44,1%, tiếp theo là nhóm tuổi 18-49 tuổi chiếm 39,7%, nhóm tuổi 6-18 tuổi chiếm 11,8% và ít nhất là nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm 4,4%.
Sở Y tế nhận định, tình hình bệnh cúm hiện nay đang có xu hướng tăng. Cũng trong ngày hôm nay, 20/7, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn đã ký văn bản gửi Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã chỉ đạo về việc tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh cúm mùa.
Theo đó, CDC Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã của thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao (cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp,…) để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các khu vực có nhiều bệnh nhân, hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và tử vong.
Đồng thời rà soát, kiện toàn lại các đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số trang thiết bị phòng chống dịch để sẵn sàng ứng phó với các tình hình huống khi dịch lây lan trên địa bàn; Tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng chống dịch; tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ hàng tháng và báo cáo ngay với các trường hợp mắc bệnh nặng, các khu vực có nhiều bệnh nhân…
Nguồn: Suckhoedoisong.vn