Nhiều quy định những việc cần làm khi trở lại trường học
Văn bản hướng dẫn nêu rõ, những việc cần làm của từng bộ phận, thành viên trong nhà trường (giáo viên, học sinh, nhân viên y tế…) ở hai giai đoạn: Trước khi học sinh trở lại trường và khi học sinh đi học trở lại.
Theo đó, trước khi học sinh trở lại trường học:
Nhà trường cần đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học, khử khuẩn phương tiện đưa đón học sinh (nếu có);
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trường học, mỗi học sinh phải có một cốc nước và một khăn mặt hoặc khăn lau tay riêng…;
Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại nhà trường để có phân công cụ thể trong các hoạt động chống dịch.
Đối với giáo viên, cần phối hợp với gia đình theo dõi tình hình sức khỏe học sinh thông qua các phương tiện liên lạc.
Khi học sinh trở lại trường học:
Nhà trường cần bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường;
Không tổ chức các hoạt động tập thể hay tham quan, dã ngoại;
Các lớp tổ chức chào cờ tại lớp học;
Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
Sau giờ học: Nhà trường lau, khử khuẩn bàn ghế, phòng học, dụng cụ học tập và khu vệ sinh, xe đưa đón học sinh (nếu có)… mỗi ngày một lần.
Trong suốt thời gian học sinh có mặt ở trường, các nhân viên y tế thường xuyên trực phòng chống dịch; Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát để báo cáo lãnh đạo nhà trường kịp thời.
Ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, trước khi vào tiết học đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh những việc cần và không được làm để phòng chống dịch COVID-19. Trước khi vào mỗi tiết học, giáo viên điểm danh và rà soát xem có học sinh nào có các dấu hiệu của COVID-19; nếu có thì phải báo ngay cho cơ quan y tế.
Khi đến trường, học sinh phải tuân thủ các quy định vệ sinh, không vứt rác bừa bãi để đảm bảo an toàn chống dịch. Đặc biệt, đối với các cơ sở giáo dục có khu kí túc xá học sinh, không tổ chức nấu ăn trong phòng, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn. Đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở tại trường học, cần tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định của cơ quan y tế.
16 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học ở Hà Nội
Ngoài các hướng dẫn trên đây, Sở Y tế Hà Nội, Sở GD&ĐT cũng ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học. Đây là căn cứ để các đơn vị, trường học thuộc thành phố Hà Nội đối chiếu, từ đó chuẩn bị, hoàn thiện theo các tiêu chí quy định.
Sở GD&ĐT và Sở Y tế Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất các đơn vị, trường học thuộc TP. Hà Nội về việc thực hiện các tiêu chí đã ban hành.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, có nhiệm vụ kiểm tra công tác phòng, chống dịch; đánh giá mức độ an toàn của đơn vị theo bộ tiêu chí tại các đơn vị, trường học trên địa bàn và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Theo hướng dẫn, có tổng số 16 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học. Mỗi tiêu chí được đánh giá ở 2 mức: Đạt và không đạt. Số tiêu chí đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng cao, trường học càng an toàn; ngược lại, số tiêu chí không đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng thấp, trường học càng không an toàn.
Nếu đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí 4, 5, 8, 11, 12 được đánh giá mức đạt: Trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện tốt, trường học an toàn.
Đạt từ 8 đến 11 tiêu chí, trong đó phải có các tiêu chí 4, 5, 8, 11, 12 được đánh giá mức đạt: Trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện khá, trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại, nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí không đạt.
Nếu đạt từ 7 tiêu chí trở xuống: Trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Nhiều quy định những việc cần làm khi trở lại trường học
Văn bản hướng dẫn nêu rõ, những việc cần làm của từng bộ phận, thành viên trong nhà trường (giáo viên, học sinh, nhân viên y tế…) ở hai giai đoạn: Trước khi học sinh trở lại trường và khi học sinh đi học trở lại.
Theo đó, trước khi học sinh trở lại trường học:
Nhà trường cần đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học, khử khuẩn phương tiện đưa đón học sinh (nếu có);
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trường học, mỗi học sinh phải có một cốc nước và một khăn mặt hoặc khăn lau tay riêng…;
Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại nhà trường để có phân công cụ thể trong các hoạt động chống dịch.
Đối với giáo viên, cần phối hợp với gia đình theo dõi tình hình sức khỏe học sinh thông qua các phương tiện liên lạc.
Khi học sinh trở lại trường học:
Nhà trường cần bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường;
Không tổ chức các hoạt động tập thể hay tham quan, dã ngoại;
Các lớp tổ chức chào cờ tại lớp học;
Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
Sau giờ học: Nhà trường lau, khử khuẩn bàn ghế, phòng học, dụng cụ học tập và khu vệ sinh, xe đưa đón học sinh (nếu có)… mỗi ngày một lần.
Trong suốt thời gian học sinh có mặt ở trường, các nhân viên y tế thường xuyên trực phòng chống dịch; Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát để báo cáo lãnh đạo nhà trường kịp thời.
Ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, trước khi vào tiết học đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh những việc cần và không được làm để phòng chống dịch COVID-19. Trước khi vào mỗi tiết học, giáo viên điểm danh và rà soát xem có học sinh nào có các dấu hiệu của COVID-19; nếu có thì phải báo ngay cho cơ quan y tế.
Khi đến trường, học sinh phải tuân thủ các quy định vệ sinh, không vứt rác bừa bãi để đảm bảo an toàn chống dịch. Đặc biệt, đối với các cơ sở giáo dục có khu kí túc xá học sinh, không tổ chức nấu ăn trong phòng, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn. Đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở tại trường học, cần tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định của cơ quan y tế.
16 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học ở Hà Nội
Ngoài các hướng dẫn trên đây, Sở Y tế Hà Nội, Sở GD&ĐT cũng ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học. Đây là căn cứ để các đơn vị, trường học thuộc thành phố Hà Nội đối chiếu, từ đó chuẩn bị, hoàn thiện theo các tiêu chí quy định.
Sở GD&ĐT và Sở Y tế Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất các đơn vị, trường học thuộc TP. Hà Nội về việc thực hiện các tiêu chí đã ban hành.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, có nhiệm vụ kiểm tra công tác phòng, chống dịch; đánh giá mức độ an toàn của đơn vị theo bộ tiêu chí tại các đơn vị, trường học trên địa bàn và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Theo hướng dẫn, có tổng số 16 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học. Mỗi tiêu chí được đánh giá ở 2 mức: Đạt và không đạt. Số tiêu chí đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng cao, trường học càng an toàn; ngược lại, số tiêu chí không đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng thấp, trường học càng không an toàn.
Nếu đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí 4, 5, 8, 11, 12 được đánh giá mức đạt: Trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện tốt, trường học an toàn.
Đạt từ 8 đến 11 tiêu chí, trong đó phải có các tiêu chí 4, 5, 8, 11, 12 được đánh giá mức đạt: Trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện khá, trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại, nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí không đạt.
Nếu đạt từ 7 tiêu chí trở xuống: Trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.
Nguồn: suckhoedoisong.vn