Sáng 26/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết 12 giờ qua TP chưa ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới. Trong đợt dịch thứ 4, đến nay Hà Nội ghi nhận 2.770 ca COVID-19, trong đó có 1.425 ca cộng đồng.
Từ 27/4 đến nay, Đông Anh là huyện ghi nhận số ca mắc đông nhất với 348 ca; quận Đống Đa có 334 ca; huyện Thanh Trì có 286 ca; Hoàng Mai có 266 ca, Hai Bà Trưng có 230 ca…
Tính riêng từ 1/8, Đống Đa là quận ghi nhận nhiều ca phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng nhất (13 ca) và 143 ca là F1 của ca ho, sốt này (ho, sốt thứ phát). Đây cũng là quận phát hiện tới 48 ca F0 qua sàng lọc khu vực phong toả và khu vực nguy cơ cao trong hơn 3 tuần qua.
Tương tự, huyện Đông Anh có 11 ca ho sốt tại cộng đồng, 199 ca ho, sốt thứ phát; huyện Thanh Trì có 11 ca ho sốt tại cộng đồng, 197 ca ho sốt thứ phát; quận Hoàng Mai có 10 ca ho sốt tại cộng đồng và 69 ca là ho, sốt thứ phát (chủ yếu là ổ dịch tại chung cư HH4C Linh Đàm); quận Hà Đông có 9 ca ho sốt tại cộng đồng và 75 ca ho, sốt thứ phát.
Mới nhất, nguy cơ nhất, nóng nhất hiện nay là quận Thanh Xuân. Hiện quận đã phát hiện 6 ca dương tính nhờ sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng và 93 ca thuộc chùm ca ho, sốt thứ phát (chủ yếu ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi).
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh, do chưa thể bóc tách được hết F0 tại cộng đồng, do đó, nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn các chùm ca bệnh tại cộng đồng như chùm ca ở phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân). Nếu người dân phối hợp, khai báo thông tin tốt với cơ quan chức năng thì vẫn có thể phát hiện được từ sớm.
“Chùm ca bệnh ở phường Thanh Xuân Trung có sự tương đồng như chùm ca bệnh ở hai phường Văn Chương và Văn Miếu. Dự báo, khả năng lây nhiễm tại chùm ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung rất cao, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới” – ông Tuấn nhận định.
Ông Tuấn cho rằng, về mặt tổng thể, hiện nay, tình hình dịch bệnh tại các khu vực ngoại thành của thành phố đã cơ bản được kiểm soát. Còn ở các khu vực được xác định là nguy cơ, đã được lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng, trước mắt không lo ngại.
Đơn cử các khu vực như phường Văn Chương (quận Đống Đa) hay khu chung cư HH4C Linh Đàm (quận Hoàng Mai) đã được khoanh vùng, nếu có lây nhiễm chủ yếu là các trường hợp F1, các trường hợp có liên quan. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là có thể có những khu vực không nằm trong vùng nguy cơ nhưng vẫn phát sinh ca bệnh như ở phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân).
Về các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực nội thành Hà Nội – nơi có nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ với mật độ dân cư đông, ông Tuấn cho biết cơ quan chức năng đang xem xét và xây dựng kế hoạch, chiến lược mới của thành phố trong phòng, chống dịch. Kế hoạch này sẽ sớm được đưa ra.
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ông Tuấn cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống. Đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác xét nghiệm tại cộng đồng. Thành phố sẽ tập trung lấy mẫu tại các địa bàn, các xã, phường tiếp giáp với các ổ dịch phức tạp; khu tập thể cũ tập trung đông người, chật hẹp (mật độ dân số cao, nhà, ngõ chật hẹp, giao lưu đi lại nhiều)…/.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Sáng 26/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết 12 giờ qua TP chưa ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới. Trong đợt dịch thứ 4, đến nay Hà Nội ghi nhận 2.770 ca COVID-19, trong đó có 1.425 ca cộng đồng.
Từ 27/4 đến nay, Đông Anh là huyện ghi nhận số ca mắc đông nhất với 348 ca; quận Đống Đa có 334 ca; huyện Thanh Trì có 286 ca; Hoàng Mai có 266 ca, Hai Bà Trưng có 230 ca…
Tính riêng từ 1/8, Đống Đa là quận ghi nhận nhiều ca phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng nhất (13 ca) và 143 ca là F1 của ca ho, sốt này (ho, sốt thứ phát). Đây cũng là quận phát hiện tới 48 ca F0 qua sàng lọc khu vực phong toả và khu vực nguy cơ cao trong hơn 3 tuần qua.
Tương tự, huyện Đông Anh có 11 ca ho sốt tại cộng đồng, 199 ca ho, sốt thứ phát; huyện Thanh Trì có 11 ca ho sốt tại cộng đồng, 197 ca ho sốt thứ phát; quận Hoàng Mai có 10 ca ho sốt tại cộng đồng và 69 ca là ho, sốt thứ phát (chủ yếu là ổ dịch tại chung cư HH4C Linh Đàm); quận Hà Đông có 9 ca ho sốt tại cộng đồng và 75 ca ho, sốt thứ phát.
Mới nhất, nguy cơ nhất, nóng nhất hiện nay là quận Thanh Xuân. Hiện quận đã phát hiện 6 ca dương tính nhờ sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng và 93 ca thuộc chùm ca ho, sốt thứ phát (chủ yếu ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi).
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh, do chưa thể bóc tách được hết F0 tại cộng đồng, do đó, nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn các chùm ca bệnh tại cộng đồng như chùm ca ở phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân). Nếu người dân phối hợp, khai báo thông tin tốt với cơ quan chức năng thì vẫn có thể phát hiện được từ sớm.
“Chùm ca bệnh ở phường Thanh Xuân Trung có sự tương đồng như chùm ca bệnh ở hai phường Văn Chương và Văn Miếu. Dự báo, khả năng lây nhiễm tại chùm ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung rất cao, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới” – ông Tuấn nhận định.
Ông Tuấn cho rằng, về mặt tổng thể, hiện nay, tình hình dịch bệnh tại các khu vực ngoại thành của thành phố đã cơ bản được kiểm soát. Còn ở các khu vực được xác định là nguy cơ, đã được lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng, trước mắt không lo ngại.
Đơn cử các khu vực như phường Văn Chương (quận Đống Đa) hay khu chung cư HH4C Linh Đàm (quận Hoàng Mai) đã được khoanh vùng, nếu có lây nhiễm chủ yếu là các trường hợp F1, các trường hợp có liên quan. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là có thể có những khu vực không nằm trong vùng nguy cơ nhưng vẫn phát sinh ca bệnh như ở phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân).
Về các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực nội thành Hà Nội – nơi có nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ với mật độ dân cư đông, ông Tuấn cho biết cơ quan chức năng đang xem xét và xây dựng kế hoạch, chiến lược mới của thành phố trong phòng, chống dịch. Kế hoạch này sẽ sớm được đưa ra.
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ông Tuấn cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống. Đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác xét nghiệm tại cộng đồng. Thành phố sẽ tập trung lấy mẫu tại các địa bàn, các xã, phường tiếp giáp với các ổ dịch phức tạp; khu tập thể cũ tập trung đông người, chật hẹp (mật độ dân số cao, nhà, ngõ chật hẹp, giao lưu đi lại nhiều)…/.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn