Hà Nội sẽ thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố đến 23/8 |
Chiều 6/8, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có Công điện số 18/CĐ-UBND về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố.
Công điện nêu rõ, trong 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố, bước đầu Thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường; số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ. Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt và thiếu sáng tạo, nhất là việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa thực chất, chưa hiệu quả. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơ là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị…, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn khi chủng Delta có tốc độ lây nhiễm rất cao, nhanh và nguy hiểm.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm việc tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 23/8 trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, tại các khu vực không có dịch (vùng xanh): Đề nghị mỗi người dân ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết cũng nên phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập “Chốt bảo vệ vùng xanh” do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên với sự ủng hộ, vào cuộc của người dân, chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra và phát huy được lực lượng quần chúng,
Tại các khu vực có nguy cơ (vùng da cam) gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh…: Chính quyền cơ sở phê duyệt phương án phòng chống dịch, chỉ cho hoạt động khi bảo đảm các quy định phòng chống dịch và thường xuyên kiểm tra, giám sát qua việc tiếp nhận các ý kiến giám sát của nhân dân trên địa bàn hoặc qua công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng, chính quyền cơ sở. Đồng thời, mỗi cán bộ, công chức, người lao động, người dân nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR khi đến làm việc, lao động hoặc mua sắm.
Đối với khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly (vùng đỏ): Chính quyền cơ sở sẽ quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn nhằm bảo đảm không để dịch bệnh lây lan trong khu vực và kiểm soát, khống chế trong thời gian ngắn nhất. Người dân trong khu vực chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu rà soát lại năng lực xét nghiệm của Thành phố, huy động tối đa khả năng phối hợp giữa các cơ sở xét nghiệm; triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ hỗ trợ truy vết, xét nghiệm; hoàn thành triển khai giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc liên thông toàn bộ kết quả xét nghiệm các cấp, các khu vực.
Đồng thời, tổ chức điều phối, chuyển mẫu nhanh từ nơi lấy mẫu đến các cơ sở xét nghiệm; đồng thời áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý toàn bộ quy trình từ khi lấy mẫu đến trả kết quả./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Ngoài ra, cơ quan y tế và chính quyền cơ sở chủ động thực hiện việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo tình hình, mức độ dịch bệnh; linh hoạt trong từng tình huống, bảo đảm đạt kết quả sàng lọc nhanh nhất, tranh thủ từng ngày, từng giờ, tránh bỏ sót nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm hiệu quả cao nhất.
Về công tác hậu cần, mua sắm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương lập danh mục các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch và tổ chức mua sắm đảm bảo quy định, tiến độ và yêu cầu phòng chống dịch theo các mức độ, nguy cơ và tình hình dịch bệnh của Thành phố; rà soát và trưng dụng các khu nhà ở, cơ sở giáo dục, công trình xây dựng… đủ điều kiện để làm cơ sở thu dung người nhiễm COVID-19 (không triệu chứng) với công suất chuẩn bị 30.000 giường và tiếp tục rà soát để có thể nâng công suất lên 50.000 giường khi cần thiết.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu chính quyền các các cấp, các ngành chủ động các phương án tổ chức thực hiện để bảo đảm không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa của Thành phố; thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, đầu cơ, găm hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng, gây hoang mang trong dư luận; bảo đảm an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mọi người dân, đặc biệt các khu vực cách ly, phong tỏa; bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe, tinh thần cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
Hà Nội sẽ thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố đến 23/8 |
Chiều 6/8, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có Công điện số 18/CĐ-UBND về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn thành phố.
Công điện nêu rõ, trong 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố, bước đầu Thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường; số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ. Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt và thiếu sáng tạo, nhất là việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa thực chất, chưa hiệu quả. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơ là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị…, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn khi chủng Delta có tốc độ lây nhiễm rất cao, nhanh và nguy hiểm.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm việc tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 23/8 trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, tại các khu vực không có dịch (vùng xanh): Đề nghị mỗi người dân ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết cũng nên phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập “Chốt bảo vệ vùng xanh” do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên với sự ủng hộ, vào cuộc của người dân, chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra và phát huy được lực lượng quần chúng,
Tại các khu vực có nguy cơ (vùng da cam) gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh…: Chính quyền cơ sở phê duyệt phương án phòng chống dịch, chỉ cho hoạt động khi bảo đảm các quy định phòng chống dịch và thường xuyên kiểm tra, giám sát qua việc tiếp nhận các ý kiến giám sát của nhân dân trên địa bàn hoặc qua công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng, chính quyền cơ sở. Đồng thời, mỗi cán bộ, công chức, người lao động, người dân nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR khi đến làm việc, lao động hoặc mua sắm.
Đối với khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly (vùng đỏ): Chính quyền cơ sở sẽ quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn nhằm bảo đảm không để dịch bệnh lây lan trong khu vực và kiểm soát, khống chế trong thời gian ngắn nhất. Người dân trong khu vực chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu rà soát lại năng lực xét nghiệm của Thành phố, huy động tối đa khả năng phối hợp giữa các cơ sở xét nghiệm; triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ hỗ trợ truy vết, xét nghiệm; hoàn thành triển khai giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc liên thông toàn bộ kết quả xét nghiệm các cấp, các khu vực.
Đồng thời, tổ chức điều phối, chuyển mẫu nhanh từ nơi lấy mẫu đến các cơ sở xét nghiệm; đồng thời áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý toàn bộ quy trình từ khi lấy mẫu đến trả kết quả./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Ngoài ra, cơ quan y tế và chính quyền cơ sở chủ động thực hiện việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo tình hình, mức độ dịch bệnh; linh hoạt trong từng tình huống, bảo đảm đạt kết quả sàng lọc nhanh nhất, tranh thủ từng ngày, từng giờ, tránh bỏ sót nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm hiệu quả cao nhất.
Về công tác hậu cần, mua sắm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương lập danh mục các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch và tổ chức mua sắm đảm bảo quy định, tiến độ và yêu cầu phòng chống dịch theo các mức độ, nguy cơ và tình hình dịch bệnh của Thành phố; rà soát và trưng dụng các khu nhà ở, cơ sở giáo dục, công trình xây dựng… đủ điều kiện để làm cơ sở thu dung người nhiễm COVID-19 (không triệu chứng) với công suất chuẩn bị 30.000 giường và tiếp tục rà soát để có thể nâng công suất lên 50.000 giường khi cần thiết.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu chính quyền các các cấp, các ngành chủ động các phương án tổ chức thực hiện để bảo đảm không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa của Thành phố; thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, đầu cơ, găm hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng, gây hoang mang trong dư luận; bảo đảm an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mọi người dân, đặc biệt các khu vực cách ly, phong tỏa; bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe, tinh thần cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi.