Phát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Khắc Hiền, GĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết: Từ đầu năm 2018 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 59 trường hợp mắc sốt xuất huyết, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ ghi nhận 382 ca), tuy nhiên các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch luôn hiện hữu. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ…
Theo dự báo, thời tiết mùa hè năm 2018 tiếp tục diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng, viêm não Nhật bản… bùng phát.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nhấn mạnh nhiệm vụ chủ động phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường trọng điểm.
Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè, ông Hiền đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè trên địa bàn; huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và vận động người dân tích cực tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết với mục tiêu không để dịch bùng phát, lan rộng…
Ngay sau lễ phát động, các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh ở người cùng lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng đã đi khảo sát trực tiếp tại một số cơ sở kinh doanh ăn uống, công trường xây dựng… trên đường Trần Đăng Ninh kéo dài, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Qua kiểm tra tại công trường xây dựng cho thấy ở tầng hầm của công trình có 2 địa điểm chứa nước đọng. Đây chính là nơi ẩn chứa nguy cơ phát sinh muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Khi đoàn công tác soi đèn pin xuống các ổ nước đọng thì muỗi từ đây bay tỏa ra với mật độ khá dày. Đoàn công tác đã tiến hành thả hóa chất diệt bọ bậy, đồng thời nhắc nhở chủ công trình giữ gìn vệ sinh, tránh phát sinh dịch bệnh.
Tới dự lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh ở người TP Ngô Văn Quý, nhấn mạnh: Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh và các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch mùa xuân hè và Lễ hội năm 2018.
Phó Chủ tịch UBND yêu cầu đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, duy trì hoạt động vệ sinh môi trường hàng tuần, chủ động phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường trọng điểm ngay trong những ngày đầu năm.
Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn. Tiêm chủng các loại vắc-xin khác trong tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao, duy trì mạng lưới công tác viên ở các xã, phường trọng điểm về dịch bệnh, với mục tiêu phát hiện sớm, xử lý dịch kịp thời không để dịch lan rộng, giảm số mắc và tử vong do một số bệnh truyền nhiễm lưu hành. Sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi, xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội.
UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn, trong đó: Chủ động xây dựng kế hoạch huy động sự vào cuộc của các ban, ngành đoàn thể, chính quyền, CA tại địa phương trong việc phòng chống, giám sát, xử lý dịch tại cộng đồng; tổ chức và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện và duy trì công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh vào các ngày thứ Bảy hàng tuần…
Phát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Khắc Hiền, GĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết: Từ đầu năm 2018 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 59 trường hợp mắc sốt xuất huyết, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ ghi nhận 382 ca), tuy nhiên các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch luôn hiện hữu. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ…
Theo dự báo, thời tiết mùa hè năm 2018 tiếp tục diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng, viêm não Nhật bản… bùng phát.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nhấn mạnh nhiệm vụ chủ động phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường trọng điểm.
Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè, ông Hiền đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè trên địa bàn; huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và vận động người dân tích cực tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết với mục tiêu không để dịch bùng phát, lan rộng…
Ngay sau lễ phát động, các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh ở người cùng lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng đã đi khảo sát trực tiếp tại một số cơ sở kinh doanh ăn uống, công trường xây dựng… trên đường Trần Đăng Ninh kéo dài, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Qua kiểm tra tại công trường xây dựng cho thấy ở tầng hầm của công trình có 2 địa điểm chứa nước đọng. Đây chính là nơi ẩn chứa nguy cơ phát sinh muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Khi đoàn công tác soi đèn pin xuống các ổ nước đọng thì muỗi từ đây bay tỏa ra với mật độ khá dày. Đoàn công tác đã tiến hành thả hóa chất diệt bọ bậy, đồng thời nhắc nhở chủ công trình giữ gìn vệ sinh, tránh phát sinh dịch bệnh.
Tới dự lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh ở người TP Ngô Văn Quý, nhấn mạnh: Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh và các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch mùa xuân hè và Lễ hội năm 2018.
Phó Chủ tịch UBND yêu cầu đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, duy trì hoạt động vệ sinh môi trường hàng tuần, chủ động phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường trọng điểm ngay trong những ngày đầu năm.
Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn. Tiêm chủng các loại vắc-xin khác trong tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao, duy trì mạng lưới công tác viên ở các xã, phường trọng điểm về dịch bệnh, với mục tiêu phát hiện sớm, xử lý dịch kịp thời không để dịch lan rộng, giảm số mắc và tử vong do một số bệnh truyền nhiễm lưu hành. Sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi, xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội.
UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn, trong đó: Chủ động xây dựng kế hoạch huy động sự vào cuộc của các ban, ngành đoàn thể, chính quyền, CA tại địa phương trong việc phòng chống, giám sát, xử lý dịch tại cộng đồng; tổ chức và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện và duy trì công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh vào các ngày thứ Bảy hàng tuần…