Mặc dù bị cô lập bởi nước lũ nhưng các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh đã phát huy phương châm 4 tại chỗ- đảm bảo tốt công tác điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân, không để bệnh nhân phải thiếu ăn, thiếu thuốc trong những ngày điều trị tại viện.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong ngày hôm qua đến sáng nay đã khám cho 101 bệnh nhân, cấp cứu 45 bệnh nhân, đẻ và mổ đẻ 19. Hiện có 932 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh viện đã tập trung nhân lực cho công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đảm bảo không có bệnh nhân nào phải thiếu thuốc hoặc chậm trễ điều trị do mưa lụt. Bệnh viện cũng giao cho căng tin bệnh viện chủ động các điều kiện, đảm bảo cung cấp đầy đủ các suất ăn cho bệnh nhân và các kíp trực trong những ngày mưa lụt. Trung bình mỗi ngày nhà ăn bệnh viện cung cấp gần 5000 suất ăn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và kíp trực.
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền, Bs. Bùi Mai Hương – Phụ trách Bệnh viện cho biết: Bệnh viện hiện có hơn 230 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân là người cao tuổi, bệnh nhân nặng. Vì vậy, bên cạnh việc chăm sóc điều trị, bệnh viện cũng chăm lo ăn uống cho bệnh nhân trong những ngày lụt bão. Mấy ngày qua, bệnh viện đã phát mì tôm buổi sáng và phối hợp với nhà ăn bệnh viện cung cấp miễn phí cơm trưa và tối cho bệnh nhân. Bệnh nhân Ngô Chung Thủy 72 tuổi phường Nam Hồng – Thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Tôi rất cảm kích tấm lòng các bác sĩ. Mấy ngày qua, các y, bác sĩ vừa phải lo chạy lụt, vừa phải đảm bảo điều trị cho bệnh nhân, nhưng vẫn không quên chăm lo ăn uống cho chúng tôi ngày đủ 3 bữa. Chúng tôi rất yên tâm khi điều trị tại đây”.
Các bệnh viện Mắt, Tâm thần, Phục hồi chức năng…. cũng đảm bảo chăm sóc điều trị và ăn uống cho người bệnh.
Các bệnh viện tuyến huyện, thị cũng đảm bảo tốt các hoạt động khám, chữa bệnh. CN. Nguyễn Thị Lê Na – Trưởng phòng Hành chính, Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thị xã Kỳ Anh cho biết: bệnh viện vẫn thực hiện tốt công tác chăm sóc cho hơn 300 bệnh nhân trong những ngày qua. Đặc biệt, đơn vị chạy thận nhân tạo vẫn duy trì ngày 2- 3 ca cho gần 20 chục bệnh nhân trên địa bàn. Đối với bệnh nhân ở vùng ngập lụt người nhà không tiếp tế được, nhà ăn bệnh viện phục vụ ăn uống cho cả bệnh nhân và người nhà ở lại.
Tại bệnh viện Đa khoa Cẩm Xuyên, mặc dù cả bệnh viện ngập sâu, nhưng tất cả vẫn sẵn sàng cho công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân nặng. Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hồng Lĩnh – khoa Sản, Bệnh viện Cẩm Xuyên cho biết: trong hơn 1 ngày, khoa đã tiếp nhận và thực hiện thành công 18 ca mổ và đẻ. Tất cả được chăm sóc đảm bảo, chu đáo.
“Tình hình mưa lụt vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, hiện tại các cơ sở y tế cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở bị cô lập, ngập lụt do mưa lũ. Tuy nhiên, do chủ động chuẩn bị tốt các phương án theo phương châm 4 tại chỗ nên các cơ sở vẫn đảm bảo tốt công tác khám, điều trị, cấp cứu cho người bệnh. Ngành Y tế nỗ lực, quyết tâm không để người bệnh phải thiếu thuốc hay thiếu ăn trong quá trình điều trị tại cơ sở y tế”, Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu cho biết.
Để thực hiện việc hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới trong điều kiện bị cô lập do mưa lũ, Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu đã giao cho bệnh viện Đa khoa tỉnh thông báo rộng rãi số điện thoại của các đồng chí Phó giám đốc phụ trách chuyên môn nhằm kịp thời hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới khi cần. Đồng thời ngay trong chiều qua (19/10/2020) lãnh đạo Sở Y tế đã trực tiếp đi thị sát tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên và một số trạm y tế xã bị ngập lụt. Động viên cán bộ, nhân viên và hỗ trợ một số nhu yếu phẩm cho bệnh viện Cẩm Xuyên./.
Mặc dù bị cô lập bởi nước lũ nhưng các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh đã phát huy phương châm 4 tại chỗ- đảm bảo tốt công tác điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân, không để bệnh nhân phải thiếu ăn, thiếu thuốc trong những ngày điều trị tại viện.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong ngày hôm qua đến sáng nay đã khám cho 101 bệnh nhân, cấp cứu 45 bệnh nhân, đẻ và mổ đẻ 19. Hiện có 932 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh viện đã tập trung nhân lực cho công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đảm bảo không có bệnh nhân nào phải thiếu thuốc hoặc chậm trễ điều trị do mưa lụt. Bệnh viện cũng giao cho căng tin bệnh viện chủ động các điều kiện, đảm bảo cung cấp đầy đủ các suất ăn cho bệnh nhân và các kíp trực trong những ngày mưa lụt. Trung bình mỗi ngày nhà ăn bệnh viện cung cấp gần 5000 suất ăn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và kíp trực.
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền, Bs. Bùi Mai Hương – Phụ trách Bệnh viện cho biết: Bệnh viện hiện có hơn 230 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân là người cao tuổi, bệnh nhân nặng. Vì vậy, bên cạnh việc chăm sóc điều trị, bệnh viện cũng chăm lo ăn uống cho bệnh nhân trong những ngày lụt bão. Mấy ngày qua, bệnh viện đã phát mì tôm buổi sáng và phối hợp với nhà ăn bệnh viện cung cấp miễn phí cơm trưa và tối cho bệnh nhân. Bệnh nhân Ngô Chung Thủy 72 tuổi phường Nam Hồng – Thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Tôi rất cảm kích tấm lòng các bác sĩ. Mấy ngày qua, các y, bác sĩ vừa phải lo chạy lụt, vừa phải đảm bảo điều trị cho bệnh nhân, nhưng vẫn không quên chăm lo ăn uống cho chúng tôi ngày đủ 3 bữa. Chúng tôi rất yên tâm khi điều trị tại đây”.
Các bệnh viện Mắt, Tâm thần, Phục hồi chức năng…. cũng đảm bảo chăm sóc điều trị và ăn uống cho người bệnh.
Các bệnh viện tuyến huyện, thị cũng đảm bảo tốt các hoạt động khám, chữa bệnh. CN. Nguyễn Thị Lê Na – Trưởng phòng Hành chính, Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thị xã Kỳ Anh cho biết: bệnh viện vẫn thực hiện tốt công tác chăm sóc cho hơn 300 bệnh nhân trong những ngày qua. Đặc biệt, đơn vị chạy thận nhân tạo vẫn duy trì ngày 2- 3 ca cho gần 20 chục bệnh nhân trên địa bàn. Đối với bệnh nhân ở vùng ngập lụt người nhà không tiếp tế được, nhà ăn bệnh viện phục vụ ăn uống cho cả bệnh nhân và người nhà ở lại.
Tại bệnh viện Đa khoa Cẩm Xuyên, mặc dù cả bệnh viện ngập sâu, nhưng tất cả vẫn sẵn sàng cho công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân nặng. Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hồng Lĩnh – khoa Sản, Bệnh viện Cẩm Xuyên cho biết: trong hơn 1 ngày, khoa đã tiếp nhận và thực hiện thành công 18 ca mổ và đẻ. Tất cả được chăm sóc đảm bảo, chu đáo.
“Tình hình mưa lụt vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, hiện tại các cơ sở y tế cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở bị cô lập, ngập lụt do mưa lũ. Tuy nhiên, do chủ động chuẩn bị tốt các phương án theo phương châm 4 tại chỗ nên các cơ sở vẫn đảm bảo tốt công tác khám, điều trị, cấp cứu cho người bệnh. Ngành Y tế nỗ lực, quyết tâm không để người bệnh phải thiếu thuốc hay thiếu ăn trong quá trình điều trị tại cơ sở y tế”, Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu cho biết.
Để thực hiện việc hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới trong điều kiện bị cô lập do mưa lũ, Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu đã giao cho bệnh viện Đa khoa tỉnh thông báo rộng rãi số điện thoại của các đồng chí Phó giám đốc phụ trách chuyên môn nhằm kịp thời hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới khi cần. Đồng thời ngay trong chiều qua (19/10/2020) lãnh đạo Sở Y tế đã trực tiếp đi thị sát tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên và một số trạm y tế xã bị ngập lụt. Động viên cán bộ, nhân viên và hỗ trợ một số nhu yếu phẩm cho bệnh viện Cẩm Xuyên./.