Cẩn trọng trong đánh giá trước mổ và chỉ định phẫu thuật
Tháng 5/2016, ông L. có dấu hiệu nuốt nghẹn, gầy sút cân nên đi khám. Tại Bệnh viện K, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư thực quản 1/3 giữa giai đoạn T3N1M0, kết quả giải phẫu bệnh: ung thư biểu mô vảy. Ông L.được điều trị hóa xạ đồng thời triệt căn, đánh giá bệnh đáp ứng hoàn toàn và duy trì tái khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần cho đến nay.
Trong lần khám định kỳ gần đây, sau khi siêu âm, chụp XQ, bệnh nhân phát hiện có tổn thương ở phổi. TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm, Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực cho biết đây là một trường hợp đặc biệt. “Đây là bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn III đã được điều trị ổn định bằng hóa xạ trị, 5 năm không có tổn thương tái phát. Đứng trước một trường hợp có tổn thương mới xuất hiện ở phổi, tư duy đầu tiên các bác sĩ nghĩ tới là tổn thương di căn từ thực quản. Tuy nhiên, qua đánh giá rất kỹ phim chụp với hình ảnh khối u đơn độc kích thước khoảng 4cm, bờ thùy múi kèm hạch nhỏ rốn phổi 15mm, chúng tôi nghĩ nhiều hơn tới một ung thư nguyên phát hơn là tổn thương di căn. Kết quả giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch qua sinh thiết là ung thư biểu mô tuyến của phổi, phù hợp với những dự đoán ban đầu của chúng tôi”.
“Việc lựa chọn chiến lược điều trị cũng phải cân nhắc rất kỹ. Giai đoạn bệnh được đánh giá cT2N1M0 do đó phẫu thuật vẫn là phương án tối ưu cho bệnh nhân, tùy thuộc vào giải phẫu bệnh sau mổ có thể kết hợp hóa trị, xạ trị bổ trợ. Nếu không phẫu thuật, có thể có lựa chọn hóa xạ đồng thời cho bệnh nhân, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra với giai đoạn này phẫu thuật vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn nếu thể trạng bệnh nhân cho phép.”. TS. BS Nguyễn Khắc Kiểm cho hay.
Các bác sĩ cũng nhận định trước những khó khăn trước mổ bởi với một bệnh nhân tuổi cao, kèm theo tiền sử xạ trị lồng ngực do điều trị ung thư thực quản trước đó, có thể dẫn đến phổi xơ dính, gây khó khăn cho việc phẫu tích cắt thùy phổi và vét hạch trung thất, có nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác trong và sau mổ, nên các bác sĩ đã hội chẩn rất kỹ càng, vạch rõ những thách thức phải đối mặt và cả những phương án giải quyết.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục và ngoại trú sau 12 ngày.
Nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình mong muốn được phẫu thuật điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, sau khi đánh giá và có đầy đủ kết quả xét ngiệm máu, chụp MRI sọ não, xạ hình xương, đo chức năng hô hấp, khám chuyên khoa tim mạch ….., các bác sĩ đánh giá có thể tiến hành cuộc phẫu thuật.
Cuối tháng 9/2021, ekip phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa ngoại lồng ngực: TS.BS.Nguyễn Văn Lợi, Phó trưởng khoa; ThS.BS. Phạm Thành Trung và BSNT Phạm Thế Dương cùng Trưởng kíp gây mê là TS.BS Trần Đức Thọ đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Sau 4 giờ phẫu thuật căng thẳng, bệnh nhân L. đã được cắt thùy phổi kèm vét hạch thành công. Bệnh nhân hậu phẫu ổn định, không có viêm phổi, rút dẫn lưu màng phổi ngày thứ 4 sau mổ và bệnh nhân có thể tập đi lại ngay sau khi rút dẫn lưu. Ngày thứ 12, bệnh nhân được ngoại trú chờ chuyển khoa xét điều trị hóa chất bổ trợ tiếp.
Cô Lê T.H., vợ của bệnh nhân cho biết: “Chồng tôi bị ung thư thực quản từ 2016, nuốt nghẹn không ăn được phải mở thông dạ dày nuôi dưỡng, thời gian đó gia đình tôi rất lo lắng và tuyệt vọng nhưng vẫn quyết tâm điều trị. Gia đình tôi rất vui mừng là sau hóa xạ trị khối u tiêu biến hết, tái khám định kỳ 5 năm nay không phát hiện tái phát. Đợt này mới phát hiện ung thư phổi, các bác sĩ đã thăm khám và giải thích rất kĩ về tình trạng bệnh cho gia đình. Mặc dù lo lắng nhưng chúng tôi luôn tin tưởng đội ngũ bác sĩ bệnh viện K, nhờ các bác sĩ mà chồng tôi đã chiến thắng ung thư thực quản trong 5 năm qua, và bây giờ ngay cả khi có thêm cả ung thư phổi nhưng gia đình tôi vẫn giữ niềm lạc quan là các bác sĩ sẽ chữa khỏi bệnh cho chồng tôi. Gia đình tôi rất cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn bệnh viện K”.
Qua trường hợp của bệnh nhân L., có thể thấy với người bệnh ung thư, việc theo dõi và tái khám định kỳ là vô cùng quan trọng. Theo dõi định kỳ sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm các tổn thương tái phát hoặc phát hiện tiếp, hiệu quả điều trị sẽ khả quan hơn rất nhiều. Vì vậy người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sỹ để khám, theo dõi sức khỏe, điều trị kịp thời, hiệu quả./.
Cẩn trọng trong đánh giá trước mổ và chỉ định phẫu thuật
Tháng 5/2016, ông L. có dấu hiệu nuốt nghẹn, gầy sút cân nên đi khám. Tại Bệnh viện K, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư thực quản 1/3 giữa giai đoạn T3N1M0, kết quả giải phẫu bệnh: ung thư biểu mô vảy. Ông L.được điều trị hóa xạ đồng thời triệt căn, đánh giá bệnh đáp ứng hoàn toàn và duy trì tái khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần cho đến nay.
Trong lần khám định kỳ gần đây, sau khi siêu âm, chụp XQ, bệnh nhân phát hiện có tổn thương ở phổi. TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm, Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực cho biết đây là một trường hợp đặc biệt. “Đây là bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn III đã được điều trị ổn định bằng hóa xạ trị, 5 năm không có tổn thương tái phát. Đứng trước một trường hợp có tổn thương mới xuất hiện ở phổi, tư duy đầu tiên các bác sĩ nghĩ tới là tổn thương di căn từ thực quản. Tuy nhiên, qua đánh giá rất kỹ phim chụp với hình ảnh khối u đơn độc kích thước khoảng 4cm, bờ thùy múi kèm hạch nhỏ rốn phổi 15mm, chúng tôi nghĩ nhiều hơn tới một ung thư nguyên phát hơn là tổn thương di căn. Kết quả giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch qua sinh thiết là ung thư biểu mô tuyến của phổi, phù hợp với những dự đoán ban đầu của chúng tôi”.
“Việc lựa chọn chiến lược điều trị cũng phải cân nhắc rất kỹ. Giai đoạn bệnh được đánh giá cT2N1M0 do đó phẫu thuật vẫn là phương án tối ưu cho bệnh nhân, tùy thuộc vào giải phẫu bệnh sau mổ có thể kết hợp hóa trị, xạ trị bổ trợ. Nếu không phẫu thuật, có thể có lựa chọn hóa xạ đồng thời cho bệnh nhân, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra với giai đoạn này phẫu thuật vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn nếu thể trạng bệnh nhân cho phép.”. TS. BS Nguyễn Khắc Kiểm cho hay.
Các bác sĩ cũng nhận định trước những khó khăn trước mổ bởi với một bệnh nhân tuổi cao, kèm theo tiền sử xạ trị lồng ngực do điều trị ung thư thực quản trước đó, có thể dẫn đến phổi xơ dính, gây khó khăn cho việc phẫu tích cắt thùy phổi và vét hạch trung thất, có nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác trong và sau mổ, nên các bác sĩ đã hội chẩn rất kỹ càng, vạch rõ những thách thức phải đối mặt và cả những phương án giải quyết.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục và ngoại trú sau 12 ngày.
Nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình mong muốn được phẫu thuật điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, sau khi đánh giá và có đầy đủ kết quả xét ngiệm máu, chụp MRI sọ não, xạ hình xương, đo chức năng hô hấp, khám chuyên khoa tim mạch ….., các bác sĩ đánh giá có thể tiến hành cuộc phẫu thuật.
Cuối tháng 9/2021, ekip phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa ngoại lồng ngực: TS.BS.Nguyễn Văn Lợi, Phó trưởng khoa; ThS.BS. Phạm Thành Trung và BSNT Phạm Thế Dương cùng Trưởng kíp gây mê là TS.BS Trần Đức Thọ đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Sau 4 giờ phẫu thuật căng thẳng, bệnh nhân L. đã được cắt thùy phổi kèm vét hạch thành công. Bệnh nhân hậu phẫu ổn định, không có viêm phổi, rút dẫn lưu màng phổi ngày thứ 4 sau mổ và bệnh nhân có thể tập đi lại ngay sau khi rút dẫn lưu. Ngày thứ 12, bệnh nhân được ngoại trú chờ chuyển khoa xét điều trị hóa chất bổ trợ tiếp.
Cô Lê T.H., vợ của bệnh nhân cho biết: “Chồng tôi bị ung thư thực quản từ 2016, nuốt nghẹn không ăn được phải mở thông dạ dày nuôi dưỡng, thời gian đó gia đình tôi rất lo lắng và tuyệt vọng nhưng vẫn quyết tâm điều trị. Gia đình tôi rất vui mừng là sau hóa xạ trị khối u tiêu biến hết, tái khám định kỳ 5 năm nay không phát hiện tái phát. Đợt này mới phát hiện ung thư phổi, các bác sĩ đã thăm khám và giải thích rất kĩ về tình trạng bệnh cho gia đình. Mặc dù lo lắng nhưng chúng tôi luôn tin tưởng đội ngũ bác sĩ bệnh viện K, nhờ các bác sĩ mà chồng tôi đã chiến thắng ung thư thực quản trong 5 năm qua, và bây giờ ngay cả khi có thêm cả ung thư phổi nhưng gia đình tôi vẫn giữ niềm lạc quan là các bác sĩ sẽ chữa khỏi bệnh cho chồng tôi. Gia đình tôi rất cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn bệnh viện K”.
Qua trường hợp của bệnh nhân L., có thể thấy với người bệnh ung thư, việc theo dõi và tái khám định kỳ là vô cùng quan trọng. Theo dõi định kỳ sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm các tổn thương tái phát hoặc phát hiện tiếp, hiệu quả điều trị sẽ khả quan hơn rất nhiều. Vì vậy người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sỹ để khám, theo dõi sức khỏe, điều trị kịp thời, hiệu quả./.