So với tuần trước, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hải Phòng có dấu hiệu giảm song vẫn ở mức cao; phần lớn người dân còn chủ quan với dịch bệnh này. Nếu không có các biện pháp phòng bệnh thì tình hình dịch bệnh rất khó kiểm soát.
Sở Y tế Hải Phòng vừa cho biết, so với tuần trước (cuối tháng 10/2022), hiện số mắc mới sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có chút giảm song vẫn ở mức cao; đăc biệt địa bàn quận Lê Chân và Ngô Quyền số mắc gần như không thay đổi so với tuần trước. Tính đến hiện tại đã có 14/15 quận, huyện ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết, không trường hợp nào tử vong.
Tại TTYT Lê Chân, trung bình 10 người tới khám có 9 người mắc sốt xuất huyết
Cũng theo Sở Y tế Hải Phòng, thời gian tới, dịch sốt xuất huyết ở Hải Phòng sẽ diễn biến phức tạp hơn, số ca mắc vẫn tiếp tục ở mức cao do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh dịch sốt xuất huyết phát triển. Nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch một cách quyết liệt tại các quận nội thành, nơi tập trung đông dân cư thì tình hình dịch sẽ rất khó kiểm soát và bùng phát đỉnh dịch mới trong tháng 11.
Ghi nhân của phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống tại TTYT quận Lê Chân chiều ngày 9/11 cho thấy, trung bình cứ 10 người tới khám thì có tới 9 người mang triệu chứng mắc sốt xuất huyết, chủ yếu là trẻ em.
Theo đánh giá của một số bác sỹ TTYT Lê Chân, phần lớn người dân còn khá chủ quan với dịch bệnh này. Thời gian đầy đây, lượng bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết rất lớn. Hầu hết những bệnh nhân vào khám khi bắt đầu sốt cao hoặc sốt cao không dứt.
Tại BVĐK Ngô Quyền, trong tuần đầu tháng 11/2022, số bệnh nhân nhập viện điều trị có dấu hiệu tăng vọt so với 3 tuần trước. Hiện, có Khoa của bệnh viện có tới 20 bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với 2-3 tuần trước. Hầu hết bệnh nhân vào viện điều trị đều ở thể bệnh nhẹ hoặc trung bình, có vài ca nặng đã được bệnh viện chuyển tuyến thành phố.
Theo báo cáo của TTYT Ngô Quyền, tính từ đầu năm tới ngày 7/11/2022 là 701 ca, trong đó giai đoạn từ 01/9/2022 đến 07/11/2022 là 630 ca mắc sốt xuất huyết. Nguyên nhân được cho rằng quanh khu dân cư còn tồn tại nhiều bãi rác thải tự phát, khu bể nước tầng mái tập thể thuộc diện giải tỏa không có nắp đậy, không có đường thoát nước dẫn tới nước đọng và ghi nhận rất nhiều lăng quăng bọ gậy sinh sôi phát triển tại các nơi đó.
Trước tình hình sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, ngành Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của muỗi.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
So với tuần trước, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hải Phòng có dấu hiệu giảm song vẫn ở mức cao; phần lớn người dân còn chủ quan với dịch bệnh này. Nếu không có các biện pháp phòng bệnh thì tình hình dịch bệnh rất khó kiểm soát.
Sở Y tế Hải Phòng vừa cho biết, so với tuần trước (cuối tháng 10/2022), hiện số mắc mới sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có chút giảm song vẫn ở mức cao; đăc biệt địa bàn quận Lê Chân và Ngô Quyền số mắc gần như không thay đổi so với tuần trước. Tính đến hiện tại đã có 14/15 quận, huyện ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết, không trường hợp nào tử vong.
Tại TTYT Lê Chân, trung bình 10 người tới khám có 9 người mắc sốt xuất huyết
Cũng theo Sở Y tế Hải Phòng, thời gian tới, dịch sốt xuất huyết ở Hải Phòng sẽ diễn biến phức tạp hơn, số ca mắc vẫn tiếp tục ở mức cao do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh dịch sốt xuất huyết phát triển. Nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch một cách quyết liệt tại các quận nội thành, nơi tập trung đông dân cư thì tình hình dịch sẽ rất khó kiểm soát và bùng phát đỉnh dịch mới trong tháng 11.
Ghi nhân của phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống tại TTYT quận Lê Chân chiều ngày 9/11 cho thấy, trung bình cứ 10 người tới khám thì có tới 9 người mang triệu chứng mắc sốt xuất huyết, chủ yếu là trẻ em.
Theo đánh giá của một số bác sỹ TTYT Lê Chân, phần lớn người dân còn khá chủ quan với dịch bệnh này. Thời gian đầy đây, lượng bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết rất lớn. Hầu hết những bệnh nhân vào khám khi bắt đầu sốt cao hoặc sốt cao không dứt.
Tại BVĐK Ngô Quyền, trong tuần đầu tháng 11/2022, số bệnh nhân nhập viện điều trị có dấu hiệu tăng vọt so với 3 tuần trước. Hiện, có Khoa của bệnh viện có tới 20 bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với 2-3 tuần trước. Hầu hết bệnh nhân vào viện điều trị đều ở thể bệnh nhẹ hoặc trung bình, có vài ca nặng đã được bệnh viện chuyển tuyến thành phố.
Theo báo cáo của TTYT Ngô Quyền, tính từ đầu năm tới ngày 7/11/2022 là 701 ca, trong đó giai đoạn từ 01/9/2022 đến 07/11/2022 là 630 ca mắc sốt xuất huyết. Nguyên nhân được cho rằng quanh khu dân cư còn tồn tại nhiều bãi rác thải tự phát, khu bể nước tầng mái tập thể thuộc diện giải tỏa không có nắp đậy, không có đường thoát nước dẫn tới nước đọng và ghi nhận rất nhiều lăng quăng bọ gậy sinh sôi phát triển tại các nơi đó.
Trước tình hình sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, ngành Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của muỗi.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn