HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Hạnh phúc lớn nhất là thấy người bệnh khỏe hơn qua từng ngày

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

Hơn 18 năm làm hộ lý tại Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), đối với chị Nguyễn Thị Hạnh, niềm hạnh phúc lớn nhất là được thấy người bệnh khỏe hơn qua từng ngày.

Đầu năm 2002, chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1973) vào làm hộ lý tại Khoa Nhi – Hồi sức cấp cứu (hiện nay là Khoa hồi sức tích cực – Gây mê) Bệnh viện Đa khoa thị xã Hồng Lĩnh, nay là Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh.

Chị Hạnh vẫn nhớ như in, ngày làm việc đầu tiên, đang ăn cơm tối thì nghe tin có bệnh nhân vừa mất. Vội có mặt ngay để làm nhiệm vụ, sau khi lau người, thay quần áo cho bệnh nhân vừa mất, chị vận chuyển thi hài bệnh nhân ra ngoài cho thân nhân.

 “Lúc đó khi làm xong nhiệm vụ đã hơn 21 giờ nên tôi không dám về nhà một mình mà phải gọi người nhà lên đưa về. Suốt cả đêm hôm đó, tôi trằn trọc không ngủ được, cảm giác sợ hãi vẫn đeo bám tôi suốt một thời gian sau. Nhưng lâu dần làm nhiều rồi thành quen và mất luôn cảm giác sợ” – chị Hạnh chia sẻ.

Mỗi ngày, chị Hạnh đều đến Trung tâm Y tế trước giờ làm việc khoảng 1 tiếng đồng hồ để thực hiện các việc không tên như: vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa.

Trong giờ hành chính, chị lại phụ các y tá chăm sóc người bệnh, từ hỗ trợ thực hiện vệ sinh thân thể, vận chuyển người bệnh và phương tiện, thiết bị phục vụ người bệnh, đổi đồ vải của người bệnh, cọ rửa, tiệt khuẩn phòng bệnh.

Bận rộn với rất nhiều việc, thế nhưng khi thấy những bệnh nhân già cả, neo đơn không có người nhà đến điều trị, chị Hạnh đều hết lòng chăm sóc cho họ. Đặc biệt, hàng chục bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, éo le đã được chị Hạnh kêu gọi từ các nhà hảo tâm hỗ trợ các bữa ăn hàng ngày.

Hoàn cảnh neo đơn, mỗi năm phải vào viện điều trị 5- 6 lần, ông Phạm Ngọc Hoàng (81 tuổi, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ) đã được chị Hạnh chăm sóc tận tình như người nhà, ruột thịt.

“Ngày nào cũng như ngày nào, cô Hạnh đều đến từ sớm lau chùi, dọn dẹp buồng bệnh sạch sẽ và giúp đỡ rất nhiều bệnh nhân. Cô đều mang cơm cháo vào cho tôi ăn và chăm sóc tận tình, tôi biết ơn cô ấy nhiều lắm” – ông Hoàng bộc bạch.

Chia sẻ về công việc của mình, hộ lý Nguyễn Thị Hạnh khẳng định: “Đối với bất kỳ gia đình nào việc phải vào bệnh viện điều trị là hết sức vất vả, người già neo đơn, người nghèo lại càng khó khăn hơn bội phần.

Vì vậy, nếu mình chia sẻ, hỗ trợ được cái gì, dù là nhỏ nhất cũng động viên, khích lệ họ rất lớn để chiến thắng bệnh tật. Niềm hạnh phúc lớn nhất của các nhân viên y tế như chúng tôi là được thấy người bệnh khỏe hơn qua từng ngày”.

Với sự nỗ lực và tận tâm trong công việc, chị Hạnh được các đồng nghiệp khâm phục, yêu mến, được Sở Y tế và Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh tặng nhiều danh hiệu thi đua. Chị vừa vinh dự được nhận danh hiệu điển hình tiên tiến ngành Y tế Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2020

Bác sỹ Nguyễn Sỹ Vương – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Gây mê, Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh cho biết: Khoa Hồi sức tích cực – Gây mê có đặc thù là bệnh nhân nặng, già, đông, vì thế, công việc của người hộ lý càng thêm vất vả, nhưng trong ngần ấy năm gắn bó với công việc, chị Hạnh chưa bao giờ kêu ca, phàn nàn. Chị đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng bệnh nhân, là tấm gương cho đồng nghiệp, góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của Trung tâm Y tế thị xã”./.

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

Hơn 18 năm làm hộ lý tại Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), đối với chị Nguyễn Thị Hạnh, niềm hạnh phúc lớn nhất là được thấy người bệnh khỏe hơn qua từng ngày.

Đầu năm 2002, chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1973) vào làm hộ lý tại Khoa Nhi – Hồi sức cấp cứu (hiện nay là Khoa hồi sức tích cực – Gây mê) Bệnh viện Đa khoa thị xã Hồng Lĩnh, nay là Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh.

Chị Hạnh vẫn nhớ như in, ngày làm việc đầu tiên, đang ăn cơm tối thì nghe tin có bệnh nhân vừa mất. Vội có mặt ngay để làm nhiệm vụ, sau khi lau người, thay quần áo cho bệnh nhân vừa mất, chị vận chuyển thi hài bệnh nhân ra ngoài cho thân nhân.

 “Lúc đó khi làm xong nhiệm vụ đã hơn 21 giờ nên tôi không dám về nhà một mình mà phải gọi người nhà lên đưa về. Suốt cả đêm hôm đó, tôi trằn trọc không ngủ được, cảm giác sợ hãi vẫn đeo bám tôi suốt một thời gian sau. Nhưng lâu dần làm nhiều rồi thành quen và mất luôn cảm giác sợ” – chị Hạnh chia sẻ.

Mỗi ngày, chị Hạnh đều đến Trung tâm Y tế trước giờ làm việc khoảng 1 tiếng đồng hồ để thực hiện các việc không tên như: vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa.

Trong giờ hành chính, chị lại phụ các y tá chăm sóc người bệnh, từ hỗ trợ thực hiện vệ sinh thân thể, vận chuyển người bệnh và phương tiện, thiết bị phục vụ người bệnh, đổi đồ vải của người bệnh, cọ rửa, tiệt khuẩn phòng bệnh.

Bận rộn với rất nhiều việc, thế nhưng khi thấy những bệnh nhân già cả, neo đơn không có người nhà đến điều trị, chị Hạnh đều hết lòng chăm sóc cho họ. Đặc biệt, hàng chục bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, éo le đã được chị Hạnh kêu gọi từ các nhà hảo tâm hỗ trợ các bữa ăn hàng ngày.

Hoàn cảnh neo đơn, mỗi năm phải vào viện điều trị 5- 6 lần, ông Phạm Ngọc Hoàng (81 tuổi, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ) đã được chị Hạnh chăm sóc tận tình như người nhà, ruột thịt.

“Ngày nào cũng như ngày nào, cô Hạnh đều đến từ sớm lau chùi, dọn dẹp buồng bệnh sạch sẽ và giúp đỡ rất nhiều bệnh nhân. Cô đều mang cơm cháo vào cho tôi ăn và chăm sóc tận tình, tôi biết ơn cô ấy nhiều lắm” – ông Hoàng bộc bạch.

Chia sẻ về công việc của mình, hộ lý Nguyễn Thị Hạnh khẳng định: “Đối với bất kỳ gia đình nào việc phải vào bệnh viện điều trị là hết sức vất vả, người già neo đơn, người nghèo lại càng khó khăn hơn bội phần.

Vì vậy, nếu mình chia sẻ, hỗ trợ được cái gì, dù là nhỏ nhất cũng động viên, khích lệ họ rất lớn để chiến thắng bệnh tật. Niềm hạnh phúc lớn nhất của các nhân viên y tế như chúng tôi là được thấy người bệnh khỏe hơn qua từng ngày”.

Với sự nỗ lực và tận tâm trong công việc, chị Hạnh được các đồng nghiệp khâm phục, yêu mến, được Sở Y tế và Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh tặng nhiều danh hiệu thi đua. Chị vừa vinh dự được nhận danh hiệu điển hình tiên tiến ngành Y tế Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2020

Bác sỹ Nguyễn Sỹ Vương – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Gây mê, Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh cho biết: Khoa Hồi sức tích cực – Gây mê có đặc thù là bệnh nhân nặng, già, đông, vì thế, công việc của người hộ lý càng thêm vất vả, nhưng trong ngần ấy năm gắn bó với công việc, chị Hạnh chưa bao giờ kêu ca, phàn nàn. Chị đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng bệnh nhân, là tấm gương cho đồng nghiệp, góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của Trung tâm Y tế thị xã”./.

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Mùa cao điểm sốt xuất huyết, người dân Hà Tĩnh cần chủ động bảo vệ mình

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Hà Nội có 485 ca cộng đồng, 4 quận ‘nóng’ nhất vẫn chiếm tỷ lệ mắc cao

Hà Nội có 485 ca cộng đồng, 4 quận ‘nóng’ nhất vẫn chiếm tỷ lệ mắc cao

Ngành Y tế Nghệ An tổ chức Hội thi tuyên truyền về thực hiện quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ cơ sở và 12 điều y đức năm 2013

“2 mũi giáp công” phòng chống COVID-19 ở cửa ngõ phía Nam thủ đô

“2 mũi giáp công” phòng chống COVID-19 ở cửa ngõ phía Nam thủ đô

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?