Lào Cai – địa phương bị thiệt hại về người nhiều nhất. Vào lúc chiều tối qua (19/7), một luồng sét đã bất ngờ đánh trúng vị trí gốc cây có 6 người trú mưa làm 3 người thiệt mạng, 3 người còn lại bị thương. Cả 6 người đều trú tại thôn Bản Bon, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên. Trong số 3 người thiệt mạng có hai anh em ruột là Trương Văn Mong và Trương Văn Dậu. Ngay khi sự cố xảy ra, huyện Bảo Yên đã hỗ trợ ban đầu cho mỗi gia đình người chết 2 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng. Trước tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp, trong ngày 20/7, trao đổi qua điện thoại với PV báo SK&ĐS, BS. Nông Tiến Cương – Giám đốc Sở Y tế Lào Cai cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng chống bão Thần Sấm – cơn – lãnh đạo Sở Y tế đã chỉ đạo các trung tâm y tế và bệnh viện các huyện chủ động phương châm 4 tại chỗ. Trước tình hình mưa lớn gây sạt lở đất có thể gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày tại các tỉnh, lộ trong tỉnh, BS. Cương cho biết, các cơ sở y tế trong tỉnh đều có dự trữ đủ thuốc và vật tư y tế trong nhiều ngày đủ sức sơ cứu ban đầu cho các bệnh nhân. Gặp những ca bệnh khó, lực lượng chi viện của tuyến tỉnh sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu cần chi viện.
Tại tỉnh Sơn La, mưa lũ cũng đã làm 1 người chết là bà Bạc Thị Mậu, sinh năm 1954, thường trú tại Bản Hòn, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu đến 10h trưa 20/7 vẫn chưa tìm thấy xác. Mưa lũ cũng cuốn trôi và gây ngập úng nhiều tài sản, hoa màu của nhân dân. Tại các bản Săm Kha, Nà Mường, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu có 4 con gia súc bị lũ cuốn trôi. Tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái cũng đều có mưa trên diện rộng. Tại bản Dao Chản, xã biên giới Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra vụ sạt lở đất, đá, gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng của 4 hộ dân. Trước mắt, chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng để ổn định cuộc sống nơi ở tạm.
Tại tỉnh Lạng Sơn, đến sáng 20/7, lũ trên sông Kỳ Cùng đã vượt mức báo động 3. Mưa lớn và tình trạng ngập lụt diễn ra trên diện rộng đã khiến cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đã có 3 người thiệt mạng, hàng chục căn nhà bị tốc mái, hàng nghìn m3 đất đá sạt lở tại Quốc lộ 1B và 4B. Tuyến giao cắt Quốc lộ 1B với đường 279 từ huyện Na Rì – Bắc Cạn sang Lạng Sơn bị ách tắc vì mưa lớn.
Tỉnh Lạng Sơn đã huy động hơn 10.000 người cùng phương tiện ứng phó với ngập lụt và sạt lở đất tại các vùng sung yếu, tập trung chủ yếu ở khu vực ven sông Kỳ Cùng để hỗ trợ, đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho người dân ở khu vực này.
Tại tỉnh Quảng Ninh, BS. Nguyễn Tiến Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, lãnh đạo ngành y tế đã tỏa xuống các địa bàn có nguy cơ mưa làm lũ các sông dâng cao và địa hình dễ bị chia cắt. Đồng thời, đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai hướng dẫn phòng chống ô nhiễm môi trường; phòng chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do bão và lũ lụt gây ra.
Nhóm CTV
Lào Cai – địa phương bị thiệt hại về người nhiều nhất. Vào lúc chiều tối qua (19/7), một luồng sét đã bất ngờ đánh trúng vị trí gốc cây có 6 người trú mưa làm 3 người thiệt mạng, 3 người còn lại bị thương. Cả 6 người đều trú tại thôn Bản Bon, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên. Trong số 3 người thiệt mạng có hai anh em ruột là Trương Văn Mong và Trương Văn Dậu. Ngay khi sự cố xảy ra, huyện Bảo Yên đã hỗ trợ ban đầu cho mỗi gia đình người chết 2 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng. Trước tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp, trong ngày 20/7, trao đổi qua điện thoại với PV báo SK&ĐS, BS. Nông Tiến Cương – Giám đốc Sở Y tế Lào Cai cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng chống bão Thần Sấm – cơn – lãnh đạo Sở Y tế đã chỉ đạo các trung tâm y tế và bệnh viện các huyện chủ động phương châm 4 tại chỗ. Trước tình hình mưa lớn gây sạt lở đất có thể gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày tại các tỉnh, lộ trong tỉnh, BS. Cương cho biết, các cơ sở y tế trong tỉnh đều có dự trữ đủ thuốc và vật tư y tế trong nhiều ngày đủ sức sơ cứu ban đầu cho các bệnh nhân. Gặp những ca bệnh khó, lực lượng chi viện của tuyến tỉnh sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu cần chi viện.
Tại tỉnh Sơn La, mưa lũ cũng đã làm 1 người chết là bà Bạc Thị Mậu, sinh năm 1954, thường trú tại Bản Hòn, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu đến 10h trưa 20/7 vẫn chưa tìm thấy xác. Mưa lũ cũng cuốn trôi và gây ngập úng nhiều tài sản, hoa màu của nhân dân. Tại các bản Săm Kha, Nà Mường, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu có 4 con gia súc bị lũ cuốn trôi. Tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái cũng đều có mưa trên diện rộng. Tại bản Dao Chản, xã biên giới Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra vụ sạt lở đất, đá, gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng của 4 hộ dân. Trước mắt, chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng để ổn định cuộc sống nơi ở tạm.
Tại tỉnh Lạng Sơn, đến sáng 20/7, lũ trên sông Kỳ Cùng đã vượt mức báo động 3. Mưa lớn và tình trạng ngập lụt diễn ra trên diện rộng đã khiến cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đã có 3 người thiệt mạng, hàng chục căn nhà bị tốc mái, hàng nghìn m3 đất đá sạt lở tại Quốc lộ 1B và 4B. Tuyến giao cắt Quốc lộ 1B với đường 279 từ huyện Na Rì – Bắc Cạn sang Lạng Sơn bị ách tắc vì mưa lớn.
Tỉnh Lạng Sơn đã huy động hơn 10.000 người cùng phương tiện ứng phó với ngập lụt và sạt lở đất tại các vùng sung yếu, tập trung chủ yếu ở khu vực ven sông Kỳ Cùng để hỗ trợ, đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho người dân ở khu vực này.
Tại tỉnh Quảng Ninh, BS. Nguyễn Tiến Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, lãnh đạo ngành y tế đã tỏa xuống các địa bàn có nguy cơ mưa làm lũ các sông dâng cao và địa hình dễ bị chia cắt. Đồng thời, đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai hướng dẫn phòng chống ô nhiễm môi trường; phòng chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do bão và lũ lụt gây ra.
Nhóm CTV