Ngày 10/12/2021 tại Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban ngành Răng Hàm Mặt và Tổng kết nha khoa học đường toàn quốc năm 2021. Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê dự và phát biểu tại hội nghị.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Sở Y tế, lãnh đạo các Cơ sở đào tạo, các Trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, trưởng khoa Răng Hàm Mặt đầu ngành trên toàn quốc…
PGS.TS.Trần Cao Bính, Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt (RHM) Trung ương Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.Trần Cao Bính, Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt (RHM) Trung ương Hà Nội nhấn mạnh: đại dịch COVID 19 đang diễn ra hết sức phức tạp trên thế giới và khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nhưng trong “nguy” có “cơ”. Ngành RHM có những thành tích đáng được ghi nhận của ngành RHM đặt được những kết quả sau:
Thứ nhất: Thực hiện được mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID- 19 vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ. Điển hình và ghi dấu ấn lịch sử trong ngành RHM, lần đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt 01 Đề án; 670 Quy trình kỹ thuật trong RHM. Đặc biệt, các đoàn công tác của 2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID- 19 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đều được nhận Bằng khen của Bộ Y tế và địa phương. Giám đốc 02 hai bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Tại QĐ số 5628/QĐ-BYT ngày 09/12/2021 của Bộ trưởng Bô trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”. Đây là cơ sở pháp lý, chỉ đạo theo Nghị quyết của TW Đảng Khóa XII, Khoá XIII để triển khai và khắc phục những tồn tại hàng chục năm trước đây của ngành RHM với chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong việc bảo vệ, chăm sóc và điều trị RHM của nhân dân.
Thứ hai: Ngành RHM lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người bệnh và nhân viên cùng sự phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu, tăng cường chất lượng Bệnh viện làm động lực để phát triển. Cụ thể, có nhiều kỹ thuật đã ngang bằng với khu vực và tiện cận với thế giới như: Vi phẫu thuật những bệnh nhân tuổi cao trên 80 tuổi, ung thư giai đoạn 4, bệnh lý nền, tổn thương khối u lớn, nạo vét hạch nhóm 4, nhóm 5 có sử dụng nhiều vạt da cơ xương; Phẫu thuật chỉnh hình xương khớp cắn loại II, Loại III; Sử dụng hỗn hợp khí N20 và Ô xy trong điều trị RHM đặc biệt là bệnh lý răng miệng ở trẻ em; Điều trị răng miệng trẻ em có gây mê với nhiều trường hợp bệnh lý hiểm nghèo như bệnh lý tim mạch, bại não, tự kỷ với mục tiêu an toàn, hiệu quả tối đa, thời gian gây mê và hậu phẫu tối thiểu; Phẫu thuật và điều trị tái sinh mô bằng các vật liệu thay thế trong Nội nha và Nha chu; Cấy ghép Implant mất răng toàn hàm trên người bệnh bệnh lý nền; Phục hình thẩm mỹ..
Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chức năng nhiệm vụ như Bệnh án điện tử, khám chữa bệnh từ xa, Hợp tác quốc tế và đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật cho tuyến dưới. Bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội là bệnh viện đầu tiên trực thuộc Bộ Y tế triển khai Bệnh án điện từ từ 20/10/2021…
Đoàn chủ tọa hội nghị
Về Chương trình Nha khoa học đường năm 2021, ngành RHM liên tục tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác Nha khoa học đường và y tế trường tại các tỉnh đồng thời hỗ trợ địa phương mở các lớp tập huấn về Nha khoa học đường; Khám và dự phòng sâu răng cho học sinh tại các trường học; tuyên truyền vệ sinh răng miệng cho trẻ em và cộng đồng; Hỗ trợ địa phương tổ chức 04 mô hình truyền thông Nha học đường tại một số tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn; Tham gia các hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng…
Nhấn mạnh phương hướng hoạt động năm 2022, PGS.TS.Trần Cao Bính cho biết: ngành RHM tiếp tục tăng cường thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, đánh giá hoạt động RHM tại tuyến tỉnh, tuyến huyện; Tích cực tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”; Chuyển giao gói kỹ thuật cho các bệnh viện đa khoa tỉnh; Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ RHM tuyến dưới; Tập huấn kiến thức RHM cơ bản và nghiệp vụ Nha học đường cho cán bộ y tế trưởng học; Triển khai mô hình truyền thông về Nha học đường tại các trường tiểu học; Khám và điều trị dự phòng cho học sinh tiểu học; Tăng cường truyền thông công tác giáo dục truyền thông sức khỏe răng miệng; Tích cực thực hiện các công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, thừa ủy quyền của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đánh giá cao tinh thần nỗ lực hỗ trợ phòng, chống dịch của ngành RHM góp phần chung cùng ngành Y tế đạt một số kết quả đáng kể trong công tác phòng, chống COVID-19.
Cục trưởng Lương Ngọc Khuê đề nghị ngành RHM tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Nha khoa học đường đồng thời triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”…
Các đại biểu tham dự Hội nghị giao ban ngành Răng Hàm Mặt và Tổng kết Nha khoa học đường toàn quốc năm 2021
Quang cảnh hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe tham luận một số nội dung như: Báo cáo kết quả hoạt động ngành RHM và Nha khoa học đường 31 tỉnh phía Bắc và 32 tỉnh phía Nam; Báo cáo Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và dự phòng bệnh RHM cộng đồng giai đoạn 2021-2030; Các nội dung “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”; công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở RHM; đánh giá thực trạng RHM…./.
Ngày 10/12/2021 tại Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban ngành Răng Hàm Mặt và Tổng kết nha khoa học đường toàn quốc năm 2021. Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê dự và phát biểu tại hội nghị.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Sở Y tế, lãnh đạo các Cơ sở đào tạo, các Trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, trưởng khoa Răng Hàm Mặt đầu ngành trên toàn quốc…
PGS.TS.Trần Cao Bính, Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt (RHM) Trung ương Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.Trần Cao Bính, Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt (RHM) Trung ương Hà Nội nhấn mạnh: đại dịch COVID 19 đang diễn ra hết sức phức tạp trên thế giới và khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nhưng trong “nguy” có “cơ”. Ngành RHM có những thành tích đáng được ghi nhận của ngành RHM đặt được những kết quả sau:
Thứ nhất: Thực hiện được mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID- 19 vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ. Điển hình và ghi dấu ấn lịch sử trong ngành RHM, lần đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt 01 Đề án; 670 Quy trình kỹ thuật trong RHM. Đặc biệt, các đoàn công tác của 2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID- 19 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đều được nhận Bằng khen của Bộ Y tế và địa phương. Giám đốc 02 hai bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Tại QĐ số 5628/QĐ-BYT ngày 09/12/2021 của Bộ trưởng Bô trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”. Đây là cơ sở pháp lý, chỉ đạo theo Nghị quyết của TW Đảng Khóa XII, Khoá XIII để triển khai và khắc phục những tồn tại hàng chục năm trước đây của ngành RHM với chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong việc bảo vệ, chăm sóc và điều trị RHM của nhân dân.
Thứ hai: Ngành RHM lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người bệnh và nhân viên cùng sự phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu, tăng cường chất lượng Bệnh viện làm động lực để phát triển. Cụ thể, có nhiều kỹ thuật đã ngang bằng với khu vực và tiện cận với thế giới như: Vi phẫu thuật những bệnh nhân tuổi cao trên 80 tuổi, ung thư giai đoạn 4, bệnh lý nền, tổn thương khối u lớn, nạo vét hạch nhóm 4, nhóm 5 có sử dụng nhiều vạt da cơ xương; Phẫu thuật chỉnh hình xương khớp cắn loại II, Loại III; Sử dụng hỗn hợp khí N20 và Ô xy trong điều trị RHM đặc biệt là bệnh lý răng miệng ở trẻ em; Điều trị răng miệng trẻ em có gây mê với nhiều trường hợp bệnh lý hiểm nghèo như bệnh lý tim mạch, bại não, tự kỷ với mục tiêu an toàn, hiệu quả tối đa, thời gian gây mê và hậu phẫu tối thiểu; Phẫu thuật và điều trị tái sinh mô bằng các vật liệu thay thế trong Nội nha và Nha chu; Cấy ghép Implant mất răng toàn hàm trên người bệnh bệnh lý nền; Phục hình thẩm mỹ..
Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chức năng nhiệm vụ như Bệnh án điện tử, khám chữa bệnh từ xa, Hợp tác quốc tế và đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật cho tuyến dưới. Bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội là bệnh viện đầu tiên trực thuộc Bộ Y tế triển khai Bệnh án điện từ từ 20/10/2021…
Đoàn chủ tọa hội nghị
Về Chương trình Nha khoa học đường năm 2021, ngành RHM liên tục tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác Nha khoa học đường và y tế trường tại các tỉnh đồng thời hỗ trợ địa phương mở các lớp tập huấn về Nha khoa học đường; Khám và dự phòng sâu răng cho học sinh tại các trường học; tuyên truyền vệ sinh răng miệng cho trẻ em và cộng đồng; Hỗ trợ địa phương tổ chức 04 mô hình truyền thông Nha học đường tại một số tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn; Tham gia các hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng…
Nhấn mạnh phương hướng hoạt động năm 2022, PGS.TS.Trần Cao Bính cho biết: ngành RHM tiếp tục tăng cường thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, đánh giá hoạt động RHM tại tuyến tỉnh, tuyến huyện; Tích cực tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”; Chuyển giao gói kỹ thuật cho các bệnh viện đa khoa tỉnh; Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ RHM tuyến dưới; Tập huấn kiến thức RHM cơ bản và nghiệp vụ Nha học đường cho cán bộ y tế trưởng học; Triển khai mô hình truyền thông về Nha học đường tại các trường tiểu học; Khám và điều trị dự phòng cho học sinh tiểu học; Tăng cường truyền thông công tác giáo dục truyền thông sức khỏe răng miệng; Tích cực thực hiện các công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, thừa ủy quyền của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đánh giá cao tinh thần nỗ lực hỗ trợ phòng, chống dịch của ngành RHM góp phần chung cùng ngành Y tế đạt một số kết quả đáng kể trong công tác phòng, chống COVID-19.
Cục trưởng Lương Ngọc Khuê đề nghị ngành RHM tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Nha khoa học đường đồng thời triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”…
Các đại biểu tham dự Hội nghị giao ban ngành Răng Hàm Mặt và Tổng kết Nha khoa học đường toàn quốc năm 2021
Quang cảnh hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe tham luận một số nội dung như: Báo cáo kết quả hoạt động ngành RHM và Nha khoa học đường 31 tỉnh phía Bắc và 32 tỉnh phía Nam; Báo cáo Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và dự phòng bệnh RHM cộng đồng giai đoạn 2021-2030; Các nội dung “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”; công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở RHM; đánh giá thực trạng RHM…./.