Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu khai mạc ở Rome, Italia dưới hình thức trực tuyến. Hội nghị có sự tham gia của nhà lãnh đạo các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, cũng như những người đứng đầu của 12 tổ chức quốc tế, khu vực và các tổ chức y tế trên thế giới.
Đây là hội nghị thượng đỉnh lớn đầu tiên tập trung vào việc giải quyết đại dịch và cách thức vượt qua cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra trên toàn cầu khiến hàng triệu người thiệt mạng.
Hội nghị đã ra Tuyên bố Rome với mong muốn có sự thay đổi cấu trúc các nguyên tắc chuẩn bị và ứng phó đại dịch hay các cuộc khủng hoảng y tế thông qua tăng cường hợp tác quốc tế phát triển từ những sáng kiến an ninh y tế, đơn cử như Sáng kiến ứng phó với đại dịch COVID-19 hiện nay.
Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu do Liên minh châu Âu và Italy (nước chủ tịch luân phiên G20) đồng chủ trì
Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới G20 cùng với các hãng dược đã đưa ra cam kết mở rộng nguồn cung để đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc xin COVID-19, giảm giá vắc xin cho các nước nghèo để chấm dứt đại dịch.
Một tín hiệu lạc quan nữa đến từ hội nghị y tế toàn cầu này là sẽ kêu gọi chuyển giao công nghệ để tăng sản xuất vắc xin, tuy nhiên các quốc gia tránh việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ hay bằng sáng chế cho các mũi tiêm.
Liên minh châu Âu hứa thiết lập các trung tâm sản xuất vắc xin ở châu Phi, nơi đang đối mặt với tình trạng khan hiếm vắc xin.
Đặc biệt, các hãng dược đã đưa ra cam kết sẽ bán vắc xin COVID-19 với giá chỉ bằng chi phí sản xuất cho các nước thu nhập thấp, và bán với giá lợi nhuận thấp cho các nước thu nhập trung bình.
Trong bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Italia Mario Draghi nói : “Khi chúng ta chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, ưu tiên của chúng ta phải là đảm bảo rằng tất cả sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch hiện tại. Chúng ta phải tiêm chủng cho thế giới, và làm điều đó thật nhanh chóng, ”.
Trong khi các chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra rầm rộ ở nhiều nước phát triển, làm số ca mắc mới giảm mạnh, rất ít mũi tiêm đến được các quốc gia kém phát triển hơn, nơi virus vẫn đang hoành hành, có nơi dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát.
Hội nghị có sự tham gia của nhiều lãnh đạo EU và thế giới
Ông Albert Bourla – Chủ tịch, Giám đốc điều hành hãng dược Pfizer khẳng định, Pfizer và BioNtech cam kết cung cấp 2 tỷ liều vắc xin COVID-19 cho các nước thu nhập trung bình và thấp trong 18 tháng tới.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành hãng dược Moderna- ông Stephane Bancel chia sẻ rằng, trong năm 2021, hãng này cam kết 95 triệu liều vắc xin cho các nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó có đóng góp cho chương trình COVAX.
Ông Paul Stoffels – Phó chủ tịch, Phụ trách chuyên môn, hãng Johnson & Johnson cho rằng, Johnson & Johnson đã đạt được thỏa thuận với Liên minh vắc xin (GAVI) với mục tiêu cung cấp tới 200 triệu liều vắc xin cho COVAX tới cuối năm nay. Và chúng tôi sẽ thảo luận sát với GAVI về khả năng cung cấp thêm 300 triệu liều trong năm 2022.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, tới cuối năm nay, các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ cung cấp 100 triệu liều vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo, chủ yếu thông qua chương trình COVAX.
Một quan chức EU nói với Reuters rằng, châu Âu sẽ thiết lập ít nhất ba trung tâm sản xuất ở châu Phi trong năm nay để thúc đẩy sản xuất vắc xin trong dài hạn.
Về phần mình, Người phát ngôn của chương trình COVAX cho hay, COVAX đã có đủ vắc xin cho 30% dân số của 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, tức khoảng 1,8 tỷ liều, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều.
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã công bố đề xuất trị giá 50 tỷ USD nhằm đảm bảo ít nhất 40% dân số toàn thế giới được tiêm vắc xin vào cuối năm nay, và ít nhất 60% còn lại được tiêm trong nửa đầu năm sau.
Các chuyên gia đang cảnh báo rằng, để virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành ở bất cứ đâu trên thế giới cũng đều có thể dẫn tới sự xuất hiện của những biến thể nguy hiểm./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu khai mạc ở Rome, Italia dưới hình thức trực tuyến. Hội nghị có sự tham gia của nhà lãnh đạo các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, cũng như những người đứng đầu của 12 tổ chức quốc tế, khu vực và các tổ chức y tế trên thế giới.
Đây là hội nghị thượng đỉnh lớn đầu tiên tập trung vào việc giải quyết đại dịch và cách thức vượt qua cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra trên toàn cầu khiến hàng triệu người thiệt mạng.
Hội nghị đã ra Tuyên bố Rome với mong muốn có sự thay đổi cấu trúc các nguyên tắc chuẩn bị và ứng phó đại dịch hay các cuộc khủng hoảng y tế thông qua tăng cường hợp tác quốc tế phát triển từ những sáng kiến an ninh y tế, đơn cử như Sáng kiến ứng phó với đại dịch COVID-19 hiện nay.
Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu do Liên minh châu Âu và Italy (nước chủ tịch luân phiên G20) đồng chủ trì
Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới G20 cùng với các hãng dược đã đưa ra cam kết mở rộng nguồn cung để đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc xin COVID-19, giảm giá vắc xin cho các nước nghèo để chấm dứt đại dịch.
Một tín hiệu lạc quan nữa đến từ hội nghị y tế toàn cầu này là sẽ kêu gọi chuyển giao công nghệ để tăng sản xuất vắc xin, tuy nhiên các quốc gia tránh việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ hay bằng sáng chế cho các mũi tiêm.
Liên minh châu Âu hứa thiết lập các trung tâm sản xuất vắc xin ở châu Phi, nơi đang đối mặt với tình trạng khan hiếm vắc xin.
Đặc biệt, các hãng dược đã đưa ra cam kết sẽ bán vắc xin COVID-19 với giá chỉ bằng chi phí sản xuất cho các nước thu nhập thấp, và bán với giá lợi nhuận thấp cho các nước thu nhập trung bình.
Trong bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Italia Mario Draghi nói : “Khi chúng ta chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, ưu tiên của chúng ta phải là đảm bảo rằng tất cả sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch hiện tại. Chúng ta phải tiêm chủng cho thế giới, và làm điều đó thật nhanh chóng, ”.
Trong khi các chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra rầm rộ ở nhiều nước phát triển, làm số ca mắc mới giảm mạnh, rất ít mũi tiêm đến được các quốc gia kém phát triển hơn, nơi virus vẫn đang hoành hành, có nơi dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát.
Hội nghị có sự tham gia của nhiều lãnh đạo EU và thế giới
Ông Albert Bourla – Chủ tịch, Giám đốc điều hành hãng dược Pfizer khẳng định, Pfizer và BioNtech cam kết cung cấp 2 tỷ liều vắc xin COVID-19 cho các nước thu nhập trung bình và thấp trong 18 tháng tới.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành hãng dược Moderna- ông Stephane Bancel chia sẻ rằng, trong năm 2021, hãng này cam kết 95 triệu liều vắc xin cho các nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó có đóng góp cho chương trình COVAX.
Ông Paul Stoffels – Phó chủ tịch, Phụ trách chuyên môn, hãng Johnson & Johnson cho rằng, Johnson & Johnson đã đạt được thỏa thuận với Liên minh vắc xin (GAVI) với mục tiêu cung cấp tới 200 triệu liều vắc xin cho COVAX tới cuối năm nay. Và chúng tôi sẽ thảo luận sát với GAVI về khả năng cung cấp thêm 300 triệu liều trong năm 2022.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, tới cuối năm nay, các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ cung cấp 100 triệu liều vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo, chủ yếu thông qua chương trình COVAX.
Một quan chức EU nói với Reuters rằng, châu Âu sẽ thiết lập ít nhất ba trung tâm sản xuất ở châu Phi trong năm nay để thúc đẩy sản xuất vắc xin trong dài hạn.
Về phần mình, Người phát ngôn của chương trình COVAX cho hay, COVAX đã có đủ vắc xin cho 30% dân số của 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, tức khoảng 1,8 tỷ liều, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều.
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã công bố đề xuất trị giá 50 tỷ USD nhằm đảm bảo ít nhất 40% dân số toàn thế giới được tiêm vắc xin vào cuối năm nay, và ít nhất 60% còn lại được tiêm trong nửa đầu năm sau.
Các chuyên gia đang cảnh báo rằng, để virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành ở bất cứ đâu trên thế giới cũng đều có thể dẫn tới sự xuất hiện của những biến thể nguy hiểm./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn