HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Hội thảo kháng kháng sinh: cơ hội và thách thức

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Hội thảo thu hút hơn 70 đại biểu cấp cao tham dự, bao gồm các nhà quản lý từ Bộ Y Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bác sĩ, dược sĩ từ các bệnh viện tại địa bàn thành phố như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương; các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu và trường đại học như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y tế Công cộng; các tổ chức phi Chính phủ và tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kháng kháng sinh.

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo có ý nghĩa quan trọng khi mức độ kháng thuốc ở Việt Nam ngày càng trầm trọng và gây áp lực lớn lên sức khoẻ cộng đồng. Ngoài gánh nặng tài chính do việc điều trị kéo dài, chúng ta còn phải đối mặt với khả năng của một tương lai không có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là đối với các phẫu thuật và điều trị như hóa trị liệu ung thư và cấy ghép mô.

Kháng kháng sinh là một mối nguy cơ ảnh hưởng tới toàn thế giới do các hoạt động lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích, do quá trình lây lan và truyền kháng, do việc nhiễm trùng, hoặc ô nhiễm môi trường gây ra. Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở y tế đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, đặc biệt ở nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4 và nhóm aminosid và fluoroquinolon.

Các diễn giả tham gia thảo luận chung tại hội thảo

Từ năm 2013, Bộ Y tế kết hợp với Bộ Nông nghiệp  và Phát triển Nông thôn đã đưa ra Chương trình hành động  quốc gia về kháng kháng sinh nhằm kêu gọi đội ngũ nhân viên y tế và thú y hành động can thiệp vào quá trình kháng thuốc. Chương trình đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc, hoàn thiện hệ thống giám sát quốc gia, bảo đảm cung ứng thuốc có chất lượng, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi.

TS.BS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, TS.BS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khẩu hiệu: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” để kêu gọi các quốc gia cùng chung tay phòng, chống kháng kháng sinh.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới, từ năm 2013, Bộ Y tế kết hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa ra Chương trình hành động quốc gia về kKháng kháng sinh nhằm kêu gọi đội ngũ nhân viên y tế và thú y hành động nhằm giảm tình trạng kháng kháng sinh.

 Chương trình đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc, hoàn thiện hệ thống giám sát quốc gia, bảo đảm cung ứng thuốc có chất lượng, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi.

Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, với 6 mục đích là: 1. Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng; 2. Đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến cố bất lợi cho người bệnh; 3. Giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh; 4. Giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị; 5. Thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.

Với hàng loạt các chính sách quyết liệt và đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, việc hạn chế tình trạng kháng kháng sinh trong bệnh viện và cộng đồng đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại vấn nạn kháng kháng sinh vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự hành động quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn từ các cấp quản lý, cán bộ y tế và thú y, cũng như sự tự nhận thức từ phía người dân.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra những khuyến nghị giảm thiểu gánh nặng do kháng kháng sinh mang lại, bao gồm: Tăng cường công tác giám sát và quản lý thuốc trên thị trường; Chú trọng công tác đào tạo sinh viên tại các trường đại học thuộc hệ thống Y, Dược; Nâng cao vai trò của cơ quan truyền thông và mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về kháng kháng sinh./.

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Hội thảo thu hút hơn 70 đại biểu cấp cao tham dự, bao gồm các nhà quản lý từ Bộ Y Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bác sĩ, dược sĩ từ các bệnh viện tại địa bàn thành phố như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương; các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu và trường đại học như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y tế Công cộng; các tổ chức phi Chính phủ và tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kháng kháng sinh.

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo có ý nghĩa quan trọng khi mức độ kháng thuốc ở Việt Nam ngày càng trầm trọng và gây áp lực lớn lên sức khoẻ cộng đồng. Ngoài gánh nặng tài chính do việc điều trị kéo dài, chúng ta còn phải đối mặt với khả năng của một tương lai không có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là đối với các phẫu thuật và điều trị như hóa trị liệu ung thư và cấy ghép mô.

Kháng kháng sinh là một mối nguy cơ ảnh hưởng tới toàn thế giới do các hoạt động lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích, do quá trình lây lan và truyền kháng, do việc nhiễm trùng, hoặc ô nhiễm môi trường gây ra. Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở y tế đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, đặc biệt ở nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4 và nhóm aminosid và fluoroquinolon.

Các diễn giả tham gia thảo luận chung tại hội thảo

Từ năm 2013, Bộ Y tế kết hợp với Bộ Nông nghiệp  và Phát triển Nông thôn đã đưa ra Chương trình hành động  quốc gia về kháng kháng sinh nhằm kêu gọi đội ngũ nhân viên y tế và thú y hành động can thiệp vào quá trình kháng thuốc. Chương trình đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc, hoàn thiện hệ thống giám sát quốc gia, bảo đảm cung ứng thuốc có chất lượng, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi.

TS.BS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, TS.BS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khẩu hiệu: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” để kêu gọi các quốc gia cùng chung tay phòng, chống kháng kháng sinh.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới, từ năm 2013, Bộ Y tế kết hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa ra Chương trình hành động quốc gia về kKháng kháng sinh nhằm kêu gọi đội ngũ nhân viên y tế và thú y hành động nhằm giảm tình trạng kháng kháng sinh.

 Chương trình đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc, hoàn thiện hệ thống giám sát quốc gia, bảo đảm cung ứng thuốc có chất lượng, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi.

Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, với 6 mục đích là: 1. Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng; 2. Đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến cố bất lợi cho người bệnh; 3. Giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh; 4. Giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị; 5. Thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.

Với hàng loạt các chính sách quyết liệt và đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, việc hạn chế tình trạng kháng kháng sinh trong bệnh viện và cộng đồng đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại vấn nạn kháng kháng sinh vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự hành động quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn từ các cấp quản lý, cán bộ y tế và thú y, cũng như sự tự nhận thức từ phía người dân.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra những khuyến nghị giảm thiểu gánh nặng do kháng kháng sinh mang lại, bao gồm: Tăng cường công tác giám sát và quản lý thuốc trên thị trường; Chú trọng công tác đào tạo sinh viên tại các trường đại học thuộc hệ thống Y, Dược; Nâng cao vai trò của cơ quan truyền thông và mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về kháng kháng sinh./.

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai những tháng cuối năm

Chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai những tháng cuối năm

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Bắc Ninh kiên quyết không để tình trạng doanh nghiệp “chống dịch trên giấy”

Hơn 500 người bệnh và người nhà tại Bệnh viện K được di chuyển đến khu cách ly nhằm bảo dảm giãn cách

Sau nhiễm COVID-19, khi nào cần gặp bác sĩ tim mạch?

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?