Ngày 08/7/2020, tại Singapore đã diễn ra Hội thảo trực tuyến về “Chuẩn bị cho bao phủ kiểm soát ung thư: các chỉ số đánh giá sự sẵn sàng ở các quốc gia châu Á”. Hội thảo này được tổ chức bởi Economist Intelligence Unit (EIU), là một đơn vị nghiên cứu độc lập trực thuộc cơ quan báo chí quốc tế The Economist cung cấp những báo cáo dự đoán và cố vấn qua nghiên cứu và phân tích.
Tại Hội thảo này, chuyên gia nghiên cứu của EIU trình bày về đánh giá sự sẵn sàng trong bao phủ kiểm soát ung thư dưới góc độ chính sách và hệ thống y tế. Báo cáo đưa ra đánh giá, so sánh sự sẵn sàng của 10 quốc gia, bao gồm các quốc gia có thu nhập cao (Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc); quốc gia có thu nhập trung bình cao (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia) và nhóm quốc gia có thu nhập trung bình ở mức thấp (Ấn độ, Indonesia, Phillippin và Việt Nam). 10 quốc gia có mặt trong nghiên cứu này được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố như quy mô, sự đa dạng về mức thu nhập và bước tiến hướng đến thực hiện chương trình bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân (UHC).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức thu nhập và đầu tư nguồn lực có liên quan chặt chẽ tới sự sẵn sàng cho việc bao phủ kiểm soát ung thư quốc gia. Các quốc gia có thu nhập cao có chất lượng điều trị tốt hơn, bao phủ sàng lọc ung thư ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, chính sách kiểm soát hút thuốc lá tốt, có chương trình tiêm chủng quốc gia về HBV và HPV, có đánh giá công nghệ y tế trước khi triển khai, có hệ thống ghi nhận ung thư với độ bao phủ và chất lượng cao. Đặc biệt các quốc gia này có Chương trình quốc gia chuyên về kiểm soát ung thư toàn diện. Trong báo cáo này, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đã có kế hoạch kiểm soát ung thư thuộc Chương trình quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm, đã triển khai tiêm chủng viêm gan B cũng như sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung, có nhiều tiến bộ trong điều trị và nghiên cứu ung thư, đặc biệt là chiến lược hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân. Tuy nhiên, Việt Nam không được xếp hạng ở mức sẵn sàng cao trong bao phủ kiểm soát ung thư so với các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập trung bình. Các khuyến cáo được đưa ra cho Việt Nam trong thời gian tới bao gồm xây dựng Chương trình quốc gia kiểm soát ung thư riêng biệt, sàng lọc phát hiện sớm ung thư sẽ được chi trả bởi bảo hiểm y tế, tăng cường kiểm soát thuốc lá, bao phủ tiêm phòng văcxin HPV cũng như tăng cường chất lượng và bao phủ của hệ thống ghi nhận ung thư./.
Ngày 08/7/2020, tại Singapore đã diễn ra Hội thảo trực tuyến về “Chuẩn bị cho bao phủ kiểm soát ung thư: các chỉ số đánh giá sự sẵn sàng ở các quốc gia châu Á”. Hội thảo này được tổ chức bởi Economist Intelligence Unit (EIU), là một đơn vị nghiên cứu độc lập trực thuộc cơ quan báo chí quốc tế The Economist cung cấp những báo cáo dự đoán và cố vấn qua nghiên cứu và phân tích.
Tại Hội thảo này, chuyên gia nghiên cứu của EIU trình bày về đánh giá sự sẵn sàng trong bao phủ kiểm soát ung thư dưới góc độ chính sách và hệ thống y tế. Báo cáo đưa ra đánh giá, so sánh sự sẵn sàng của 10 quốc gia, bao gồm các quốc gia có thu nhập cao (Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc); quốc gia có thu nhập trung bình cao (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia) và nhóm quốc gia có thu nhập trung bình ở mức thấp (Ấn độ, Indonesia, Phillippin và Việt Nam). 10 quốc gia có mặt trong nghiên cứu này được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố như quy mô, sự đa dạng về mức thu nhập và bước tiến hướng đến thực hiện chương trình bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân (UHC).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức thu nhập và đầu tư nguồn lực có liên quan chặt chẽ tới sự sẵn sàng cho việc bao phủ kiểm soát ung thư quốc gia. Các quốc gia có thu nhập cao có chất lượng điều trị tốt hơn, bao phủ sàng lọc ung thư ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, chính sách kiểm soát hút thuốc lá tốt, có chương trình tiêm chủng quốc gia về HBV và HPV, có đánh giá công nghệ y tế trước khi triển khai, có hệ thống ghi nhận ung thư với độ bao phủ và chất lượng cao. Đặc biệt các quốc gia này có Chương trình quốc gia chuyên về kiểm soát ung thư toàn diện. Trong báo cáo này, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đã có kế hoạch kiểm soát ung thư thuộc Chương trình quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm, đã triển khai tiêm chủng viêm gan B cũng như sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung, có nhiều tiến bộ trong điều trị và nghiên cứu ung thư, đặc biệt là chiến lược hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân. Tuy nhiên, Việt Nam không được xếp hạng ở mức sẵn sàng cao trong bao phủ kiểm soát ung thư so với các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập trung bình. Các khuyến cáo được đưa ra cho Việt Nam trong thời gian tới bao gồm xây dựng Chương trình quốc gia kiểm soát ung thư riêng biệt, sàng lọc phát hiện sớm ung thư sẽ được chi trả bởi bảo hiểm y tế, tăng cường kiểm soát thuốc lá, bao phủ tiêm phòng văcxin HPV cũng như tăng cường chất lượng và bao phủ của hệ thống ghi nhận ung thư./.