Tham dự hội thảo có, PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y Việt Nam; đại diện một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; các chuyên gia trong lĩnh vực dự phòng, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu và chống độc và các đại biểu của Hội Y học các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Bruney, Myanmar…
PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y Việt Nam cùng các đại biểu thảo luận và chia sẻ công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y Việt Nam cho biết, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19 trên phạm vi cả nước; đồng thời đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để kiểm soát tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của WHO,tình hình dịch COVID -19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến thể có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm.
Tính đến ngày 23/11/2022 Việt Nam có 11.512.684 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ; tại Đông Nam Á, trong ngày 22/11 đã ghi nhận 13.193 ca, trong đó: Indonesia tăng 7.644 ca, Malaysia tăng 2.516 ca, Thái Lan tăng 0 ca, Philippines tăng 574 ca, Singapore tăng 2.388 ca, Myanmar tăng 30 ca, Lào tăng 37 ca, Campuchia tăng 4 ca, Đông Timor tăng 0 ca…
“Tại Việt Nam, đến nay với một số kinh nghiệm đã bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch trong hơn 2 năm vừa qua; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; bao phủ vaccine, nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch” – PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên chia sẻ.
PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên cho biết thêm, được thành lập năm 1980, Hội Y học các nước Đông Nam Á đặt mục tiêu tăng cường mối quan hệ giữa các hiệp hội ngành Y và chuyên gia y tế các nước ASEAN; nghiên cứu, phổ biến các kiến thức y tế; báo cáo về những vấn đề nghề nghiệp và xây dựng chính sách chung để đạt được mức độ chăm sóc sức khoẻ cao nhất có thể cho người dân.
Tiếp theo những kinh nghiệm, những thành công của hội nghị trực tuyến “MASEAN cùng nhau đoàn kết chống lại dịch COVID-19″ được tổ chức hồi tháng 12/2020 với sự tham gia của Hội Y học của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, MASEAN đã góp sức cùng Chính phủ, ngành Y tế để chung sức vượt qua đại dịch COVID-19 và chia sẻ gánh nặng của hệ thống chăm sóc sức khỏe trong từng quốc gia.
“Chúng tôi cũng được biết nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước ASEAN, đã đưa ra nhiều giải pháp và đã thực hiện thành công, thể hiện rõ vai trò quan trọng của các Hội Y học các nước ASEAN. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy rằng, chúng ta cần đoàn kết nhiều hơn nữa, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác toàn diện và chặt chẽ hơn nữa trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các hội thành viên” – PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên nói.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu trong MASEAN đã thảo luận và chia sẻ một số nội dung như: Tổng quan về COVID-19 và hậu COVID-19; Kinh nghiệm tổ chức phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng; Kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 tại Malaysia, Myanmar và Thái Lan./.
Tham dự hội thảo có, PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y Việt Nam; đại diện một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; các chuyên gia trong lĩnh vực dự phòng, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu và chống độc và các đại biểu của Hội Y học các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Bruney, Myanmar…
PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y Việt Nam cùng các đại biểu thảo luận và chia sẻ công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y Việt Nam cho biết, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19 trên phạm vi cả nước; đồng thời đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để kiểm soát tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của WHO,tình hình dịch COVID -19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến thể có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm.
Tính đến ngày 23/11/2022 Việt Nam có 11.512.684 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ; tại Đông Nam Á, trong ngày 22/11 đã ghi nhận 13.193 ca, trong đó: Indonesia tăng 7.644 ca, Malaysia tăng 2.516 ca, Thái Lan tăng 0 ca, Philippines tăng 574 ca, Singapore tăng 2.388 ca, Myanmar tăng 30 ca, Lào tăng 37 ca, Campuchia tăng 4 ca, Đông Timor tăng 0 ca…
“Tại Việt Nam, đến nay với một số kinh nghiệm đã bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch trong hơn 2 năm vừa qua; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; bao phủ vaccine, nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch” – PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên chia sẻ.
PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên cho biết thêm, được thành lập năm 1980, Hội Y học các nước Đông Nam Á đặt mục tiêu tăng cường mối quan hệ giữa các hiệp hội ngành Y và chuyên gia y tế các nước ASEAN; nghiên cứu, phổ biến các kiến thức y tế; báo cáo về những vấn đề nghề nghiệp và xây dựng chính sách chung để đạt được mức độ chăm sóc sức khoẻ cao nhất có thể cho người dân.
Tiếp theo những kinh nghiệm, những thành công của hội nghị trực tuyến “MASEAN cùng nhau đoàn kết chống lại dịch COVID-19″ được tổ chức hồi tháng 12/2020 với sự tham gia của Hội Y học của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, MASEAN đã góp sức cùng Chính phủ, ngành Y tế để chung sức vượt qua đại dịch COVID-19 và chia sẻ gánh nặng của hệ thống chăm sóc sức khỏe trong từng quốc gia.
“Chúng tôi cũng được biết nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước ASEAN, đã đưa ra nhiều giải pháp và đã thực hiện thành công, thể hiện rõ vai trò quan trọng của các Hội Y học các nước ASEAN. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy rằng, chúng ta cần đoàn kết nhiều hơn nữa, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác toàn diện và chặt chẽ hơn nữa trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các hội thành viên” – PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên nói.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu trong MASEAN đã thảo luận và chia sẻ một số nội dung như: Tổng quan về COVID-19 và hậu COVID-19; Kinh nghiệm tổ chức phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng; Kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 tại Malaysia, Myanmar và Thái Lan./.