Pháp luật quy định rất chặt chẽ bảo mật thông tin liên quan đến xét nghiệm HIV
Xét nghiệm HIV là một trong những “mắt xích” vô cùng quan trọng nhằm hướng tới kiểm soát dịch HIV/AIDS bền vững vào năm 2030. Chỉ có xét nghiệm mới giúp người bệnh biết được tình trạng của mình để có thể có các biện pháp điều trị kịp thời và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Xét nghiệm HIV được pháp luật bảo đảm bí mật
Ông Nguyễn Văn Triển, cán bộ dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC) cho biết, không chỉ riêng dự án EPIC mà ở tất cả dự án, các nhân viên tư vấn chuyên hoặc không chuyên kể cả những cộng tác viên, đồng đẳng viên đều phải tuân theo 5 nguyên tắc của Bộ Y tế khi tư vấn xét nghiệm HIV là Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị.
5 nguyên tắc gồm: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị.
-Đồng thuận: Khách hàng cần được thông báo khi xét nghiệm HIV và chỉ thực hiện khi họ đồng ý (trừ trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc).
-Bảo mật: Đảm bảo bí mật thông tin của người được tư vấn và xét nghiệm HIV.
-Tư vấn: Tất cả các trường hợp làm xét nghiệm HIV đều phải được cung cấp đầy đủ thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.
-Chính xác: Các cơ sở xét nghiệm thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia, đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
-Kết nối với chăm sóc, điều trị và dự phòng: Người được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV cần được kết nối ngay với chăm sóc, điều trị và dự phòng. Người không nhiễm HIV nhưng vẫn có hành vi nguy cơ nhiễm HIV được kết nối với can thiệp dự phòng để không nhiễm HIV.
Trong các nguyên tắc tư vấn xét nghiệm HIV, tính bảo mật thông tin cũng như kết quả xét nghiệm của bất cứ người nào được đặt lên hàng đầu, thậm chí được pháp luật bảo vệ.
THs. BS Võ Hải Sơn – Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, người dân không nên quá lo ngại về tính bí mật xét nghiệm HIV, hệ thống pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với vấn đề liên quan đến xét nghiệm HIV. Luật Phòng chống HIV/AIDS đã quy định rất rõ về vấn đề này.
Chỉ có xét nghiệm HIV mới biết được tình trạng lây nhiễm HIV của một người.
“Chỉ những nhân viên y tế được biết kết quả xét nghiệm HIV mới được thông báo kết quả cho người nhiễm bao gồm: người trực tiếp tư vấn xét nghiệm HIV, người tham gia vào quá trình điều trị ARV cho người nhiễm HIV hoặc cơ quan giám sát dịch tễ học HIV. Theo quy định của pháp luật, những người đó không được tiết lộ thông tin của người nhiễm HIV cho người khác. Hệ thống quản lý dữ liệu được bảo mật tuyệt đối, không phải ai cũng tiếp cận được với thông tin người nhiễm HIV. Chúng tôi đã phổ biến quy định này xuống tất cả nhân viên y tế các cấp, nếu ai cố tình làm lộ thông tin người nhiễm HIV sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ. Như vậy, việc đảm bảo thông tin người nhiễm HIV trong các cơ sở y tế là tuyệt đối”, THs. BS Võ Hải Sơn cho biết.
Khi nào nên đi xét nghiệm HIV?
Tại hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được Ban hành kèm theo Quyết định số 5465/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về công tác tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán HIV. Trong đó, các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV gồm:
Người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV: tiêm chích ma túy, bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới, người có quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy.
Người mắc một số bệnh như lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan C.
Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
Phụ nữ mang thai.
Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
Các trường hợp khác có nhu cầu.
Hãy xét nghiệm HIV sau 45 ngày kể từ ngày bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn ghi nhận hàng nghìn người nhiễm HIV mới. Khi xã hội ngày càng cởi mở, việc quan hệ tình dục không an toàn, thiếu kiểm soát, đặc biệt trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM)… khiến số ca nhiễm HIV vẫn gia tăng. Thậm chí có cả những trường hợp không may bị phơi nhiễm HIV. Vậy sau khi có những quan hệ không an toàn hay bị phơi nhiễm với HIV, nên xét nghiệm HIV vào thời điểm nào để cho kết quả chính xác?
Trả lời câu hỏi này THs. BS Võ Hải Sơn – Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, hiện nay có rất nhiều sinh phẩm chẩn đoán sớm một người có bị nhiễm HIV hay không, có sinh phẩm trong vòng 14-20 ngày có thể xác định được.
“Các xét nghiệm hiện nay chủ yếu dựa vào kháng thể. Thông thường sau khi nhiễm HIV từ 4-6 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể, lúc đó hầu hết các kháng thể đều có phản ứng với các sinh phẩm xét nghiệm. Có thể sau 1 tháng, chắc chắn nhất là 45 ngày thì cho kết quả chính xác 100%”, BS Võ Hải Sơn cho biết.
Như vậy, nếu bạn là người có nguy cơ, có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc có nhu cầu xét nghiệm HIV…, tốt nhất sau 45 ngày kể từ ngày bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, bạn hãy đến các cơ sở y tế, các nhóm cộng đồng hoặc đăng ký nhận sinh phẩm để tự xét nghiệm tại nhà qua trang web tuxetnghiem.vn.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Pháp luật quy định rất chặt chẽ bảo mật thông tin liên quan đến xét nghiệm HIV
Xét nghiệm HIV là một trong những “mắt xích” vô cùng quan trọng nhằm hướng tới kiểm soát dịch HIV/AIDS bền vững vào năm 2030. Chỉ có xét nghiệm mới giúp người bệnh biết được tình trạng của mình để có thể có các biện pháp điều trị kịp thời và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Xét nghiệm HIV được pháp luật bảo đảm bí mật
Ông Nguyễn Văn Triển, cán bộ dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC) cho biết, không chỉ riêng dự án EPIC mà ở tất cả dự án, các nhân viên tư vấn chuyên hoặc không chuyên kể cả những cộng tác viên, đồng đẳng viên đều phải tuân theo 5 nguyên tắc của Bộ Y tế khi tư vấn xét nghiệm HIV là Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị.
5 nguyên tắc gồm: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị.
-Đồng thuận: Khách hàng cần được thông báo khi xét nghiệm HIV và chỉ thực hiện khi họ đồng ý (trừ trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc).
-Bảo mật: Đảm bảo bí mật thông tin của người được tư vấn và xét nghiệm HIV.
-Tư vấn: Tất cả các trường hợp làm xét nghiệm HIV đều phải được cung cấp đầy đủ thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.
-Chính xác: Các cơ sở xét nghiệm thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia, đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
-Kết nối với chăm sóc, điều trị và dự phòng: Người được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV cần được kết nối ngay với chăm sóc, điều trị và dự phòng. Người không nhiễm HIV nhưng vẫn có hành vi nguy cơ nhiễm HIV được kết nối với can thiệp dự phòng để không nhiễm HIV.
Trong các nguyên tắc tư vấn xét nghiệm HIV, tính bảo mật thông tin cũng như kết quả xét nghiệm của bất cứ người nào được đặt lên hàng đầu, thậm chí được pháp luật bảo vệ.
THs. BS Võ Hải Sơn – Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, người dân không nên quá lo ngại về tính bí mật xét nghiệm HIV, hệ thống pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với vấn đề liên quan đến xét nghiệm HIV. Luật Phòng chống HIV/AIDS đã quy định rất rõ về vấn đề này.
Chỉ có xét nghiệm HIV mới biết được tình trạng lây nhiễm HIV của một người.
“Chỉ những nhân viên y tế được biết kết quả xét nghiệm HIV mới được thông báo kết quả cho người nhiễm bao gồm: người trực tiếp tư vấn xét nghiệm HIV, người tham gia vào quá trình điều trị ARV cho người nhiễm HIV hoặc cơ quan giám sát dịch tễ học HIV. Theo quy định của pháp luật, những người đó không được tiết lộ thông tin của người nhiễm HIV cho người khác. Hệ thống quản lý dữ liệu được bảo mật tuyệt đối, không phải ai cũng tiếp cận được với thông tin người nhiễm HIV. Chúng tôi đã phổ biến quy định này xuống tất cả nhân viên y tế các cấp, nếu ai cố tình làm lộ thông tin người nhiễm HIV sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ. Như vậy, việc đảm bảo thông tin người nhiễm HIV trong các cơ sở y tế là tuyệt đối”, THs. BS Võ Hải Sơn cho biết.
Khi nào nên đi xét nghiệm HIV?
Tại hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được Ban hành kèm theo Quyết định số 5465/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về công tác tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán HIV. Trong đó, các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV gồm:
Người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV: tiêm chích ma túy, bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới, người có quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy.
Người mắc một số bệnh như lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan C.
Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
Phụ nữ mang thai.
Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
Các trường hợp khác có nhu cầu.
Hãy xét nghiệm HIV sau 45 ngày kể từ ngày bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn ghi nhận hàng nghìn người nhiễm HIV mới. Khi xã hội ngày càng cởi mở, việc quan hệ tình dục không an toàn, thiếu kiểm soát, đặc biệt trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM)… khiến số ca nhiễm HIV vẫn gia tăng. Thậm chí có cả những trường hợp không may bị phơi nhiễm HIV. Vậy sau khi có những quan hệ không an toàn hay bị phơi nhiễm với HIV, nên xét nghiệm HIV vào thời điểm nào để cho kết quả chính xác?
Trả lời câu hỏi này THs. BS Võ Hải Sơn – Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, hiện nay có rất nhiều sinh phẩm chẩn đoán sớm một người có bị nhiễm HIV hay không, có sinh phẩm trong vòng 14-20 ngày có thể xác định được.
“Các xét nghiệm hiện nay chủ yếu dựa vào kháng thể. Thông thường sau khi nhiễm HIV từ 4-6 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể, lúc đó hầu hết các kháng thể đều có phản ứng với các sinh phẩm xét nghiệm. Có thể sau 1 tháng, chắc chắn nhất là 45 ngày thì cho kết quả chính xác 100%”, BS Võ Hải Sơn cho biết.
Như vậy, nếu bạn là người có nguy cơ, có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc có nhu cầu xét nghiệm HIV…, tốt nhất sau 45 ngày kể từ ngày bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, bạn hãy đến các cơ sở y tế, các nhóm cộng đồng hoặc đăng ký nhận sinh phẩm để tự xét nghiệm tại nhà qua trang web tuxetnghiem.vn.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn