Tại cuộc họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM chiều 20/9, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã thông tin về gói hỗ trợ thứ 3. Theo đó, Thành phố tiếp tục dựa trên cơ sở đối tượng của gói 1 và 2 cùng với cập nhật bổ sung những trường hợp khó khăn, dự kiến sẽ có 7,3 triệu người được hỗ trợ.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM thông tin về gói hỗ trợ thứ 3 – Ảnh: VGP/Băng Tâm |
Ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh, nguyên tắc của TPHCM khi triển khai các gói hỗ trợ là bảo đảm những người khó khăn đều được hỗ trợ, chăm lo. Chi đúng, chi đủ, lập danh sách không bỏ sót, không trùng lặp, không phân biệt thường trú, tạm trú. Không được để lợi dụng, trục lợi cá nhân.
Ông Võ Văn Hoan nêu rõ 4 nhóm đối tượng của gói hỗ trợ thứ 3. Thứ nhất là thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng đang gặp khó khăn. Thứ hai là người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn do bị mất việc làm, không có thu nhập, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương). Thứ 3 là người phụ thuộc của đối tượng (2) gồm: Cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương). Thứ tư là người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt tại địa bàn xã, phường, thị trấn.
Như vậy, đối tượng của gói hỗ trợ thứ 3 không có gì khác so với 2 gói trước đó nhưng gói thứ 3 tính theo đầu người, trong khi trước đó tính theo hộ. Ông Võ Văn Hoan giải thích, với cách tính theo hộ, khi giãn cách kéo dài thì nhận 1,5 triệu đồng sẽ không đủ chi tiêu với những hộ nhiều thành viên. Ngoài ra, có sự chênh lệch đầu người trong từng hộ, nếu tiếp tục tính bằng hộ thì không hợp lý. Do vậy, Thành phố chuyển hỗ trợ tính theo đầu người, dẫn đến tăng số người trong diện hỗ trợ của gói 3.
Dự kiến có 7,3 triệu người được hỗ trợ, mức hỗ trợ 1 triệu đồng, tương đương 7.300 tỉ đồng từ ngân sách Thành phố. Trong khi 2 gói trước đó, Thành phố đã chi khoảng 6.000 tỉ đồng bao gồm cả nguồn từ Mặt trận Tổ quốc.
Ông Võ Văn Hoan lưu ý, gói thứ 3 không hỗ trợ đối với 3 nhóm: Người đang hưởng lương hưu; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động; người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội và được doanh nghiệp trả lương của tháng 8/2021.
“Ở đây không có sự phân biệt, mà chính sách của Thành phố là hỗ trợ cho lao động đang gặp khó khăn”, ông Võ Văn Hoan chia sẻ. Thành phố hiện đã có dữ liệu người đang hưởng lương có đóng BHXH đến tháng 8/2021.
Ông Võ Văn Hoan thông tin thêm, mỗi gói hỗ trợ có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn. Ví dụ, gói 1 theo Nghị quyết 09 của HĐND TPHCM và lúc đó Thành phố chưa áp dụng Chỉ thị 16. Nhưng do sự thay đổi tình hình, tình trạng người nghèo, người khó khăn nhiều hơn khi thực hiện Chỉ thị 16 và 16 tăng cường. Hộ nghèo và cận nghèo gặp khó khăn, cùng với một bộ phận hộ lao động gặp khó khăn trong các khu dân cư xuất hiện.
“Khi triển khai các gói hỗ trợ, mục tiêu cuối cùng của chính quyền Thành phố là càng làm càng sâu sát, càng cụ thể để tránh bất công, để nhiều người được hưởng chính sách”. Ông Hoan nhấn mạnh và cho rằng, quá trình vừa qua có rất nhiều việc, phường, xã, thị trấn đã nỗ lực nhưng còn việc phát sinh hằng ngày, dẫn đến những phản ánh của người dân chưa nhận được gói hỗ trợ.
Ví dụ đối tượng lao động tự do, gặp khó khăn, bức bách thì địa phương dựa vào cơ sở nào để xem xét. “Phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, khi dân phản ánh thì chính quyền tiếp thu. Khi thực hiện phải minh bạch, công bằng. Quá trình thực hiện không thể không thiếu sót, quan điểm của Thành phố là cố gắng hỗ trợ phủ hết cho những người thực sự khó khăn”. Ông Võ Văn Hoan nói thêm, nếu rà soát thấy đúng đối tượng thì các địa phương mạnh dạn cập nhật, nếu không đúng đối tượng thì nói rõ cho bà con hiểu. Ngoài nguồn lực từ ngân sách thì các địa phương tiếp tục vận động từ các nguồn khác để chăm lo cho dân.
Về giám sát trục lợi chính sách, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nói lần này làm hết sức chặt chẽ. Muốn hạn chế trục lợi chính sách thì phải có cơ chế, xã, phường lập hội đồng xét đầy đủ thành phần; khu phố có các tổ kiểm tra rà soát danh sách trên địa bàn. Trên cơ sở đó, xã, phường, thị trấn ra quyết định trình UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức phê duyệt.
Theo ông Võ Văn Hoan, đó là cách lấy cơ chế tập thể giải quyết vấn đề dân sinh, là cơ sở để hạn chế thấp nhất cán bộ công chức có thể sai sót, vô tình ảnh hưởng đến chính sách. Do vậy nếu phát hiện cán bộ cố tình vi phạm thì phải xử lý trách nhiệm.
TPHCM đang cố gắng hoàn thiện quy trình, thủ tục để cố gắng chậm nhất đến ngày 24/9/2021 bắt đầu triển khai gói hỗ trợ thứ 3./.
Nguồn: Chinhphu.vn
Tại cuộc họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM chiều 20/9, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã thông tin về gói hỗ trợ thứ 3. Theo đó, Thành phố tiếp tục dựa trên cơ sở đối tượng của gói 1 và 2 cùng với cập nhật bổ sung những trường hợp khó khăn, dự kiến sẽ có 7,3 triệu người được hỗ trợ.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM thông tin về gói hỗ trợ thứ 3 – Ảnh: VGP/Băng Tâm |
Ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh, nguyên tắc của TPHCM khi triển khai các gói hỗ trợ là bảo đảm những người khó khăn đều được hỗ trợ, chăm lo. Chi đúng, chi đủ, lập danh sách không bỏ sót, không trùng lặp, không phân biệt thường trú, tạm trú. Không được để lợi dụng, trục lợi cá nhân.
Ông Võ Văn Hoan nêu rõ 4 nhóm đối tượng của gói hỗ trợ thứ 3. Thứ nhất là thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng đang gặp khó khăn. Thứ hai là người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn do bị mất việc làm, không có thu nhập, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương). Thứ 3 là người phụ thuộc của đối tượng (2) gồm: Cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương). Thứ tư là người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt tại địa bàn xã, phường, thị trấn.
Như vậy, đối tượng của gói hỗ trợ thứ 3 không có gì khác so với 2 gói trước đó nhưng gói thứ 3 tính theo đầu người, trong khi trước đó tính theo hộ. Ông Võ Văn Hoan giải thích, với cách tính theo hộ, khi giãn cách kéo dài thì nhận 1,5 triệu đồng sẽ không đủ chi tiêu với những hộ nhiều thành viên. Ngoài ra, có sự chênh lệch đầu người trong từng hộ, nếu tiếp tục tính bằng hộ thì không hợp lý. Do vậy, Thành phố chuyển hỗ trợ tính theo đầu người, dẫn đến tăng số người trong diện hỗ trợ của gói 3.
Dự kiến có 7,3 triệu người được hỗ trợ, mức hỗ trợ 1 triệu đồng, tương đương 7.300 tỉ đồng từ ngân sách Thành phố. Trong khi 2 gói trước đó, Thành phố đã chi khoảng 6.000 tỉ đồng bao gồm cả nguồn từ Mặt trận Tổ quốc.
Ông Võ Văn Hoan lưu ý, gói thứ 3 không hỗ trợ đối với 3 nhóm: Người đang hưởng lương hưu; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động; người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội và được doanh nghiệp trả lương của tháng 8/2021.
“Ở đây không có sự phân biệt, mà chính sách của Thành phố là hỗ trợ cho lao động đang gặp khó khăn”, ông Võ Văn Hoan chia sẻ. Thành phố hiện đã có dữ liệu người đang hưởng lương có đóng BHXH đến tháng 8/2021.
Ông Võ Văn Hoan thông tin thêm, mỗi gói hỗ trợ có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn. Ví dụ, gói 1 theo Nghị quyết 09 của HĐND TPHCM và lúc đó Thành phố chưa áp dụng Chỉ thị 16. Nhưng do sự thay đổi tình hình, tình trạng người nghèo, người khó khăn nhiều hơn khi thực hiện Chỉ thị 16 và 16 tăng cường. Hộ nghèo và cận nghèo gặp khó khăn, cùng với một bộ phận hộ lao động gặp khó khăn trong các khu dân cư xuất hiện.
“Khi triển khai các gói hỗ trợ, mục tiêu cuối cùng của chính quyền Thành phố là càng làm càng sâu sát, càng cụ thể để tránh bất công, để nhiều người được hưởng chính sách”. Ông Hoan nhấn mạnh và cho rằng, quá trình vừa qua có rất nhiều việc, phường, xã, thị trấn đã nỗ lực nhưng còn việc phát sinh hằng ngày, dẫn đến những phản ánh của người dân chưa nhận được gói hỗ trợ.
Ví dụ đối tượng lao động tự do, gặp khó khăn, bức bách thì địa phương dựa vào cơ sở nào để xem xét. “Phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, khi dân phản ánh thì chính quyền tiếp thu. Khi thực hiện phải minh bạch, công bằng. Quá trình thực hiện không thể không thiếu sót, quan điểm của Thành phố là cố gắng hỗ trợ phủ hết cho những người thực sự khó khăn”. Ông Võ Văn Hoan nói thêm, nếu rà soát thấy đúng đối tượng thì các địa phương mạnh dạn cập nhật, nếu không đúng đối tượng thì nói rõ cho bà con hiểu. Ngoài nguồn lực từ ngân sách thì các địa phương tiếp tục vận động từ các nguồn khác để chăm lo cho dân.
Về giám sát trục lợi chính sách, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nói lần này làm hết sức chặt chẽ. Muốn hạn chế trục lợi chính sách thì phải có cơ chế, xã, phường lập hội đồng xét đầy đủ thành phần; khu phố có các tổ kiểm tra rà soát danh sách trên địa bàn. Trên cơ sở đó, xã, phường, thị trấn ra quyết định trình UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức phê duyệt.
Theo ông Võ Văn Hoan, đó là cách lấy cơ chế tập thể giải quyết vấn đề dân sinh, là cơ sở để hạn chế thấp nhất cán bộ công chức có thể sai sót, vô tình ảnh hưởng đến chính sách. Do vậy nếu phát hiện cán bộ cố tình vi phạm thì phải xử lý trách nhiệm.
TPHCM đang cố gắng hoàn thiện quy trình, thủ tục để cố gắng chậm nhất đến ngày 24/9/2021 bắt đầu triển khai gói hỗ trợ thứ 3./.
Nguồn: Chinhphu.vn