Tối 30/8, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, từ ngày 18/8, trên địa bàn phát sinh 2 điểm dịch mới tại huyện Lục Ngạn và thành phố Bắc Giang (có cùng nguồn lây). Lũy kế đến nay 2 điểm dịch này có tổng số 43 F0; trong ngày 30/8 không phát sinh thêm ca F0 liên quan đến 2 điểm dịch trên.
Từ ngày 19/8 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không phát sinh trường hợp F0 nào ngoài cộng đồng. Hiện còn 49 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
UBND tỉnh Bắc Giang nhận định, 2 điểm dịch trên đã được khống chế, không có khả năng lây lan trong cộng đồng; trong những ngày tới có thể xuất hiện thêm các ca F0 trong các khu cách ly tập trung.
Vào tháng 5/2021, Bắc Giang trở thành t lớn nhất cả nước, tỉnh đã nhận được nhiều sự chi viện cả về nhân lực, vật lực của các tỉnh, thành trong cả nước.
Trong đợt thứ 4 dịch bệnh bùng phát, đồng thời với tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực thu xếp nhân lực, vật lực kịp thời chi viện cho các tỉnh phía nam chống dịch.
Trưa 30/8, 91 cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Bắc Giang tiếp tục lên đường vào giúp các tỉnh Long An, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19.
Chia sẻ với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Đây là đợt thứ 3 với tổng 9 đoàn y tế của Bắc Giang hỗ trợ miền Nam chống dịch. Đoàn công tác gồm các bác sĩ, cán bộ y tế có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao trong công tác chống dịch. Đoàn có nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ, cán bộ y tế của tỉnh Bắc Giang trước đó đã được điều động đến các địa phương trên để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19″.
Lên đường làm nhiệm vụ, mỗi thành viên trong các đoàn chi viện đều chủ động sắp xếp, bàn giao công việc ở đơn vị, gác lại việc gia đình để đảm nhận nhiệm vụ mới với mong muốn nhanh chóng góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên cả nước. Trong đó có những người có hoàn cảnh khá đặc biệt, có người vợ chồng mỗi người trên nhưng vẫn xung phong vào tâm dịch của các tỉnh miền Nam.
Được biết hiện nay có 16 bác sĩ, cán bộ y tế tỉnh Bắc Giang đã hết thời gian tăng cường giúp các tỉnh phía nam chống dịch, nhưng với tinh thần xung kích họ đã tình nguyện ở lại tiếp tùng cùng các đồng nghiệp ở các các địa phương phía nam chống dịch./.
Nguồn: SKĐS
Tối 30/8, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, từ ngày 18/8, trên địa bàn phát sinh 2 điểm dịch mới tại huyện Lục Ngạn và thành phố Bắc Giang (có cùng nguồn lây). Lũy kế đến nay 2 điểm dịch này có tổng số 43 F0; trong ngày 30/8 không phát sinh thêm ca F0 liên quan đến 2 điểm dịch trên.
Từ ngày 19/8 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không phát sinh trường hợp F0 nào ngoài cộng đồng. Hiện còn 49 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
UBND tỉnh Bắc Giang nhận định, 2 điểm dịch trên đã được khống chế, không có khả năng lây lan trong cộng đồng; trong những ngày tới có thể xuất hiện thêm các ca F0 trong các khu cách ly tập trung.
Vào tháng 5/2021, Bắc Giang trở thành t lớn nhất cả nước, tỉnh đã nhận được nhiều sự chi viện cả về nhân lực, vật lực của các tỉnh, thành trong cả nước.
Trong đợt thứ 4 dịch bệnh bùng phát, đồng thời với tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực thu xếp nhân lực, vật lực kịp thời chi viện cho các tỉnh phía nam chống dịch.
Trưa 30/8, 91 cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Bắc Giang tiếp tục lên đường vào giúp các tỉnh Long An, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19.
Chia sẻ với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Đây là đợt thứ 3 với tổng 9 đoàn y tế của Bắc Giang hỗ trợ miền Nam chống dịch. Đoàn công tác gồm các bác sĩ, cán bộ y tế có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao trong công tác chống dịch. Đoàn có nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ, cán bộ y tế của tỉnh Bắc Giang trước đó đã được điều động đến các địa phương trên để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19″.
Lên đường làm nhiệm vụ, mỗi thành viên trong các đoàn chi viện đều chủ động sắp xếp, bàn giao công việc ở đơn vị, gác lại việc gia đình để đảm nhận nhiệm vụ mới với mong muốn nhanh chóng góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên cả nước. Trong đó có những người có hoàn cảnh khá đặc biệt, có người vợ chồng mỗi người trên nhưng vẫn xung phong vào tâm dịch của các tỉnh miền Nam.
Được biết hiện nay có 16 bác sĩ, cán bộ y tế tỉnh Bắc Giang đã hết thời gian tăng cường giúp các tỉnh phía nam chống dịch, nhưng với tinh thần xung kích họ đã tình nguyện ở lại tiếp tùng cùng các đồng nghiệp ở các các địa phương phía nam chống dịch./.
Nguồn: SKĐS