Họ đều là những bệnh nhân nghèo mắc sốt xuất huyết nặng với thời gian nằm viện kéo dài, phải tự chi trả tổng chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng do không có bảo hiểm y tế.
Chiều 8/11, trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) giọng phấn khởi cho biết, con gái bà là chị Nguyễn Thị Mỹ Phương (33 tuổi) đã “vượt cửa tử” sốt xuất huyết Dengue nặng. Chị Phương đã được xuất viện về nhà và sức khỏe hiện ổn định, được bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hẹn tái khám vào thứ Hai tuần tới (12/11).
Trước đó 1 tháng, chị Phương đang bình thường thì đột ngột sốt cao và nhức đầu. Bà Dung thấy vậy nên kêu chồng chị Phương đưa vợ đi cấp cứu. Ban đầu, chị Phương được chẩn đoán sốt siêu vi nhưng diễn tiến bệnh rất nhanh.
Chị Phương nôn ói, choáng váng, kiệt sức và được chuyển lên Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), tiếp đó được chuyển tới khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng sốt xuất huyết nặng thể sốc, tổn thương gan nặng, suy thận, viêm phổi. Tại đây, bệnh nhân phải thở máy, truyền máu, dùng kháng sinh… để giành giật lại sự sống.
Sau hơn hai tuần điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu – hồi sức tích cực chống độc người lớn, tình trạng bệnh nhân được cải thiện. Bệnh nhân được cai máy thở, ngưng lọc máu và được chuyển về khoa nội B để tiếp tục điều trị. Sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân đã hồi phục, chức năng thận đã cải thiện, ăn uống tốt và đã xuất viện ngày 7/11 vừa qua.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lan, Trưởng Khoa Nội B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho hay, bệnh nhân Phương đã phải điều trị hồi sức do tình trạng rất nặng, phải điều trị bằng chế phẩm máu, truyền máu, tiểu cầu đậm đặc, thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh đặc biệt và thời gian điều trị kéo dài nên tổng chi phí lên đến gần 300 triệu đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế (BHYT) nên phải tự chi trả toàn bộ số tiền này, gánh nặng đối với gia đình rất lớn.
“Bệnh nhân không có BHYT. Với chi phí điều trị lớn như vầy là gánh nặng của gia đình khi không có khả năng chi trả. Bệnh viện đã liên hệ Phòng Công tác xã hội của bệnh viện, kêu gọi mạnh thường quân… để hỗ trợ người bệnh”, bác sĩ Lan cho biết.
Được biết, hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân Mỹ Phương rất khó khăn. Trước đây chị Phương làm phụ bếp, tuy nhiên sau khi sinh hai con xong thì ở nhà nội trợ. Tất cả chi phí sinh hoạt kinh tế gia đình là trông chờ vào lương làm thợ sơn nước của chồng chị Phương.
“Do điều kiện khó khăn, con gái tôi không có mua bảo hiểm. Khi bác sĩ thông báo chi phí điều trị bệnh lên đến gần 300 triệu, tôi bị sốc bởi không ngờ là lại cao đến vậy. Hôm xuất viện, con gái tôi vẫn còn nợ gần 100 triệu tiền viện phí, theo đó hàng tháng làm dư được bao nhiêu sẽ trả bệnh viện bấy nhiêu”, bà Dung nói.
Chị Phương không phải là bệnh nhân duy nhất tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới bị sốt xuất huyết phải trả chi phí lớn mà không có bảo hiểm y tế thời gian qua.
Mới đây, bệnh nhân nam Lê Trung Kiên, 22 tuổi, ngụ Vĩnh Long bị sốc sốt xuất huyết, suy gan và thận. Các bác sĩ đã chống sốc cho bệnh nhân, truyền máu, thay huyết tương… Tương tự với trường hợp chị Phương, bệnh nhân Kiên cũng không có BHYT. Được biết, điều kiện kinh tế gia đình Kiên rất chật vật. Bố mất sớm, mẹ làm nghề gia công may tại nhà, Kiên mới từ quê lên Bình Dương làm xưởng gỗ, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng nên không có điều kiện mua bảo hiểm. Do đó, gia đình phải tự chi trả hoàn toàn với số tiền khoảng 140 triệu đồng.
Tương tự, BS.CK2 Đỗ Châu Việt – Trưởng khoa Hồi sức nhiễm và COVID-19 Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, vừa qua, đơn vị anh cũng tiếp nhận một ca sốt xuất huyết nặng mà tổng chi phí lên đến hơn 120 triệu đồng.
Đó là bệnh nhân nữ 14 tuổi, quê ở An Giang, nhà nghèo phải nghỉ học, theo cha mẹ lên Bình Dương làm giầy da. Em bị sốt xuất huyết nặng, suy đa cơ quan tại Bệnh viện tỉnh Bình Dương, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi phải lọc máu và thay huyết tương 5 chu kỳ, truyền các chế phẩm máu, sử dụng nhiều loại kháng sinh chống bội nhiễm vi trùng nên chi phí điều trị rất cao, lên đến trên 120 triệu đồng. Trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhi, bệnh viện phải hỗ trợ và nhờ thêm mạnh thường quân giúp đỡ. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh quá nặng, sau thời gian dài điều trị không cải thiện, gia đình bệnh nhân đã tự nguyện xin về.
Các bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng thường trên 6 tuổi (không còn được hưởng chế độ miễn phí BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi của nhà nước nên cần mua bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên. Nếu đi học sẽ có bảo hiểm y tế học sinh. Tham gia BHYT sẽ giảm gánh nặng chi phí điều trị nếu không may mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nặng với thời gian nằm viện điều trị kéo dài”, bác sĩ Đỗ Châu Việt chia sẻ.
Từ trường hợp trên, BS.CK 2 Đỗ Châu Việt khuyến cáo người dân cố gắng chủ động mua bảo hiểm y tế, vì sẽ được hỗ trợ chi trả 80% viện phí. Ngoài ra, người dân cũng cần chú ý phòng bệnh sốt xuất huyết, đề phòng các dấu hiệu chuyển nặng bởi khi bị sốt huyết nặng, chi phí điều trị rất tốn kém.
Các biểu hiện sốt xuất huyết chuyển nặng:
Sốt, sau đó có thể giảm hoặc hết sốt nhưng li bì hoặc bứt rứt;
Nôn ói nhiều;
Đau bụng nhiều;
Tay chân lạnh ẩm;
Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo;
Không tiểu trên 6 giờ;
Khi người bệnh có các biểu hiện này, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và làm xét nghiệm theo dõi, điều trị.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Họ đều là những bệnh nhân nghèo mắc sốt xuất huyết nặng với thời gian nằm viện kéo dài, phải tự chi trả tổng chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng do không có bảo hiểm y tế.
Chiều 8/11, trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) giọng phấn khởi cho biết, con gái bà là chị Nguyễn Thị Mỹ Phương (33 tuổi) đã “vượt cửa tử” sốt xuất huyết Dengue nặng. Chị Phương đã được xuất viện về nhà và sức khỏe hiện ổn định, được bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hẹn tái khám vào thứ Hai tuần tới (12/11).
Trước đó 1 tháng, chị Phương đang bình thường thì đột ngột sốt cao và nhức đầu. Bà Dung thấy vậy nên kêu chồng chị Phương đưa vợ đi cấp cứu. Ban đầu, chị Phương được chẩn đoán sốt siêu vi nhưng diễn tiến bệnh rất nhanh.
Chị Phương nôn ói, choáng váng, kiệt sức và được chuyển lên Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), tiếp đó được chuyển tới khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng sốt xuất huyết nặng thể sốc, tổn thương gan nặng, suy thận, viêm phổi. Tại đây, bệnh nhân phải thở máy, truyền máu, dùng kháng sinh… để giành giật lại sự sống.
Sau hơn hai tuần điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu – hồi sức tích cực chống độc người lớn, tình trạng bệnh nhân được cải thiện. Bệnh nhân được cai máy thở, ngưng lọc máu và được chuyển về khoa nội B để tiếp tục điều trị. Sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân đã hồi phục, chức năng thận đã cải thiện, ăn uống tốt và đã xuất viện ngày 7/11 vừa qua.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lan, Trưởng Khoa Nội B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho hay, bệnh nhân Phương đã phải điều trị hồi sức do tình trạng rất nặng, phải điều trị bằng chế phẩm máu, truyền máu, tiểu cầu đậm đặc, thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh đặc biệt và thời gian điều trị kéo dài nên tổng chi phí lên đến gần 300 triệu đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế (BHYT) nên phải tự chi trả toàn bộ số tiền này, gánh nặng đối với gia đình rất lớn.
“Bệnh nhân không có BHYT. Với chi phí điều trị lớn như vầy là gánh nặng của gia đình khi không có khả năng chi trả. Bệnh viện đã liên hệ Phòng Công tác xã hội của bệnh viện, kêu gọi mạnh thường quân… để hỗ trợ người bệnh”, bác sĩ Lan cho biết.
Được biết, hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân Mỹ Phương rất khó khăn. Trước đây chị Phương làm phụ bếp, tuy nhiên sau khi sinh hai con xong thì ở nhà nội trợ. Tất cả chi phí sinh hoạt kinh tế gia đình là trông chờ vào lương làm thợ sơn nước của chồng chị Phương.
“Do điều kiện khó khăn, con gái tôi không có mua bảo hiểm. Khi bác sĩ thông báo chi phí điều trị bệnh lên đến gần 300 triệu, tôi bị sốc bởi không ngờ là lại cao đến vậy. Hôm xuất viện, con gái tôi vẫn còn nợ gần 100 triệu tiền viện phí, theo đó hàng tháng làm dư được bao nhiêu sẽ trả bệnh viện bấy nhiêu”, bà Dung nói.
Chị Phương không phải là bệnh nhân duy nhất tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới bị sốt xuất huyết phải trả chi phí lớn mà không có bảo hiểm y tế thời gian qua.
Mới đây, bệnh nhân nam Lê Trung Kiên, 22 tuổi, ngụ Vĩnh Long bị sốc sốt xuất huyết, suy gan và thận. Các bác sĩ đã chống sốc cho bệnh nhân, truyền máu, thay huyết tương… Tương tự với trường hợp chị Phương, bệnh nhân Kiên cũng không có BHYT. Được biết, điều kiện kinh tế gia đình Kiên rất chật vật. Bố mất sớm, mẹ làm nghề gia công may tại nhà, Kiên mới từ quê lên Bình Dương làm xưởng gỗ, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng nên không có điều kiện mua bảo hiểm. Do đó, gia đình phải tự chi trả hoàn toàn với số tiền khoảng 140 triệu đồng.
Tương tự, BS.CK2 Đỗ Châu Việt – Trưởng khoa Hồi sức nhiễm và COVID-19 Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, vừa qua, đơn vị anh cũng tiếp nhận một ca sốt xuất huyết nặng mà tổng chi phí lên đến hơn 120 triệu đồng.
Đó là bệnh nhân nữ 14 tuổi, quê ở An Giang, nhà nghèo phải nghỉ học, theo cha mẹ lên Bình Dương làm giầy da. Em bị sốt xuất huyết nặng, suy đa cơ quan tại Bệnh viện tỉnh Bình Dương, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi phải lọc máu và thay huyết tương 5 chu kỳ, truyền các chế phẩm máu, sử dụng nhiều loại kháng sinh chống bội nhiễm vi trùng nên chi phí điều trị rất cao, lên đến trên 120 triệu đồng. Trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhi, bệnh viện phải hỗ trợ và nhờ thêm mạnh thường quân giúp đỡ. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh quá nặng, sau thời gian dài điều trị không cải thiện, gia đình bệnh nhân đã tự nguyện xin về.
Các bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng thường trên 6 tuổi (không còn được hưởng chế độ miễn phí BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi của nhà nước nên cần mua bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên. Nếu đi học sẽ có bảo hiểm y tế học sinh. Tham gia BHYT sẽ giảm gánh nặng chi phí điều trị nếu không may mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nặng với thời gian nằm viện điều trị kéo dài”, bác sĩ Đỗ Châu Việt chia sẻ.
Từ trường hợp trên, BS.CK 2 Đỗ Châu Việt khuyến cáo người dân cố gắng chủ động mua bảo hiểm y tế, vì sẽ được hỗ trợ chi trả 80% viện phí. Ngoài ra, người dân cũng cần chú ý phòng bệnh sốt xuất huyết, đề phòng các dấu hiệu chuyển nặng bởi khi bị sốt huyết nặng, chi phí điều trị rất tốn kém.
Các biểu hiện sốt xuất huyết chuyển nặng:
Sốt, sau đó có thể giảm hoặc hết sốt nhưng li bì hoặc bứt rứt;
Nôn ói nhiều;
Đau bụng nhiều;
Tay chân lạnh ẩm;
Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo;
Không tiểu trên 6 giờ;
Khi người bệnh có các biểu hiện này, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và làm xét nghiệm theo dõi, điều trị.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn