Thời gian qua bệnh viện K đã tiếp nhận nhiều trường hợp là người dân tộc thiểu số chủ động tới khám và điều trị tại bệnh viện. Điều này cho thấy người dân đã dễ dàng tiếp cận với những thông tin chính thống, khoa học về tuyên truyền phòng chống ung thư. Nếu như trước đây họ thường sử dụng thuốc nam, đắp lá để điều trị các khối u thì hiện nay những người dân sinh sống ở vùng sâu vùng xa cũng đã đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Việc này sẽ giúp bệnh nhân được chẩn đó “trúng bệnh” và “đúng phác đồ” y học hiện đại ngày nay.
Tháng 7/2022, Khoa Ngoại bụng I, bệnh viện K đã tiếp nhận 03 trường hợp đều là bệnh nhân người dân tộc. Bệnh nhân Lò Văn I. là người dân tộc Thái, trú tại xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Anh I. đi khám vì thấy có dấu hiệu đau bụng vùng thượng vị, cơn đau kéo dài không thuyên giảm vì vậy anh chủ động đi khám. Sau khi làm các xét nghiệm chụp chiếu người bệnh có khối u kích thước khá lớn khoảng 3cm, anh I. được chẩn đoán u cơ trơn thực quản 1/2 dưới.
Kết quả chụp, siêu âm, nội soi u
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và đưa ra phương án điều trị phẫu thuật nội soi 3D đường bụng bóc u cơ trơn thực quản 1/2 dưới. PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện K, Trưởng khoa ngoại bụng I bệnh viện K cùng các bác sĩ trong khoa đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
“Kỹ thuật phẫu thuật nội soi 3D là phương pháp hiện đại được ứng dụng vào điều trị ung thư tại bệnh viện K trong thời gian qua, bệnh nhân có khối u kích thước lớn 2.6 x 3cm nằm ở vị trí ranh giới giữa bụng và ngực gần các cơ quan quan trọng là tim, phổi và các mạch máu lớn nên trong lúc phẫu thuật cũng gặp nhiều khó khăn cho ekíp. Chúng tôi phải lựa chọn rất kỹ phẫu trường qua đường ngực hay đường bụng và xác định nguy cơ khi loại bỏ khối u. U nằm ở thành sau thực quản sát với cột sống chính vì thế việc tiếp cận bóc u và khâu phục hồi thực quản cũng cần phải thực hiện phân tích tỉ mỉ cần trọng.” – PGS.TS Phạm Văn Bình cho biết.
Sau khi phẫu thuật người bệnh có kết quả giải phẫu bệnh u cơ trơn thực quản lành tính do vậy anh I.chỉ cần theo dõi và tái khám sau 3-6 tháng.
Cũng tại Khoa Ngoại bụng I, các bác sĩ đã ghi nhận thêm một trường hợp người bệnh dân tộc Thái tới khám và điều trị với chẩn đoán ban đầu là u hang vị dạ dày. Chị Lèo Thị Th. 42 tuổi không có chồng con, đươc người nhà đưa tới khám trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị kéo dài. Trước đó chị đã tới khám tại bệnh viện tỉnh Sơn La, kết quả nội soi cho thấy có ổ loét ở bờ cong nhỏ dạ dày 2cm nghi ung thư nên chuyển bệnh viện K.
Sau khi vào viện 3 ngày, các bác sĩ đánh giá hội chẩn kỹ phác đồ điều trị của bệnh nhân, trước hoàn cảnh khó khăn và nhận thấy bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa không có người nhà chăm sóc, chị Th. đã được phẫu thuật sớm vào 18/07/2022.
“Hoàn cảnh gia đình người bệnh khá khó khăn, bệnh nhân là người dân tộc Thái, ở sâu trên vùng núi, khả năng nói, hiểu tiếng Kinh rất hạn chế, kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào cháu trai, bệnh nhân cũng đã ở giai đoạn tiến triển do đó chúng tôi đã tạo điều kiện cho bệnh nhân trong suốt quá trình khám và điều trị.” – ThS.BS CKII Hà Hải Nam, phó trưởng khoa ngoại bụng I, Bệnh viện K chia sẻ.
Ekip phẫu thuật quyết định thực hiện ca mổ cắt gần toàn bộ dạ dày, xử lý ổ loét ung thư vùng tiền môn vị 4×4 cm,thâm nhiễm,đánh giá giai đoạn T4a,nạo vét hạch kĩ được 26 hạch kích thước từ 0,5-2cm.
Với sự chuẩn bị kỹ càng cũng như kinh nghiệm của các bác sĩ ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, thành công. Sau mổ cả người bệnh và người nhà chăm bệnh đều được khoa phòng hỗ trợ về ăn uống, sinh hoạt miễn phí. Các bác sĩ cũng đã kêu gọi hỗ trợ bệnh nhân để gia đình có thêm kinh phí, động lực điều trị cho quá trình sau này.
Gia đình chị Th.bày tỏ sự cảm ơn với các y bác sĩ đã điều trị cho chị Th. Cháu trai chị Th.vừa lên chăm bệnh chia sẻ và diễn tả để mọi người hiểu được “Ở vùng sâu, miền núi tới đây, cô Th.không hiểu hết tiếng Kinh, nên không rõ hết ý bác sĩ trao đổi nhưng các cô điều dưỡng, bác sĩ điều trị ra hiệu để chúng tôi hiểu được rõ hơn. Ca mổ thành công, tôi thay mặt gia đình cảm ơn các bác sĩ đã hỗ trợ gia đình”.
Hiện tại qua 2 ngày điều trị hậu phẫu ổn định, bệnh nhân đã ngồi dậy đi lại được và tập ăn đường miệng ngay từ ngày thứ 2 sau mổ.
Hôm nay, bệnh nhân Chu Thái T. 88 tuổi, dân tộc Tày cũng được ra viện sau mổ u đại tràng Sigma. Bệnh nhân T.thể trạng già yếu, tiền sử tăng huyết áp 8 năm duy trì điều trị thường xuyên, đã mổ cấp cứu ở bệnh viện Hà Giang cách 2 tháng vì viêm phúc mạc do thủng đại tràng Sigma. Bệnh nhân vào viện từ đầu tháng 7 và được thăm khám, thực hiện các chỉ định rất cẩn thận để đánh giá trước mổ. Ông T. được đo tim mạch nhưng không đo được chức năng hô hấp do già yếu, do đó các bác sĩ đã tiến hành truyền dịch nâng cao thể trạng hàng ngày cho bệnh nhân. “Do người bệnh tuổi cao, sức khỏe yếu, chúng tôi vừa cân nhắc điều trị, vừa nâng cao thể trạng để cuộc mổ diễn ra thuận lợi nhất, cố gắng sắp xếp hỗ trợ phẫu thuật sớm vì cụ đã cao tuổi, lại là người dân tộc”. – BS. Hoàng Tuấn Anh, Khoa Ngoại bụng I chia sẻ.
Ngày 08/7/2022, ekip các bác sĩ khoa Ngoại bụng I đã phẫu thuật lấy trọn tổn thương là u đại tràng Sigma kiểu vòng nhẫn. Kíp mổ quyết định cắt đoạn đại tràng Sigma trực tràng và nạo vét hạch, miệng nối đại tràng trái – trực tràng cho bệnh nhân T. Sau mổ bệnh nhân tiến triển và hồi phục rất tốt. Dẫn lưu ổ bụng ra dịch trong. Bệnh nhân trung tiện và bắt đầu tập ăn từ ngày thứ 4 sau mổ. Hiện tại bệnh nhân T.ổn định và ra viện vào ngày hôm nay.
“Chúng tôi đã phẫu thuật điều trị cho không ít trường hợp người bệnh cao tuổi, thường tâm lý trước đây tuổi cao ngoài 70,80 thì cứ để vậy không điều trị ung thư nhưng là những người làm chuyên môn, chúng tôi luôn phân tích nhiều yếu tố trên từng trường hợp người bệnh từ tuổi, tiền sử bệnh, sức khỏe hiện tại, giai đoạn bệnh … sau đó tư vấn cho gia đình để cân nhắc đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Như trường hợp bệnh nhân T. dù đã 88 tuổi, nhưng thể trạng vẫn đảm bảo cho việc phẫu thuật, đặc biệt với chẩn đoán u đại tràng sigma thì phẫu thuật là sự lựa chọn tối ưu, vì vậy chúng tôi đã trao đổi rất kỹ với gia đình và họ bày tỏ hoàn toàn tin tưởng vào các bác sĩ. Đây là bệnh nhân dân tộc Tày, chúng tôi rất mừng vì họ đã có những suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn, tin tưởng Y học hiện đại, lựa chọn chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện tuyến đầu chuyên khoa ung thư như Bệnh viện K”. – PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện K, Trưởng khoa ngoại bụng I bệnh viện K chia sẻ.
Qua 3 trường hợp người bệnh là người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở vùng sâu vùng xa đến khám và điều trị tại bệnh viện K có thể thấy các bác sĩ bệnh viện K cũng như ban lãnh đạo bệnh viện đã có sự hỗ trợ hết sức kịp thời trong quá trình khám điều trị tại bệnh viện. Việc người bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ động đi khám, tầm soát ung thư, điều trị tại các cơ sở ý tế chuyên khoa uy tín chắc chắn sẽ giúp quá trình điều trị có kết quả khả quan hơn so với các phương pháp truyền miệng trước đây, người dân đã được tiếp cận với các thông tin chính thống để chủ động theo dõi sức khỏe của mình và người thân. Chính vì vậy với những đối tượng người bệnh là người dân tộc luôn luôn được các bác sĩ hỗ trợ, ưu tiên hướng dẫn trong quá trình khám chữa bệnh để những cản trở về ngôn ngữ giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày không còn là khó khăn hay trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị căn bệnh hiểm nghèo này./.
Thời gian qua bệnh viện K đã tiếp nhận nhiều trường hợp là người dân tộc thiểu số chủ động tới khám và điều trị tại bệnh viện. Điều này cho thấy người dân đã dễ dàng tiếp cận với những thông tin chính thống, khoa học về tuyên truyền phòng chống ung thư. Nếu như trước đây họ thường sử dụng thuốc nam, đắp lá để điều trị các khối u thì hiện nay những người dân sinh sống ở vùng sâu vùng xa cũng đã đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Việc này sẽ giúp bệnh nhân được chẩn đó “trúng bệnh” và “đúng phác đồ” y học hiện đại ngày nay.
Tháng 7/2022, Khoa Ngoại bụng I, bệnh viện K đã tiếp nhận 03 trường hợp đều là bệnh nhân người dân tộc. Bệnh nhân Lò Văn I. là người dân tộc Thái, trú tại xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Anh I. đi khám vì thấy có dấu hiệu đau bụng vùng thượng vị, cơn đau kéo dài không thuyên giảm vì vậy anh chủ động đi khám. Sau khi làm các xét nghiệm chụp chiếu người bệnh có khối u kích thước khá lớn khoảng 3cm, anh I. được chẩn đoán u cơ trơn thực quản 1/2 dưới.
Kết quả chụp, siêu âm, nội soi u
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và đưa ra phương án điều trị phẫu thuật nội soi 3D đường bụng bóc u cơ trơn thực quản 1/2 dưới. PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện K, Trưởng khoa ngoại bụng I bệnh viện K cùng các bác sĩ trong khoa đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
“Kỹ thuật phẫu thuật nội soi 3D là phương pháp hiện đại được ứng dụng vào điều trị ung thư tại bệnh viện K trong thời gian qua, bệnh nhân có khối u kích thước lớn 2.6 x 3cm nằm ở vị trí ranh giới giữa bụng và ngực gần các cơ quan quan trọng là tim, phổi và các mạch máu lớn nên trong lúc phẫu thuật cũng gặp nhiều khó khăn cho ekíp. Chúng tôi phải lựa chọn rất kỹ phẫu trường qua đường ngực hay đường bụng và xác định nguy cơ khi loại bỏ khối u. U nằm ở thành sau thực quản sát với cột sống chính vì thế việc tiếp cận bóc u và khâu phục hồi thực quản cũng cần phải thực hiện phân tích tỉ mỉ cần trọng.” – PGS.TS Phạm Văn Bình cho biết.
Sau khi phẫu thuật người bệnh có kết quả giải phẫu bệnh u cơ trơn thực quản lành tính do vậy anh I.chỉ cần theo dõi và tái khám sau 3-6 tháng.
Cũng tại Khoa Ngoại bụng I, các bác sĩ đã ghi nhận thêm một trường hợp người bệnh dân tộc Thái tới khám và điều trị với chẩn đoán ban đầu là u hang vị dạ dày. Chị Lèo Thị Th. 42 tuổi không có chồng con, đươc người nhà đưa tới khám trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị kéo dài. Trước đó chị đã tới khám tại bệnh viện tỉnh Sơn La, kết quả nội soi cho thấy có ổ loét ở bờ cong nhỏ dạ dày 2cm nghi ung thư nên chuyển bệnh viện K.
Sau khi vào viện 3 ngày, các bác sĩ đánh giá hội chẩn kỹ phác đồ điều trị của bệnh nhân, trước hoàn cảnh khó khăn và nhận thấy bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa không có người nhà chăm sóc, chị Th. đã được phẫu thuật sớm vào 18/07/2022.
“Hoàn cảnh gia đình người bệnh khá khó khăn, bệnh nhân là người dân tộc Thái, ở sâu trên vùng núi, khả năng nói, hiểu tiếng Kinh rất hạn chế, kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào cháu trai, bệnh nhân cũng đã ở giai đoạn tiến triển do đó chúng tôi đã tạo điều kiện cho bệnh nhân trong suốt quá trình khám và điều trị.” – ThS.BS CKII Hà Hải Nam, phó trưởng khoa ngoại bụng I, Bệnh viện K chia sẻ.
Ekip phẫu thuật quyết định thực hiện ca mổ cắt gần toàn bộ dạ dày, xử lý ổ loét ung thư vùng tiền môn vị 4×4 cm,thâm nhiễm,đánh giá giai đoạn T4a,nạo vét hạch kĩ được 26 hạch kích thước từ 0,5-2cm.
Với sự chuẩn bị kỹ càng cũng như kinh nghiệm của các bác sĩ ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, thành công. Sau mổ cả người bệnh và người nhà chăm bệnh đều được khoa phòng hỗ trợ về ăn uống, sinh hoạt miễn phí. Các bác sĩ cũng đã kêu gọi hỗ trợ bệnh nhân để gia đình có thêm kinh phí, động lực điều trị cho quá trình sau này.
Gia đình chị Th.bày tỏ sự cảm ơn với các y bác sĩ đã điều trị cho chị Th. Cháu trai chị Th.vừa lên chăm bệnh chia sẻ và diễn tả để mọi người hiểu được “Ở vùng sâu, miền núi tới đây, cô Th.không hiểu hết tiếng Kinh, nên không rõ hết ý bác sĩ trao đổi nhưng các cô điều dưỡng, bác sĩ điều trị ra hiệu để chúng tôi hiểu được rõ hơn. Ca mổ thành công, tôi thay mặt gia đình cảm ơn các bác sĩ đã hỗ trợ gia đình”.
Hiện tại qua 2 ngày điều trị hậu phẫu ổn định, bệnh nhân đã ngồi dậy đi lại được và tập ăn đường miệng ngay từ ngày thứ 2 sau mổ.
Hôm nay, bệnh nhân Chu Thái T. 88 tuổi, dân tộc Tày cũng được ra viện sau mổ u đại tràng Sigma. Bệnh nhân T.thể trạng già yếu, tiền sử tăng huyết áp 8 năm duy trì điều trị thường xuyên, đã mổ cấp cứu ở bệnh viện Hà Giang cách 2 tháng vì viêm phúc mạc do thủng đại tràng Sigma. Bệnh nhân vào viện từ đầu tháng 7 và được thăm khám, thực hiện các chỉ định rất cẩn thận để đánh giá trước mổ. Ông T. được đo tim mạch nhưng không đo được chức năng hô hấp do già yếu, do đó các bác sĩ đã tiến hành truyền dịch nâng cao thể trạng hàng ngày cho bệnh nhân. “Do người bệnh tuổi cao, sức khỏe yếu, chúng tôi vừa cân nhắc điều trị, vừa nâng cao thể trạng để cuộc mổ diễn ra thuận lợi nhất, cố gắng sắp xếp hỗ trợ phẫu thuật sớm vì cụ đã cao tuổi, lại là người dân tộc”. – BS. Hoàng Tuấn Anh, Khoa Ngoại bụng I chia sẻ.
Ngày 08/7/2022, ekip các bác sĩ khoa Ngoại bụng I đã phẫu thuật lấy trọn tổn thương là u đại tràng Sigma kiểu vòng nhẫn. Kíp mổ quyết định cắt đoạn đại tràng Sigma trực tràng và nạo vét hạch, miệng nối đại tràng trái – trực tràng cho bệnh nhân T. Sau mổ bệnh nhân tiến triển và hồi phục rất tốt. Dẫn lưu ổ bụng ra dịch trong. Bệnh nhân trung tiện và bắt đầu tập ăn từ ngày thứ 4 sau mổ. Hiện tại bệnh nhân T.ổn định và ra viện vào ngày hôm nay.
“Chúng tôi đã phẫu thuật điều trị cho không ít trường hợp người bệnh cao tuổi, thường tâm lý trước đây tuổi cao ngoài 70,80 thì cứ để vậy không điều trị ung thư nhưng là những người làm chuyên môn, chúng tôi luôn phân tích nhiều yếu tố trên từng trường hợp người bệnh từ tuổi, tiền sử bệnh, sức khỏe hiện tại, giai đoạn bệnh … sau đó tư vấn cho gia đình để cân nhắc đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Như trường hợp bệnh nhân T. dù đã 88 tuổi, nhưng thể trạng vẫn đảm bảo cho việc phẫu thuật, đặc biệt với chẩn đoán u đại tràng sigma thì phẫu thuật là sự lựa chọn tối ưu, vì vậy chúng tôi đã trao đổi rất kỹ với gia đình và họ bày tỏ hoàn toàn tin tưởng vào các bác sĩ. Đây là bệnh nhân dân tộc Tày, chúng tôi rất mừng vì họ đã có những suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn, tin tưởng Y học hiện đại, lựa chọn chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện tuyến đầu chuyên khoa ung thư như Bệnh viện K”. – PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện K, Trưởng khoa ngoại bụng I bệnh viện K chia sẻ.
Qua 3 trường hợp người bệnh là người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở vùng sâu vùng xa đến khám và điều trị tại bệnh viện K có thể thấy các bác sĩ bệnh viện K cũng như ban lãnh đạo bệnh viện đã có sự hỗ trợ hết sức kịp thời trong quá trình khám điều trị tại bệnh viện. Việc người bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ động đi khám, tầm soát ung thư, điều trị tại các cơ sở ý tế chuyên khoa uy tín chắc chắn sẽ giúp quá trình điều trị có kết quả khả quan hơn so với các phương pháp truyền miệng trước đây, người dân đã được tiếp cận với các thông tin chính thống để chủ động theo dõi sức khỏe của mình và người thân. Chính vì vậy với những đối tượng người bệnh là người dân tộc luôn luôn được các bác sĩ hỗ trợ, ưu tiên hướng dẫn trong quá trình khám chữa bệnh để những cản trở về ngôn ngữ giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày không còn là khó khăn hay trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị căn bệnh hiểm nghèo này./.