Sáng ngày 01/12/2016, Ban quản lý “Dự án Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng” tỉnh Kon Tum phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Tham dự buổi Lễ có bà Mai Thoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, Trưởng Ban Chỉ đạo; các ngành, đoàn thể của huyện Ngọc Hồi; chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã Sa Loong; giáo viên, học sinh trường THCS Sa Loong; Lãnh đạo và Trưởng các khoa, phòng của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.
Tại Lễ mít tinh, BS CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum đã phát biểu triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ ngày 10/11/2016 đến ngày 10/12/2016. Theo đó năm 2016, Việt Nam tiếp tục tập trung vào chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam” do Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) phát động toàn cầu. Ba mục tiêu đó là: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút; 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Nội dung chủ yếu là vận động và truyền thông thay đổi hành vi mở rộng việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum và Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV của Kon Tum thấp hơn so với các vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, Kon Tum hiện cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV, trong đó huyện Ngọc Hồi là địa bàn có nhiều yếu tố nguy cơ như: Nhiều xã khu vực biên giới với nhiều thành phần dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp và các tập quán sinh hoạt, văn hóa khác nhau; tỷ lệ dân di cư từ các dân tộc phía Bắc (là nơi có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao do tiêm chích ma túy); nhóm người di biến động qua lại khu vực biên giới; địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn để người dân có những kiến thức về HIV/AIDS, các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV chưa được cập nhật thường xuyên.
Huyện Ngọc Hồi có 8/8 xã, thị trấn đều có người nhiễm HIV/AIDS, với tổng số 105 người nhiễm HIV, 55 bệnh nhân AIDS, 31 người đã tử vong do AIDS. Do vậy cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về hiểm họa của đại dịch HIV/AIDS, giúp cho người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới hiểu biết đúng và đầy đủ hơn về HIV/AIDS. Điều này sẽ góp phần làm giảm lây nhiễm HIV, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.
Sau Lễ mít tinh là phần giao lưu, hỏi đáp tìm hiểu về HIV/AIDS với nhân dân và học sinh trường THCS xã Sa Loong. Đây là phần sôi nổi, hào hứng, thu hút được nhiều người tham gia. Phần giao lưu đã chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV; quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS; phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV…
Một số hình ảnh tại Lễ mít tinh:
Bà Mai Thoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum phát biểu chỉ đạo tại Lễ mít tinh
BS CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum phát biểu tại Lễ mít tinh
Học sinh trường THCS xã Sa Loong tham gia giao lưu tìm hiểu về HIV/AIDS tại Lễ mít tinh
Người dân xã Sa Loong tham gia tìm hiểu về HIV/AIDS tại Lễ mít tinh
Theo Sở Y tế Kontum
Sáng ngày 01/12/2016, Ban quản lý “Dự án Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng” tỉnh Kon Tum phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Tham dự buổi Lễ có bà Mai Thoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, Trưởng Ban Chỉ đạo; các ngành, đoàn thể của huyện Ngọc Hồi; chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã Sa Loong; giáo viên, học sinh trường THCS Sa Loong; Lãnh đạo và Trưởng các khoa, phòng của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.
Tại Lễ mít tinh, BS CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum đã phát biểu triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ ngày 10/11/2016 đến ngày 10/12/2016. Theo đó năm 2016, Việt Nam tiếp tục tập trung vào chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam” do Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) phát động toàn cầu. Ba mục tiêu đó là: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút; 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Nội dung chủ yếu là vận động và truyền thông thay đổi hành vi mở rộng việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum và Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV của Kon Tum thấp hơn so với các vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, Kon Tum hiện cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV, trong đó huyện Ngọc Hồi là địa bàn có nhiều yếu tố nguy cơ như: Nhiều xã khu vực biên giới với nhiều thành phần dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp và các tập quán sinh hoạt, văn hóa khác nhau; tỷ lệ dân di cư từ các dân tộc phía Bắc (là nơi có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao do tiêm chích ma túy); nhóm người di biến động qua lại khu vực biên giới; địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn để người dân có những kiến thức về HIV/AIDS, các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV chưa được cập nhật thường xuyên.
Huyện Ngọc Hồi có 8/8 xã, thị trấn đều có người nhiễm HIV/AIDS, với tổng số 105 người nhiễm HIV, 55 bệnh nhân AIDS, 31 người đã tử vong do AIDS. Do vậy cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về hiểm họa của đại dịch HIV/AIDS, giúp cho người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới hiểu biết đúng và đầy đủ hơn về HIV/AIDS. Điều này sẽ góp phần làm giảm lây nhiễm HIV, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.
Sau Lễ mít tinh là phần giao lưu, hỏi đáp tìm hiểu về HIV/AIDS với nhân dân và học sinh trường THCS xã Sa Loong. Đây là phần sôi nổi, hào hứng, thu hút được nhiều người tham gia. Phần giao lưu đã chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV; quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS; phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV…
Một số hình ảnh tại Lễ mít tinh:
Bà Mai Thoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum phát biểu chỉ đạo tại Lễ mít tinh
BS CKI Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum phát biểu tại Lễ mít tinh
Học sinh trường THCS xã Sa Loong tham gia giao lưu tìm hiểu về HIV/AIDS tại Lễ mít tinh
Người dân xã Sa Loong tham gia tìm hiểu về HIV/AIDS tại Lễ mít tinh
Theo Sở Y tế Kontum