Manh chiếu không còn mới được trải trên một cái đệm cũ mỏng là nơi ‘đặt lưng’ nghỉ ngơi sau những giờ trực mệt nhọc của các nhân viên y tế phường Trung Phụng, quận Đống Đa – Nơi mà vào những ngày này đang ‘nóng’ vì COVID -19.
Có chứng kiến những giờ phút làm việc của nhân viên ở đây mới thấy được họ đã và đang phải cố gắng, phải nỗ lực mỗi giờ, mỗi ngày để bám trụ với công việc, vì sức khỏe và an toàn của cộng đồng. Và họ cũng cần lắm những lời sẻ chia, cảm thông từ phía người dân.
Đủ kiểu “hành” nhân viên y tế
BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy – Trạm Trưởng Tạm y tế Phường Trung Phụng (Đống Đa) kể, trong vòng một tháng nay, phường đã ghi nhận khoảng 400 F0. Số lượng F0 có những thời điểm lên đến 60-70 ca mắc mới, nhân viên y tế làm không kịp thở. Nhân lực Trạm y tế Phường có 8 người, phải cắt cử chia sẻ ra khắp hướng. Luôn phải có 2 nhân viên trực tại trạm để tiếp nhận thông tin của người dân, các nhân viên khác đi lấy mẫu, tiêm vaccine, làm báo cáo, điều tra dịch tễ…
“Công việc của chúng tôi luôn ở trong tình trạng quá tải, người thì ít, việc thì nhiều. Chúng tôi thường kết thúc ngày làm việc vào 21 – 22 giờ đêm, không có ngày nghỉ là chuyện bình thường”, chị Thúy giãi bày.
Vì mỗi ngày số lượng phát sinh mới nhiều, điện thoại luôn trong tình trạng nóng máy, cuộc gọi này vừa kết thúc thì cuộc gọi khác lại đến. Để người dân tiếp cận dễ dàng với nhân viên y tế, ngoài số hotline, trạm đã “đầu tư” mua thêm một đầu số di động và lập thêm nhóm zalo để tiếp nhận thông tin nhanh nhất của người dân.
Vì số lượng cuộc gọi nhiều do vậy có những cuộc điện thoại người dân gọi đến máy luôn báo bận, có người đến tận trạm y tế quát tháo, chửi mắng, khi chúng tôi giải thích thì bị “tố ngược” lại “nhân viên y tế đông, cả ngày có làm gì đâu”…
BS Thúy kể lại, có cán bộ cụm dân cư xét nghiệm tại nhà phát hiện dương tính, y tế phường đã hướng dẫn, điều tra dịch tễ, mời cả nhà ra lấy mẫu xét nghiệm lại, vậy mà lại có thông tin báo lên cấp trên, người dân kiện lên tận thành phố nhân viên y tế không quan tâm, không chịu đến nhà lấy mẫu xét nghiệm…
Hay một trường hợp khác, bệnh nhân mắc COVID -19 nhưng bị bại não, sau khi tiếp nhận thông tin từ gia đình, cán bộ của trạm đã liên hệ với tuyến trên để chuyển bệnh nhân vào khu thu dung điều trị. Tuy nhiên, theo quy trình những trường hợp có bệnh nền phức tạp, khu thu dung điều trị phải bố trí phòng, nhân lực rất lâu, trung bình từ 24-48h mới chuyển được. Do đó, chưa chuyển bệnh nhân đi ngay lập tức.
Gia đình thấy thế lại bức xúc và không tiếc lời nói nhân viên y tế thiếu trách nhiệm trong công việc (trong khi đó hồ sơ đã chuẩn bị sẵn chỉ đợi khu thu dung đồng ý tiếp nhận),
“Bao nhiêu nỗ lực, công sức bị phủ nhận hết, chúng tôi rất rất xót xa, không còn động lực để làm việc”, BS Thúy buồn bã.
Chị Thúy cũng chia sẻ thêm, khi tiếp nhận thông tin từ người dân, cán bộ y tế cơ sở phải điều tra, phân loại thận trọng, những trường hợp phải chuyển tuyến điều trị nhân viên y tế đã cố gắng giải quyết nhanh nhất, chỉ chờ khu thu dung đồng ý tiếp nhận. Người dân không hiểu điều đó, luôn cho rằng nhân viên y tế không làm việc, rồi kiện cáo lên lãnh đạo phường, lên Trung tâm Y tế, chửi, mắng nhiếc không tiếc lời.
Có những trường hợp nặng phải điều trị tại khu thu dung, nhân viên y tế dành cả buổi để thuyết phục mới đồng ý đi điều trị. Khi xe vận chuyển đến nhà, lại đổi ý không đi! Trong khi đó, với tình hình dịch căng thẳng như hiện nay, yêu cầu được xe vận chuyển F0 rất khó khăn.
Đến tối, gia đình gọi điện thông báo muốn được điều trị tại cơ sở thu dung, nhân viên y tế lại phải đánh giá tình trạng sức khỏe từ đầu, tốn nhiều thời gian.
Hay thậm chí, cuối tháng vừa rồi chị Hương – nhân viên y tế của Phường Trung Phụng đã bị người nhà bệnh nhân đến dọa hành hung.
” Chuyện đơn giản chỉ là gia đình tự liên hệ được với một nơi điều trị, bên trạm y tế phường đã gọi xe vận chuyển đến. Chị Hòa đã giải thích với gia đình bệnh nhân là phía bên xe vận chuyển chỉ hỗ trợ chi phí chiều đi, nếu gia đình đi theo người bệnh đến khu điều trị, chiều quay về thì sẽ phải trả chi phí. Thế nhưng sau khi quay trở về, người nhà bệnh nhân đã mạt sát nhân viên y tế, với lời lẽ khó nghe như chỉ biết vòi vĩnh ăn tiền, thậm chí còn đòi hành hung”, chị Thúy ấm ức nói.
Áp lực nặng nề, thu nhập không đủ chi tiêu
Công việc nhiều áp lực, nhưng nhân viên luôn nỗ lực. Mọi người gác lại công việc cá nhân để dồn cho công việc.
Như trường hợp điều dưỡng tên Nam vợ đẻ nhưng chỉ xin nghỉ được 3 ngày để đưa vợ đi sinh và đưa vợ về quê nhờ bà ngoại chăm sóc. Trước đó, bố vợ bị ung thư chưa kịp thu xếp thời gian về thăm, thì ông đã ra đi…
Là một nhân viên y tế, khi người thân gặp vấn đề về sức khỏe, họ cũng mong muốn được ở bên để quan tâm, chăm sóc giúp họ yên tâm hơn. Nhưng tất cả phải gác lại vì công việc chung của cả cộng đồng.
Nếu sự hy sinh cống hiến của nhân viên y tế được người dân công nhận họ không buồn đến vậy. Đằng này cường độ làm việc liên tục, đã tận tâm tận lực hết sức nhưng không được ghi nhận khiến họ rất chạnh lòng.
BS Nguyễn Thị Thanh Thúy trải lòng, tình trạng dịch kéo dài như thế này không biết nhân viên y tế cơ sở sẽ trụ lại với công việc được bao lâu.
Suốt một tháng trời ròng rã, lương thấp, tinh thần lại luôn trong trạng thái căng thẳng. Có bạn nhân viên thu nhập một tháng được 3 triệu nhưng đi làm 20 km, trừ chi phí xăng xe, điện thoại đã gần hết…
“Hiện tại cán bộ y tế cơ sở đang làm vì lương tâm, trách nhiệm với cộng đồng”, BS Thúy nói
Cần lắm sự cảm thông, chia sẻ!
Chưa ai hỏi tâm lý nhân viên y tế hiện nay ra sao, công việc thế nào, trong tình hình dịch như hiện nay, sức khỏe của các em như có tốt không, ăn ngủ ra sao…. Mà chỉ là những câu thắc mắc tại sao nhà tôi có người mắc bệnh mà bỏ mặc…Chúng tôi cũng rất cần lời động viên từ các cấp và quan trọng là ủng hộ từ phía người dân” chị Thúy trải lòng.
Chị Thúy mong muốn các cấp chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nhân viên y tế cơ sở để yên tâm công tác, gắn bó với nghề.
Mong muốn người dân, luôn ủng hộ, hợp tác với ngành y tế trong phòng chống dịch. Để Hà Nội của chúng ta sớm khỏe hơn.
Kỳ III: F0 đang điều trị tại nhà ra sao?
Nguồn: SKĐS
Manh chiếu không còn mới được trải trên một cái đệm cũ mỏng là nơi ‘đặt lưng’ nghỉ ngơi sau những giờ trực mệt nhọc của các nhân viên y tế phường Trung Phụng, quận Đống Đa – Nơi mà vào những ngày này đang ‘nóng’ vì COVID -19.
Có chứng kiến những giờ phút làm việc của nhân viên ở đây mới thấy được họ đã và đang phải cố gắng, phải nỗ lực mỗi giờ, mỗi ngày để bám trụ với công việc, vì sức khỏe và an toàn của cộng đồng. Và họ cũng cần lắm những lời sẻ chia, cảm thông từ phía người dân.
Đủ kiểu “hành” nhân viên y tế
BS. Nguyễn Thị Thanh Thúy – Trạm Trưởng Tạm y tế Phường Trung Phụng (Đống Đa) kể, trong vòng một tháng nay, phường đã ghi nhận khoảng 400 F0. Số lượng F0 có những thời điểm lên đến 60-70 ca mắc mới, nhân viên y tế làm không kịp thở. Nhân lực Trạm y tế Phường có 8 người, phải cắt cử chia sẻ ra khắp hướng. Luôn phải có 2 nhân viên trực tại trạm để tiếp nhận thông tin của người dân, các nhân viên khác đi lấy mẫu, tiêm vaccine, làm báo cáo, điều tra dịch tễ…
“Công việc của chúng tôi luôn ở trong tình trạng quá tải, người thì ít, việc thì nhiều. Chúng tôi thường kết thúc ngày làm việc vào 21 – 22 giờ đêm, không có ngày nghỉ là chuyện bình thường”, chị Thúy giãi bày.
Vì mỗi ngày số lượng phát sinh mới nhiều, điện thoại luôn trong tình trạng nóng máy, cuộc gọi này vừa kết thúc thì cuộc gọi khác lại đến. Để người dân tiếp cận dễ dàng với nhân viên y tế, ngoài số hotline, trạm đã “đầu tư” mua thêm một đầu số di động và lập thêm nhóm zalo để tiếp nhận thông tin nhanh nhất của người dân.
Vì số lượng cuộc gọi nhiều do vậy có những cuộc điện thoại người dân gọi đến máy luôn báo bận, có người đến tận trạm y tế quát tháo, chửi mắng, khi chúng tôi giải thích thì bị “tố ngược” lại “nhân viên y tế đông, cả ngày có làm gì đâu”…
BS Thúy kể lại, có cán bộ cụm dân cư xét nghiệm tại nhà phát hiện dương tính, y tế phường đã hướng dẫn, điều tra dịch tễ, mời cả nhà ra lấy mẫu xét nghiệm lại, vậy mà lại có thông tin báo lên cấp trên, người dân kiện lên tận thành phố nhân viên y tế không quan tâm, không chịu đến nhà lấy mẫu xét nghiệm…
Hay một trường hợp khác, bệnh nhân mắc COVID -19 nhưng bị bại não, sau khi tiếp nhận thông tin từ gia đình, cán bộ của trạm đã liên hệ với tuyến trên để chuyển bệnh nhân vào khu thu dung điều trị. Tuy nhiên, theo quy trình những trường hợp có bệnh nền phức tạp, khu thu dung điều trị phải bố trí phòng, nhân lực rất lâu, trung bình từ 24-48h mới chuyển được. Do đó, chưa chuyển bệnh nhân đi ngay lập tức.
Gia đình thấy thế lại bức xúc và không tiếc lời nói nhân viên y tế thiếu trách nhiệm trong công việc (trong khi đó hồ sơ đã chuẩn bị sẵn chỉ đợi khu thu dung đồng ý tiếp nhận),
“Bao nhiêu nỗ lực, công sức bị phủ nhận hết, chúng tôi rất rất xót xa, không còn động lực để làm việc”, BS Thúy buồn bã.
Chị Thúy cũng chia sẻ thêm, khi tiếp nhận thông tin từ người dân, cán bộ y tế cơ sở phải điều tra, phân loại thận trọng, những trường hợp phải chuyển tuyến điều trị nhân viên y tế đã cố gắng giải quyết nhanh nhất, chỉ chờ khu thu dung đồng ý tiếp nhận. Người dân không hiểu điều đó, luôn cho rằng nhân viên y tế không làm việc, rồi kiện cáo lên lãnh đạo phường, lên Trung tâm Y tế, chửi, mắng nhiếc không tiếc lời.
Có những trường hợp nặng phải điều trị tại khu thu dung, nhân viên y tế dành cả buổi để thuyết phục mới đồng ý đi điều trị. Khi xe vận chuyển đến nhà, lại đổi ý không đi! Trong khi đó, với tình hình dịch căng thẳng như hiện nay, yêu cầu được xe vận chuyển F0 rất khó khăn.
Đến tối, gia đình gọi điện thông báo muốn được điều trị tại cơ sở thu dung, nhân viên y tế lại phải đánh giá tình trạng sức khỏe từ đầu, tốn nhiều thời gian.
Hay thậm chí, cuối tháng vừa rồi chị Hương – nhân viên y tế của Phường Trung Phụng đã bị người nhà bệnh nhân đến dọa hành hung.
” Chuyện đơn giản chỉ là gia đình tự liên hệ được với một nơi điều trị, bên trạm y tế phường đã gọi xe vận chuyển đến. Chị Hòa đã giải thích với gia đình bệnh nhân là phía bên xe vận chuyển chỉ hỗ trợ chi phí chiều đi, nếu gia đình đi theo người bệnh đến khu điều trị, chiều quay về thì sẽ phải trả chi phí. Thế nhưng sau khi quay trở về, người nhà bệnh nhân đã mạt sát nhân viên y tế, với lời lẽ khó nghe như chỉ biết vòi vĩnh ăn tiền, thậm chí còn đòi hành hung”, chị Thúy ấm ức nói.
Áp lực nặng nề, thu nhập không đủ chi tiêu
Công việc nhiều áp lực, nhưng nhân viên luôn nỗ lực. Mọi người gác lại công việc cá nhân để dồn cho công việc.
Như trường hợp điều dưỡng tên Nam vợ đẻ nhưng chỉ xin nghỉ được 3 ngày để đưa vợ đi sinh và đưa vợ về quê nhờ bà ngoại chăm sóc. Trước đó, bố vợ bị ung thư chưa kịp thu xếp thời gian về thăm, thì ông đã ra đi…
Là một nhân viên y tế, khi người thân gặp vấn đề về sức khỏe, họ cũng mong muốn được ở bên để quan tâm, chăm sóc giúp họ yên tâm hơn. Nhưng tất cả phải gác lại vì công việc chung của cả cộng đồng.
Nếu sự hy sinh cống hiến của nhân viên y tế được người dân công nhận họ không buồn đến vậy. Đằng này cường độ làm việc liên tục, đã tận tâm tận lực hết sức nhưng không được ghi nhận khiến họ rất chạnh lòng.
BS Nguyễn Thị Thanh Thúy trải lòng, tình trạng dịch kéo dài như thế này không biết nhân viên y tế cơ sở sẽ trụ lại với công việc được bao lâu.
Suốt một tháng trời ròng rã, lương thấp, tinh thần lại luôn trong trạng thái căng thẳng. Có bạn nhân viên thu nhập một tháng được 3 triệu nhưng đi làm 20 km, trừ chi phí xăng xe, điện thoại đã gần hết…
“Hiện tại cán bộ y tế cơ sở đang làm vì lương tâm, trách nhiệm với cộng đồng”, BS Thúy nói
Cần lắm sự cảm thông, chia sẻ!
Chưa ai hỏi tâm lý nhân viên y tế hiện nay ra sao, công việc thế nào, trong tình hình dịch như hiện nay, sức khỏe của các em như có tốt không, ăn ngủ ra sao…. Mà chỉ là những câu thắc mắc tại sao nhà tôi có người mắc bệnh mà bỏ mặc…Chúng tôi cũng rất cần lời động viên từ các cấp và quan trọng là ủng hộ từ phía người dân” chị Thúy trải lòng.
Chị Thúy mong muốn các cấp chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nhân viên y tế cơ sở để yên tâm công tác, gắn bó với nghề.
Mong muốn người dân, luôn ủng hộ, hợp tác với ngành y tế trong phòng chống dịch. Để Hà Nội của chúng ta sớm khỏe hơn.
Kỳ III: F0 đang điều trị tại nhà ra sao?
Nguồn: SKĐS