HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Kỳ vọng gì ở Trung tâm nghiên cứu, điều trị COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam?

Admin by Admin
in Tin tức
0
Kỳ vọng gì ở Trung tâm nghiên cứu, điều trị COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam?
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc phỏng vấn GS. TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế về hoạt động của Trung tâm này.

PV: Thưa GS.TS Phạm Như Hiệp, sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đặt tại BV Trung ương Huế có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo?

GS.TS Phạm Như Hiệp: Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 BV Trung ương Huế được đặt tại cơ sở 2 của chúng tôi tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế với quy mô 300 giường và sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế dịch COVID-19.

Kỳ vọng gì ở Trung tâm nghiên cứu , điều trị COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam? - Ảnh 1.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế (áo trắng).

Trung tâm có chức năng cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, nghiên cứu và đào tạo về COVID-19, đồng thời là cơ sở điều trị có nhiệm vụ thu dung, điều trị và thực hiện các kỹ thuật hồi sức tích cực, phức tạp cho các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch trong bậc thang điều trị ca bệnh COVID-19 theo sự phân công của Bộ Y tế.

Trung tâm có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy thở, ECMO, hệ thống DSA, máy MRI, máy X- Quang, máy siêu âm, monitor theo dõi, máy chạy thận nhân tạo,… hệ thống ôxy y tế, khí y tế và được dự trù đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất đảm bảo cho công tác điều trị và hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch.

Như bạn đã biết, qua hơn 2 năm chống dịch, nước ta đang ở giai đoạn Thích ứng linh hoạt, điều trị, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và với những biến thể mới của virus tiếp tục diễn ra thì việc chủ động sớm hình thành một trung tâm chuyên biệt nghiên cứu về COVID-19 là việc cần thiết và cấp bách.

Nhiệm vụ của Trung tâm này là chủ động nghiên cứu về bệnh COVID-19, đề ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất và hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới để chúng ta tiếp cận được các phương pháp điều trị, xu hướng biến thế của virus, kịp thời phòng ngừa.

Bên cạnh đó, không thể tách rời nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn ở các tỉnh bạn.

PV: Thưa GS, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP Hồ Chí Minh hiện nay vẫn đang tiếp tục hoạt động, đang điều trị nhiều bệnh nhân nặng, ý nghĩa của hoạt động Trung tâm này ra sao để từ đó, ông quyết định thành lập Trung tâm chuyên nghiên cứu về bệnh COVID-19?

GS.TS Phạm Như Hiệp:  Trung tâm ICU thuộc Bệnh viện TW Huế tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 8/2021. Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị vẫn tiếp tục vận hành hoạt động Trung tâm ICU theo mô hình hỗ trợ cho TP. Hồ Chí Minh.

 

Kỳ vọng gì ở Trung tâm nghiên cứu , điều trị COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam? - Ảnh 2.

Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 BV Trung ương Huế được đặt tại cơ sở 2 của bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Hiển

Theo thống kê kết quả hoạt động cũng như đánh giá của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Bộ Y tế, đây là một trong những trung tâm đã hỗ trợ rất hiệu quả với đa phương thức hoạt động từ cấp cứu hồi sức, điều trị, đào tạo, chỉ đạo tuyến, hội chẩn trực tuyến…

Trung tâm của chúng tôi tại TP Hồ Chí Minh đã huy động 831 nhân lực của 5 bệnh viện tuyến Trung ương gồm Bệnh viện Trung ương Huế chiếm trên 50% tổng nhân lực, còn lại là các Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, C Đà Nẵng, Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Phong Da liễu Quy Hòa.

Trung tâm với quy mô 614 giường, trong đó 8 giường cấp cứu, 252 giường Hồi sức nguy kịch, 252 giường bệnh nhân nặng – thoát hồi sức, 112 giường chuẩn bị ra viện, với hệ thống cận lâm sàng hoàn chỉnh từ chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, vi sinh…

Trung tâm đã điều trị và tiếp nhận hơn 1.800 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân nặng từ các tuyến chuyển đến trên 1.600 bệnh nhân, thực hiện hơn 95.500 các thủ thuật và phẫu thuật, triển khai hầu hết các kỹ thuật cao cấp trong điều trị như ECMO, lọc máy liên tục, chạy thận nhân tạo… đã cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch và đặc biệt là chưa để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế trong Trung tâm điều trị.

Dự kiến ngày 15/12/2021 Bệnh viện Trung ương Huế sẽ bàn giao Trung tâm ICU tại thành phố Hồ Chí Minh về cho Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh quản lý, thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyên môn trong điều trị COVID-19 cho TP Hồ Chí Minh theo sự phân công của Bộ Y tế tại Quyết định số 5500/QĐ-BYT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và sẵn sàng điều động các chuyên gia về hồi sức tích cực, đội cơ động điều trị COVID-19 để hỗ trợ chuyên môn cho thành phố Hồ Chí Minh khi có yêu cầu,

Kinh nghiệm điều trị bệnh nhân nặng tại TP Hồ Chí Minh là bài học quý cho các thầy thuốc chúng tôi, bổ sung vào hành trang trong quá trình điều trị bệnh nhân hiện nay và các năm về sau.

Từ thực tiễn điều trị bệnh nhân tại TP Hồ Chí Minh, thôi thúc tôi phải sớm thành lập trung tâm chuyên biệt nghiên cứu về bệnh này.

Trung tâm phải đóng vai trò như là “đầu tàu” trong nghiên cứu khoa học về COVID-19 không chỉ của cả nước mà còn tiến xa hơn là trong khu vực.

PV: Thưa GS, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang “đau đầu” với các biến thể liên tục của virus SARS-CoV-2, Trung tâm sẽ được quan tâm đầu tư như thế nào về mặt nghiên cứu để chúng ta luôn chủ động đi trước phòng chống dịch?

GS.TS Phạm Như Hiệp: Như trên tôi đã đề cập, Trung tâm COVID-19 có chức năng cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, nghiên cứu và đào tạo về COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế.

Về mặt nghiên cứu khoa học, Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về dịch bệnh COVID-19, như thống kê, điều tra các biến chủng COVID-19, các đặc tính sinh học,… làm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu tìm tòi các biện pháp điều trị tốt nhất.

PV: Trân trọng cảm ơn GS

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc phỏng vấn GS. TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế về hoạt động của Trung tâm này.

PV: Thưa GS.TS Phạm Như Hiệp, sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đặt tại BV Trung ương Huế có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo?

GS.TS Phạm Như Hiệp: Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 BV Trung ương Huế được đặt tại cơ sở 2 của chúng tôi tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế với quy mô 300 giường và sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế dịch COVID-19.

Kỳ vọng gì ở Trung tâm nghiên cứu , điều trị COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam? - Ảnh 1.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế (áo trắng).

Trung tâm có chức năng cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, nghiên cứu và đào tạo về COVID-19, đồng thời là cơ sở điều trị có nhiệm vụ thu dung, điều trị và thực hiện các kỹ thuật hồi sức tích cực, phức tạp cho các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch trong bậc thang điều trị ca bệnh COVID-19 theo sự phân công của Bộ Y tế.

Trung tâm có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy thở, ECMO, hệ thống DSA, máy MRI, máy X- Quang, máy siêu âm, monitor theo dõi, máy chạy thận nhân tạo,… hệ thống ôxy y tế, khí y tế và được dự trù đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất đảm bảo cho công tác điều trị và hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch.

Như bạn đã biết, qua hơn 2 năm chống dịch, nước ta đang ở giai đoạn Thích ứng linh hoạt, điều trị, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và với những biến thể mới của virus tiếp tục diễn ra thì việc chủ động sớm hình thành một trung tâm chuyên biệt nghiên cứu về COVID-19 là việc cần thiết và cấp bách.

Nhiệm vụ của Trung tâm này là chủ động nghiên cứu về bệnh COVID-19, đề ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất và hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới để chúng ta tiếp cận được các phương pháp điều trị, xu hướng biến thế của virus, kịp thời phòng ngừa.

Bên cạnh đó, không thể tách rời nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn ở các tỉnh bạn.

PV: Thưa GS, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP Hồ Chí Minh hiện nay vẫn đang tiếp tục hoạt động, đang điều trị nhiều bệnh nhân nặng, ý nghĩa của hoạt động Trung tâm này ra sao để từ đó, ông quyết định thành lập Trung tâm chuyên nghiên cứu về bệnh COVID-19?

GS.TS Phạm Như Hiệp:  Trung tâm ICU thuộc Bệnh viện TW Huế tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 8/2021. Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị vẫn tiếp tục vận hành hoạt động Trung tâm ICU theo mô hình hỗ trợ cho TP. Hồ Chí Minh.

 

Kỳ vọng gì ở Trung tâm nghiên cứu , điều trị COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam? - Ảnh 2.

Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 BV Trung ương Huế được đặt tại cơ sở 2 của bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Hiển

Theo thống kê kết quả hoạt động cũng như đánh giá của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Bộ Y tế, đây là một trong những trung tâm đã hỗ trợ rất hiệu quả với đa phương thức hoạt động từ cấp cứu hồi sức, điều trị, đào tạo, chỉ đạo tuyến, hội chẩn trực tuyến…

Trung tâm của chúng tôi tại TP Hồ Chí Minh đã huy động 831 nhân lực của 5 bệnh viện tuyến Trung ương gồm Bệnh viện Trung ương Huế chiếm trên 50% tổng nhân lực, còn lại là các Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, C Đà Nẵng, Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Phong Da liễu Quy Hòa.

Trung tâm với quy mô 614 giường, trong đó 8 giường cấp cứu, 252 giường Hồi sức nguy kịch, 252 giường bệnh nhân nặng – thoát hồi sức, 112 giường chuẩn bị ra viện, với hệ thống cận lâm sàng hoàn chỉnh từ chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, vi sinh…

Trung tâm đã điều trị và tiếp nhận hơn 1.800 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân nặng từ các tuyến chuyển đến trên 1.600 bệnh nhân, thực hiện hơn 95.500 các thủ thuật và phẫu thuật, triển khai hầu hết các kỹ thuật cao cấp trong điều trị như ECMO, lọc máy liên tục, chạy thận nhân tạo… đã cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch và đặc biệt là chưa để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế trong Trung tâm điều trị.

Dự kiến ngày 15/12/2021 Bệnh viện Trung ương Huế sẽ bàn giao Trung tâm ICU tại thành phố Hồ Chí Minh về cho Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh quản lý, thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyên môn trong điều trị COVID-19 cho TP Hồ Chí Minh theo sự phân công của Bộ Y tế tại Quyết định số 5500/QĐ-BYT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và sẵn sàng điều động các chuyên gia về hồi sức tích cực, đội cơ động điều trị COVID-19 để hỗ trợ chuyên môn cho thành phố Hồ Chí Minh khi có yêu cầu,

Kinh nghiệm điều trị bệnh nhân nặng tại TP Hồ Chí Minh là bài học quý cho các thầy thuốc chúng tôi, bổ sung vào hành trang trong quá trình điều trị bệnh nhân hiện nay và các năm về sau.

Từ thực tiễn điều trị bệnh nhân tại TP Hồ Chí Minh, thôi thúc tôi phải sớm thành lập trung tâm chuyên biệt nghiên cứu về bệnh này.

Trung tâm phải đóng vai trò như là “đầu tàu” trong nghiên cứu khoa học về COVID-19 không chỉ của cả nước mà còn tiến xa hơn là trong khu vực.

PV: Thưa GS, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang “đau đầu” với các biến thể liên tục của virus SARS-CoV-2, Trung tâm sẽ được quan tâm đầu tư như thế nào về mặt nghiên cứu để chúng ta luôn chủ động đi trước phòng chống dịch?

GS.TS Phạm Như Hiệp: Như trên tôi đã đề cập, Trung tâm COVID-19 có chức năng cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, nghiên cứu và đào tạo về COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế.

Về mặt nghiên cứu khoa học, Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về dịch bệnh COVID-19, như thống kê, điều tra các biến chủng COVID-19, các đặc tính sinh học,… làm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu tìm tòi các biện pháp điều trị tốt nhất.

PV: Trân trọng cảm ơn GS

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Hà Nội thêm 709 ca mới, có 243 ca cộng đồng; hơn 80% trẻ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19

Hà Nội thêm 709 ca mới, có 243 ca cộng đồng; hơn 80% trẻ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Bộ Y tế phát động cuộc thi “Triệu lá chắn an toàn: 5K +VACCINE – Cùng nhau vượt qua đại dịch”

Những thông tin cần biết về tuyển sinh các trường khối ngành y, dược năm 2018

Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?