Một số cổng thông tin điện tử của ngành y tế địa phương như Bắc Giang, Bạc Liêu… đăng các bài có nội dung quảng cáo cho nhãn hàng, sản phẩm vi phạm quy định của Bộ Y tế, sử dụng trái phép thương hiệu của Báo Sức khỏe và Đời sống để quảng bá cho sản phẩm TPCN.
Đăng quảng cáo thuốc có nhiều dấu hiệu vi phạm
Phản ánh tới Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều độc giả cho biết, khi người đọc tham khảo thông tin về chăm sóc sức khỏe trên mạng internet, công cụ tìm kiếm của Google cho ra nhiều bài viết có ghi chú nguồn bài viết từ Báo Sức khỏe và Đời sống.
Điều bạn đọc quan tâm chính là nội dung các bài viết này quảng bá cho các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nhưng có dấu hiệu vi phạm quy định của Bộ Y tế. Qua kiểm tra của Báo Sức khỏe và Đời sống, các bài viết trong diện bạn đọc phản ánh phần lớn được đăng tải trên website của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, Bạc Liêu và trên một số các website khác.
Kiểm tra từ hệ thống dữ liệu của Báo Sức khỏe và Đời sống cho thấy, các bài viết này không được Báo đăng tải. Báo Sức khỏe và Đời sống không thực hiện quảng cáo với các nội dung vi phạm quy định như nội dung đăng tải trên các website của Sở Y tế Bắc Giang, Bạc Liêu…
Kết quả kiểm tra của Báo Sức khỏe và Đời sống ghi nhận, trên các website của 2 đơn vị này đăng tải rất nhiều bài viết quảng cáo với nội dung vi phạm quy định của Bộ Y tế. Đơn cử, trong bài viết đăng trên website của Sở Y tế Bạc Liêu với tiêu đề: “Đau dạ dày là gì? vị trí, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị?” có một đề mục: “Điều trị đau dạ dày triệt để nhờ Cao Bình Vị” kèm theo đó là hình ảnh của BS CKII Hoàng Thị Lan Hương (nguyên Giảng viên Đại học YHCT Tuệ Tĩnh) giới thiệu về loại thuốc này.
Bài viết này có chứa video clip thư cảm ơn của bệnh nhân với tiêu đề: “Hành trình “chiến thắng” bệnh đau dạ dày của anh Nguyễn Bá Vinh sau nhiều năm dài đằng đẵng tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh”.
Trong bài viết về các sản phẩm dùng cho đối tượng yếu sinh lý trên website của Sở Y tế Bạc Liêu có đoạn: “Uy Long Đại Bổ được TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội – BV YHCT Trung ương) hướng dẫn sử dụng như sau…” đồng thời đính kèm hình ảnh nêu cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm.
Các hành vi nêu trên có dấu hiệu vi phạm quy định trong Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo và Thông tư số 05/TTHN-BYT Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc, đi kèm đó là “Sổ tay hướng dẫn thông tin, quảng cáo thuốc” do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành. Các văn bản quy định nêu trên hướng dẫn các hành vi cấm trong quảng cáo thuốc như sau: “Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc”.
Các nội dung vi phạm tương tự cũng xảy ra trên website của Sở Y tế Bắc Giang. Trong bài viết “Bệnh trĩ là gì? dấu hiệu & cách điều trị [chuyên gia khuyến cáo]”, sau khi giới thiệu về bệnh trĩ, tác giả có đưa ra thông tin về bài thuốc “Thăng trĩ Dưỡng huyết thang” với thông tin: “Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đến nay đã được đưa vào ứng dụng gần 10 năm, hiệu quả đã được chứng minh bằng lâm sàng và thực tiễn. Đồng thời cũng đã được Bộ y tế công nhận”. Việc lấy danh nghĩa của Bộ Y tế để đưa vào quảng cáo thuốc là vi phạm quy định.
Quảng cáo TPCN thiếu kiểm duyệt
Không chỉ có sai phạm trong quảng cáo thuốc, việc quảng cáo TPCN trên website của Sở Y tế Bắc Giang cũng có nhiều lỗi vi phạm. Trong đó tiêu biểu là vi phạm về việc quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm là thuốc. Trong bài viết với “Xuất tinh sớm có chữa được không? Chuyên gia nói gì?” tác giả đã lồng ghép quảng cáo “Bài thuốc Y học cổ truyền chữa xuất tinh sớm hiệu quả tận gốc Mãnh lực trường xuân (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc)” trong nội dung bài viết. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, sản phẩm “Mãnh lực trường xuân” là TPBVSK và chỉ có chức năng hỗ trợ tăng cường sinh lý nam và không có công dụng chữa xuất tinh sớm như nội dung bài viết đưa ra.
Còn trên website của Sở Y tế Bạc Liêu, việc quảng cáo TPCN Mãnh lực trường xuân cũng có vi phạm tương tự. Tại bài viết với tiêu đề “[Review] 9+ Thuốc chữa yếu sinh lý tốt nhất được phái mạnh tin dùng” có đoạn: “Mãnh lực trường xuân đã điều trị thành công cho hàng triệu quý ông yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, mãn dục nam”.
Trong những bài viết này, các sản phẩm đang được “thần thánh” hóa bằng những câu chữ như “So với các bài thuốc Đông Y khác trên thị trường hiện nay, Mãnh Lực Trường Xuân được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả điều trị nhờ sở hữu những ưu điểm siêu việt” hay TPCN nhưng có tới hàng chục công dụng: “Bồi bổ nguyên khí, thập toàn đại bổ, mạnh gân cường cốt, bổ thận tráng dương, giúp kích thích dương vật cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ, gia tăng khoái cảm, thậm chí có thể giảm đau lưng mỏi gối, tăng cường số lượng chất lượng tinh trùng…”.
Việc quảng cáo TPCN nhưng gắn các từ như “điều trị” là hành vi vi phạm quy định vì đã gây hiểu nhầm thực phẩm chức năng vốn không có công dụng “thay thế thuốc chữa bệnh”. Sự vi phạm rõ ràng này lẽ nào một cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành y tế như Sở Y tế Bắc Giang, Bạc Liêu lại không biết?
Sử dụng trái phép thương hiệu của Báo Sức khỏe và Đời sống
Ngoài những vi phạm nêu trên, trong các bài viết có nội dung quảng cáo trên các website của Sở Y tế Bắc Giang và Bạc Liêu luôn có những đường link dẫn trực tiếp đến website sản phẩm, thậm chí để cả thông tin liên hệ, địa chỉ để khách hàng có thể tìm mua sản phẩm.
Khảo sát của PV Báo Sức khỏe & Đời sống cho thấy nội dung quảng cáo vi phạm quy định không chỉ đề cập đến sản phẩm của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Những thương hiệu được nhắc đến còn có: Tâm Minh Đường, Phòng chuẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường; Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102; Trung tâm phụ khoa Đông y; Nhất Nam Y Viện…
Các dẫn chứng mà Báo Sức khỏe và Đời sống đưa ra nêu trên chỉ là số ít trong rất nhiều bài viết có nội dung vi phạm tương tự được đăng tải trên website của Sở Y tế Bạc Liêu và Sở Y tế Bắc Giang. Câu hỏi đặt ra là tại sao giữa 2 website của 3 Sở Y tế lại có những dấu hiệu vi phạm “tương tự” và trùng hợp nhiều sản phẩm đến vậy? Phải chăng đang có sự buông lỏng quản lý về nội dung tại các website này nên vi phạm xuất hiện một cách tràn lan?
Trong bài viết trên website của Sở Y tế Bắc Giang với tiêu đề: “Viêm đại tràng co thắt là gì? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào” giới thiệu về sản phẩm “Tiêu thực phục tràng hoàn (Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc) và bài viết “Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị” quảng cáo sản phẩm Can bình vị tán (Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc) bên dưới bài viết có ghi chú “Nguồn: suckhoedoisong.vn”.
Tuy nhiên Báo Sức khỏe và Đời sống không đăng tải các bài viết có nội dung vi phạm như trên website của Sở Y tế Bắc Giang. Đến nay, Báo Sức khỏe và Đời sống và Sở Y tế Bắc Giang, Sở Y tế Bạc Liêu chưa có bất kỳ thỏa thuận nào về việc dẫn nguồn các bài viết từ hệ sinh thái của Báo Sức khỏe & Đời sống.
Trong bài viết có tiêu đề: “Gai cột sống là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả” đăng trên website của Sở Y tế Bạc Liêu quảng cáo sản phẩm của An Cốt Nam (Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường) cũng trích dẫn “Theo Sức khỏe đời sống”. Tuy nhiên Báo Sức khỏe & Đời sống không hề đăng tải bài viết có nội dung vi phạm này.
Theo tìm hiểu của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, website syt.bacgiang.gov.vn, người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang còn tại website syt.baclieu.gov người chịu trách nhiệm chính là Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu. Việc hàng loạt bài viết quảng cáo thuốc đăng tải trên website trên lại không đúng quy định, sai công dụng của sản phẩm khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu các Lãnh đạo Sở Y tế có nắm được các nội dung đăng tải trên website do mình quản lý hay không?
Báo Sức khỏe và Đời sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong phần tiếp theo.
Nguồn: SKĐS
Một số cổng thông tin điện tử của ngành y tế địa phương như Bắc Giang, Bạc Liêu… đăng các bài có nội dung quảng cáo cho nhãn hàng, sản phẩm vi phạm quy định của Bộ Y tế, sử dụng trái phép thương hiệu của Báo Sức khỏe và Đời sống để quảng bá cho sản phẩm TPCN.
Đăng quảng cáo thuốc có nhiều dấu hiệu vi phạm
Phản ánh tới Báo Sức khỏe và Đời sống, nhiều độc giả cho biết, khi người đọc tham khảo thông tin về chăm sóc sức khỏe trên mạng internet, công cụ tìm kiếm của Google cho ra nhiều bài viết có ghi chú nguồn bài viết từ Báo Sức khỏe và Đời sống.
Điều bạn đọc quan tâm chính là nội dung các bài viết này quảng bá cho các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nhưng có dấu hiệu vi phạm quy định của Bộ Y tế. Qua kiểm tra của Báo Sức khỏe và Đời sống, các bài viết trong diện bạn đọc phản ánh phần lớn được đăng tải trên website của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, Bạc Liêu và trên một số các website khác.
Kiểm tra từ hệ thống dữ liệu của Báo Sức khỏe và Đời sống cho thấy, các bài viết này không được Báo đăng tải. Báo Sức khỏe và Đời sống không thực hiện quảng cáo với các nội dung vi phạm quy định như nội dung đăng tải trên các website của Sở Y tế Bắc Giang, Bạc Liêu…
Kết quả kiểm tra của Báo Sức khỏe và Đời sống ghi nhận, trên các website của 2 đơn vị này đăng tải rất nhiều bài viết quảng cáo với nội dung vi phạm quy định của Bộ Y tế. Đơn cử, trong bài viết đăng trên website của Sở Y tế Bạc Liêu với tiêu đề: “Đau dạ dày là gì? vị trí, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị?” có một đề mục: “Điều trị đau dạ dày triệt để nhờ Cao Bình Vị” kèm theo đó là hình ảnh của BS CKII Hoàng Thị Lan Hương (nguyên Giảng viên Đại học YHCT Tuệ Tĩnh) giới thiệu về loại thuốc này.
Bài viết này có chứa video clip thư cảm ơn của bệnh nhân với tiêu đề: “Hành trình “chiến thắng” bệnh đau dạ dày của anh Nguyễn Bá Vinh sau nhiều năm dài đằng đẵng tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh”.
Trong bài viết về các sản phẩm dùng cho đối tượng yếu sinh lý trên website của Sở Y tế Bạc Liêu có đoạn: “Uy Long Đại Bổ được TS. BS Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội – BV YHCT Trung ương) hướng dẫn sử dụng như sau…” đồng thời đính kèm hình ảnh nêu cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm.
Các hành vi nêu trên có dấu hiệu vi phạm quy định trong Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo và Thông tư số 05/TTHN-BYT Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc, đi kèm đó là “Sổ tay hướng dẫn thông tin, quảng cáo thuốc” do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ban hành. Các văn bản quy định nêu trên hướng dẫn các hành vi cấm trong quảng cáo thuốc như sau: “Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc”.
Các nội dung vi phạm tương tự cũng xảy ra trên website của Sở Y tế Bắc Giang. Trong bài viết “Bệnh trĩ là gì? dấu hiệu & cách điều trị [chuyên gia khuyến cáo]”, sau khi giới thiệu về bệnh trĩ, tác giả có đưa ra thông tin về bài thuốc “Thăng trĩ Dưỡng huyết thang” với thông tin: “Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đến nay đã được đưa vào ứng dụng gần 10 năm, hiệu quả đã được chứng minh bằng lâm sàng và thực tiễn. Đồng thời cũng đã được Bộ y tế công nhận”. Việc lấy danh nghĩa của Bộ Y tế để đưa vào quảng cáo thuốc là vi phạm quy định.
Quảng cáo TPCN thiếu kiểm duyệt
Không chỉ có sai phạm trong quảng cáo thuốc, việc quảng cáo TPCN trên website của Sở Y tế Bắc Giang cũng có nhiều lỗi vi phạm. Trong đó tiêu biểu là vi phạm về việc quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm là thuốc. Trong bài viết với “Xuất tinh sớm có chữa được không? Chuyên gia nói gì?” tác giả đã lồng ghép quảng cáo “Bài thuốc Y học cổ truyền chữa xuất tinh sớm hiệu quả tận gốc Mãnh lực trường xuân (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc)” trong nội dung bài viết. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, sản phẩm “Mãnh lực trường xuân” là TPBVSK và chỉ có chức năng hỗ trợ tăng cường sinh lý nam và không có công dụng chữa xuất tinh sớm như nội dung bài viết đưa ra.
Còn trên website của Sở Y tế Bạc Liêu, việc quảng cáo TPCN Mãnh lực trường xuân cũng có vi phạm tương tự. Tại bài viết với tiêu đề “[Review] 9+ Thuốc chữa yếu sinh lý tốt nhất được phái mạnh tin dùng” có đoạn: “Mãnh lực trường xuân đã điều trị thành công cho hàng triệu quý ông yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, mãn dục nam”.
Trong những bài viết này, các sản phẩm đang được “thần thánh” hóa bằng những câu chữ như “So với các bài thuốc Đông Y khác trên thị trường hiện nay, Mãnh Lực Trường Xuân được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả điều trị nhờ sở hữu những ưu điểm siêu việt” hay TPCN nhưng có tới hàng chục công dụng: “Bồi bổ nguyên khí, thập toàn đại bổ, mạnh gân cường cốt, bổ thận tráng dương, giúp kích thích dương vật cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ, gia tăng khoái cảm, thậm chí có thể giảm đau lưng mỏi gối, tăng cường số lượng chất lượng tinh trùng…”.
Việc quảng cáo TPCN nhưng gắn các từ như “điều trị” là hành vi vi phạm quy định vì đã gây hiểu nhầm thực phẩm chức năng vốn không có công dụng “thay thế thuốc chữa bệnh”. Sự vi phạm rõ ràng này lẽ nào một cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành y tế như Sở Y tế Bắc Giang, Bạc Liêu lại không biết?
Sử dụng trái phép thương hiệu của Báo Sức khỏe và Đời sống
Ngoài những vi phạm nêu trên, trong các bài viết có nội dung quảng cáo trên các website của Sở Y tế Bắc Giang và Bạc Liêu luôn có những đường link dẫn trực tiếp đến website sản phẩm, thậm chí để cả thông tin liên hệ, địa chỉ để khách hàng có thể tìm mua sản phẩm.
Khảo sát của PV Báo Sức khỏe & Đời sống cho thấy nội dung quảng cáo vi phạm quy định không chỉ đề cập đến sản phẩm của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Những thương hiệu được nhắc đến còn có: Tâm Minh Đường, Phòng chuẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường; Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102; Trung tâm phụ khoa Đông y; Nhất Nam Y Viện…
Các dẫn chứng mà Báo Sức khỏe và Đời sống đưa ra nêu trên chỉ là số ít trong rất nhiều bài viết có nội dung vi phạm tương tự được đăng tải trên website của Sở Y tế Bạc Liêu và Sở Y tế Bắc Giang. Câu hỏi đặt ra là tại sao giữa 2 website của 3 Sở Y tế lại có những dấu hiệu vi phạm “tương tự” và trùng hợp nhiều sản phẩm đến vậy? Phải chăng đang có sự buông lỏng quản lý về nội dung tại các website này nên vi phạm xuất hiện một cách tràn lan?
Trong bài viết trên website của Sở Y tế Bắc Giang với tiêu đề: “Viêm đại tràng co thắt là gì? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào” giới thiệu về sản phẩm “Tiêu thực phục tràng hoàn (Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc) và bài viết “Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị” quảng cáo sản phẩm Can bình vị tán (Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc) bên dưới bài viết có ghi chú “Nguồn: suckhoedoisong.vn”.
Tuy nhiên Báo Sức khỏe và Đời sống không đăng tải các bài viết có nội dung vi phạm như trên website của Sở Y tế Bắc Giang. Đến nay, Báo Sức khỏe và Đời sống và Sở Y tế Bắc Giang, Sở Y tế Bạc Liêu chưa có bất kỳ thỏa thuận nào về việc dẫn nguồn các bài viết từ hệ sinh thái của Báo Sức khỏe & Đời sống.
Trong bài viết có tiêu đề: “Gai cột sống là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả” đăng trên website của Sở Y tế Bạc Liêu quảng cáo sản phẩm của An Cốt Nam (Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường) cũng trích dẫn “Theo Sức khỏe đời sống”. Tuy nhiên Báo Sức khỏe & Đời sống không hề đăng tải bài viết có nội dung vi phạm này.
Theo tìm hiểu của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, website syt.bacgiang.gov.vn, người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang còn tại website syt.baclieu.gov người chịu trách nhiệm chính là Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu. Việc hàng loạt bài viết quảng cáo thuốc đăng tải trên website trên lại không đúng quy định, sai công dụng của sản phẩm khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu các Lãnh đạo Sở Y tế có nắm được các nội dung đăng tải trên website do mình quản lý hay không?
Báo Sức khỏe và Đời sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong phần tiếp theo.
Nguồn: SKĐS