Trước tình hình đó, nhu cầu thành lập BV dã chiến để thu dung là hết sức bức thiết. Còn nhớ khi đó, đang phụ trách Khu cách ly F1 (quy mô 400 giường bệnh) tại KTX Đại học Sài Gòn, TS.BS Phan Minh Hoàng – Giám đốc BV Phục hồi chức năng và Điều trị Bệnh nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh được điều động sang nhận nhiệm vụ Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6, Bệnh viện dã chiến lớn nhất Việt Nam có quy 6000 giường bệnh với chức năng thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Những ngày đầu thành lập, Bệnh viện dã chiến số 6 nhận nhiệm vụ thu dung và điều trị những ca bệnh F0 chưa triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Nhưng sau 2 tuần hoạt động bệnh viện đã tiếp nhận hơn 5000 người bệnh COVID-19, trong đó số lượng bệnh nhân trở nặng khá nhiều. Trước tình hình đó, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã quyết định nâng từ tầng 1 lên tầng 3, là bệnh viện có khả năng thu dung các bệnh nhân COVID nhẹ và trung bình qua đó giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến quận/ huyện và tuyến trên.
Sự sống được hồi sinh
BS. Hoàng nhớ lại, 8h sáng ngày 10/7/2021, 3 đội quân chủ lực của Bệnh viện chiến số 6 gồm các y bác sĩ của BV Phục hồi chức năng & Điều trị bệnh nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy (khi đó TP Hồ Chí Minh chưa có lực lượng hỗ trợ từ các địa phương trong cả nước) được tập hợp tại khu tái định cư An Khánh (Thủ Thiêm).
Những người bác sĩ tay chỉ quen cầm dao, kéo mổ nay kiêm luôn công tác hậu cần, sửa ống nước, bốc vác, vận chuyển, sửa chữa lắp đặt trang thiết bị y tế, thuốc men, dọn dẹp phòng ốc…
Thành lập trong thời gian ngắn nhưng không đồng nghĩa với mức độ không chuyên nghiệp, Bệnh viện dã chiến số 6 vẫn có đủ các phòng chức năng như phòng tổ chức cán bộ, công nghệ thông tin, điều dưỡng, các khoa lâm sàng, khoa cấp cứu, hồi sức, thận nhân tạo, xét nghiệm, dược…. Được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, các nguồn lực như máy xét nghiệm, vật tư y tế tiêu hao, thuốc men… bắt đầu được đổ vào bệnh viện. Tất cả đều được đảm bảo để công tác điều trị bệnh nhân được tốt nhất.
Đúng 6h chiều ngày 10/7/2021, Bệnh viện dã chiến số 6 bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân F0 từ các quận huyện điều chuyển lên, đến 4 giờ sáng ngày 11/7/2021, 1500 giường bệnh tại đây đã lấp đầy người bệnh.
Thời gian đầu, chưa có lực lượng chi viện từ các địa phương, số lượng bệnh nhân nhập viện nhiều nhưng nhân viên y tế thì có hạn, do vậy các bác sĩ không được một ngày nghỉ ngơi. Tất cả luân phiên làm việc, mệt quá thì tranh thủ chợp mắt một lúc, đôi khi không kịp về giường nghỉ ngơi mà gục luôn trên ghế.
Những ngày sau đó các đoàn chi viện từ khắp nơi lần lượt đổ về. Có thời điểm Bệnh viện dã chiến số 6 có tới 1073 nhân lực bao gồm y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, các sinh viên tình nguyện từ ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, rồi đoàn quân chi viện từ phía các tỉnh Bắc như tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Nam, Thái Bình, BV Phụ sảnTrung ương, Tâm thần Trung ương…
Từng đoàn quân lần lượt về hỗ trợ, đây không còn là bệnh viện nữa mà là ngôi nhà mang tên “Bệnh viện dã chiến số 6” – nơi tập hợp các anh em ngành y khắp mọi miền tổ quốc để cùng nhau đoàn kết với một ý chí quyết tâm chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh mang lại sự bình yên cho người dân TP. Hồ Chí Minh.
Màu áo blouse trắng sẽ mãi là điểm tựa cho người dân ở mọi thời điểm
Với tiêu chí sự hồi phục của bệnh nhân là niềm vui, động lực để y bác sĩ tiếp tục chiến đấu. Tất cả các nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến số 6 luôn nỗ lực làm sao để điều trị khỏi cho được nhiều bệnh nhân nhất, trả lại họ một cách toàn vẹn cho gia đình. Bởi mọi người đều hiểu rằng, mỗi một bệnh nhân khi đã bước chân vào đây, đằng sau họ là sự trông ngóng, chờ đợi của những người thân yêu ở nhà. Thấu hiểu được điều đó nên dù mệt mỏi, vất vả các nhân viên y tế vẫn luôn cố gắng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân được tốt nhất có thể.
“Chỉ chợp mắt một lúc, nhưng ai cũng thấp thỏm, lo âu, sợ thiếp vào giấc ngủ bệnh nhân trở nặng sẽ làm sao…” – BS. Hoàng tâm sự.
Tại bệnh viện dã chiến cách bố trí phòng ốc không giống các bệnh viện truyền thống mà các bác sĩ không thể nhìn bao quát được, do vậy họ phải di chuyển liên tục để phát hiện sớm những trường hợp trở nặng, nhanh chóng chuyển cấp cứu, bởi nếu không được cung cấp oxy kịp thời người bệnh rất dễ dẫn đến tử vong.
Vì số lượng bệnh nhân quá đông có thời điểm lên đến 6000 người, các bác sĩ phải cắm cờ ở các đầu giường bệnh để phân biệt, bệnh nhân nặng cắm cờ đỏ, nhẹ hơn cắm cờ vàng, nhẹ cắm cờ xanh. Nếu nhìn qua thấy cờ đỏ lúc lắc là bệnh nhân đang trở nặng, ngay lập tức các bác sĩ phải tới liền.
Dịch đến quá nhanh quá nguy hiểm, hơn 15 năm công tác tôi chưa bao giờ chứng kiến lượng bệnh nhân nhiều đến như vậy, cứ tốp này ra viện ngay lập tức lại có những tốp khác đông hơn, nhiều hơn vào thế chỗ. Do vậy, nếu có thể làm thêm gấp đôi, gấp 3 sức lực mà cứu sống được thêm nhiều bệnh nhân thì các bác sĩ đều cố gắng.
Tất cả đều làm việc với phương châm là bất kỳ hoàn cảnh nào không gian nào, khía cạnh nào thì màu áo blouse trắng sẽ mãi mãi là điểm tựa cho người dân ở mọi thời điểm.
Bởi vậy mà quãng thời gian gần 4 tháng (từ tháng 7-10/2021) trôi qua, tuy cường độ làm việc liên tục, có mệt mỏi nhưng chưa bao giờ chúng tôi bi quan, trên những gương mặt các y bác sĩ luôn ánh lên nụ cười, nụ cười của niềm tin nhất định sẽ chiến thắng đại dịch.
Nhiều y bác sĩ tâm sự khi vào dã chiến chưa bao giờ nghĩ ở đây lâu như vậy. Hành trang chuẩn bị chỉ 2-4 tuần, nhưng rồi thời gian cuốn họ vào guồng quay công việc, khái niệm ngày giờ không còn nữa, khi bất chợt sực nhớ ra thì đã gần hai tháng trôi qua.
“Khi nào dịch bệnh ổn định chúng em sẽ về, tất cả sẽ ở lại chiến đấu cùng Bệnh viện dã chiến 6”, đó là câu trả lời của những đoàn y bác sĩ đã từng đến hỗ trợ nơi đây. Ai cũng muốn được trở về sớm với gia đình, nhưng lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc không cho phép như vậy.
Và sự hy sinh của các y bác sĩ được đền đáp xứng đáng khi số bệnh nhân ra viện ngày càng tăng và số người nhập viện từ 4 con số, giảm xuống 3, rồi 2 cho đến ngày những bệnh nhân COVID-19 cuối cùng rời Bệnh viện dã chiến số 6.
Chỉ sợ chợp mắt rồi không còn cơ hội nhìn thấy bệnh nhân
Tháng 7/2021, khi đang công tác tại Khu cách ly tại KTX ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, BS. Nguyễn Đăng Quang – Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị Bệnh nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh bị mắc COVID-19 và được chuyển sang BV dã chiến số 6 để điều trị.
Tại đây khi nhìn thấy anh em, đồng nghiệp của mình đang tất bật vận chuyển cơm, hàng hóa nhu yếu phẩm cho bệnh nhân, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, vận chuyển vật tư trang thiết bị y tế… Trong khi anh em đang rất vất vả thì mình lại nghỉ ngơi. Cảm thấy sức khỏe vẫn có thể đáp ứng được công việc, anh đã chủ động xin được tham gia điều trị bệnh nhân F0.
Được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện, BS. Quang đã triển khai tủ thuốc trong phòng bệnh của mình, có trang bị đầy đủ thuốc cần thiết, các thiết bị y tế máy đo huyết áp, máy SpO2, khi có bệnh nhân cần sự chăm sóc, anh trực tiếp thăm khám, điều trị hỗ trợ đồng nghiệp của mình.
Mỗi ngày Bệnh dã chiến số 6 tiếp nhận cả nghìn bệnh nhân, trong đó bệnh nhân nặng có thể lên tới 50-80 bệnh nhân. Sau khi khỏi bệnh, anh được phân công Phụ trách khoa Cấp cứu 3 – Bệnh viện dã chiến số 6 (BV có 4 khoa cấp cứu). Khoa của anh có 120 giường bệnh cùng 120 đầu oxy nhưng lúc nào cũng trong tình trạng quá tải.
“Công việc trong khu điều trị người bệnh COVID rất vất vả, nhất là tại khu cấp cứu, hồi sức. Dưới thời tiết nóng nực, chỉ 5-10 phút sau khi mặc đồ bảo hộ mồ hôi bắt đầu túa ra chảy xuống cay xè mắt, người ướt nhèm, sự bức bí, khó chịu… cộng với áp lực công việc rồi các âm thanh trong phòng bệnh (tiếng máy móc kêu, tiếng thở rít của bệnh nhân, tiếng quần áo sột soạt…), tất cả tích tụ lại đẩy nhân viên y tế nhiều lúc rơi vào trạng thái căng thẳng.
Có những lúc chỉ muốn lao ra khỏi khu điều trị tháo khẩu trang, hít thở khí trời 5-7 phút cho ổn định tinh thần rồi lại quay trở vào tiếp tục công việc, tuy nhiên điều đó là không thể trong khu cấp cứu người bệnh COVID. Bởi vậy có nhiều đồng nghiệp của tôi đã ngã quỵ ngay tại phòng bệnh” – BS. Quang tâm sự.
BS. Quang chia sẻ: “Tại khoa cấp cứu, không chỉ là việc điều trị, đối với những bệnh nhân nặng, lớn tuổi các y bác sĩ kiêm luôn việc chăm sóc, lo ăn uống, vệ sinh và động viên tinh thần người bệnh. Tôi còn nhớ mãi, có bệnh nhân trẻ xa quê vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, chỉ có một mình, khi mắc bệnh không báo cho thân nhân ở quê nhà. Nhưng không may bệnh trở nặng, nhiều lúc bệnh nhân rơi vào trạng thái tưởng chừng như không thể cứu được nữa, nhưng còn nước còn tát, tất cả cố gắng với 200-300 phần trăm sức lực, người bóp bóng, người ép tim,… bằng mọi biện pháp có thể và may mắn bệnh nhân đã vượt qua được.
Sau này, khi bệnh nhân tỉnh lại chúng tôi đã chủ động liên hệ với người nhà bệnh nhân, khi biết tin con đã được các bác sĩ cứu sống khỏi “cơn thập tử nhất sinh”, cả gia đình cùng khóc òa và rối rít nói lời cảm ơn bác sĩ.
Có chứng kiến những giây phút hạnh phúc này, mới thấy công việc của mình ý nghĩa làm sao. Đó là nguồn động lực vô bờ bến tiếp thêm sức mạnh, giúp các y bác sĩ chúng tôi tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến”.
Tiếp tục lên đường hỗ trợ chống dịch
Cuối tháng 10, khi Sài Gòn tạm ổn, số ca bệnh được khống chế tốt, thì tại các tỉnh miền Tây dịch bệnh lại bùng phát mạnh trong khi đó kinh nghiệm chống dịch của y tế nơi đây còn hạn chế.
Sau lời đề nghị hỗ trợ của Sở Y tế An Giang, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cử đoàn bác sĩ của BV dã chiến số 6 tham gia khảo sát. Quay trở lại TP. Hồ Chí Minh, TS.BS Phan Minh Hoàng – Giám đốc Bệnh viện đã trực tiếp viện giao nhiệm vụ cho BS. Quang xuống hỗ trợ “các anh em” tại An Giang chống dịch. Ngay ngày hôm sau đoàn bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 6 gồm 10 thành viên lại tất bật chuẩn bị hành trang lên đường.
Nơi đầu tiên các anh dừng chân là huyện Phú Tân (An Giang), tỷ lệ tử vong Phú Tân chiếm khoảng 49% số bệnh nhân mắc COVID của An Giang thời điểm đó. Ngay lập tức các bác sĩ Bệnh viện Dã chiến số 6 đã bắt tay cùng với lực lượng y tế huyện Phú Tân thành lập bệnh viện dã chiến 100 giường với 40 giường cấp cứu, đồng thời tập huấn, chuyển giao cho các nhân viên y tế về các công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Sau 2 tuần, mọi việc đã vào guồng, các bác sĩ lại tiếp tục lên đường đến huyện Thoại Sơn (An Giang).
Ngày đầu đến Thoại Sơn cũng là ngày Bệnh viện dã chiến 892 quy mô 1000 giường bệnh mở cửa tiếp nhận bệnh nhân, khi đó chỉ có 5 bác sĩ của TP. Hồ Chí Minh nhưng công tác điều trị vẫn được triển khai tiếp nhận 55 bệnh nhân COVID ban đầu.
Tại đây BS. Nguyễn Đăng Quang tiếp nhận chức vụ Phó Giám đốc chuyên môn. Bằng kinh nghiệm chống dịch đã được tích lũy ở TP. Hồ Chí Minh, các bác sĩ đã chủ động phân loại bệnh nhân ngay từ đầu, những ca có nguy cơ là chuyển vào khu bệnh nặng để theo dõi liền và cho dùng thuốc sớm. Nhờ đó hạn chế các trường hợp tử vong.
Sau 2 tháng được sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 6, Bệnh viện dã chiến Thoại Sơn (An Giang) hoạt động rất tốt, hiện tại chỉ còn 3-4 bệnh nhân. Đến tháng 1/2022 đoàn quân chi viện của dã chiến 6 rút quân khỏi An Giang.
BS. Quang cho biết, để đạt được thành tích đó, các anh may mắn có được sự hỗ trợ và ủng hộ của gia đình cũng như sự tin tưởng giao nhiệm vụ cho các lớp bác sĩ trẻ của Giám đốc Bệnh viện – TS BS. Phan Minh Hoàng.
Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ tại An Giang cũng như quá trình chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh, BS. Hoàng luôn theo sát, ở bên hỗ trợ anh em. Những cuộc gọi điện và ghé thăm thường xuyên để hỏi thăm tình hình sức khỏe, giúp anh em có hướng giải quyết những vướng mắc, khi thuốc An Giang thiếu, anh tìm nguồn hỗ trợ… Anh luôn động viên, dẫn dắt các bác sĩ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống ngành y “chữa bệnh cứu người”.
Giờ đây, khi dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh được kiểm soát, cuộc sống dần trở lại bình thường, nhiều bác sĩ y bác sĩ của BV dã chiến số 6 vẫn không quên được những ngày chống dịch “khốc liệt đó”. Nhiều đêm trong giấc ngủ chập chờn vẫn văng vắng bên tai tiếng máy thở ti táp, tiếng monitor chạy…, những hình ảnh của “một thời đau thương” thỉnh thoảng vẫn hiện hữu trong giấc mơ khiến họ giật mình tỉnh giấc.
Như vậy đó, cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 tuy không có bom rơi đạn nổ, nhưng những đau thương nó để lại mãi còn hiện hữu…
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Trước tình hình đó, nhu cầu thành lập BV dã chiến để thu dung là hết sức bức thiết. Còn nhớ khi đó, đang phụ trách Khu cách ly F1 (quy mô 400 giường bệnh) tại KTX Đại học Sài Gòn, TS.BS Phan Minh Hoàng – Giám đốc BV Phục hồi chức năng và Điều trị Bệnh nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh được điều động sang nhận nhiệm vụ Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6, Bệnh viện dã chiến lớn nhất Việt Nam có quy 6000 giường bệnh với chức năng thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Những ngày đầu thành lập, Bệnh viện dã chiến số 6 nhận nhiệm vụ thu dung và điều trị những ca bệnh F0 chưa triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Nhưng sau 2 tuần hoạt động bệnh viện đã tiếp nhận hơn 5000 người bệnh COVID-19, trong đó số lượng bệnh nhân trở nặng khá nhiều. Trước tình hình đó, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã quyết định nâng từ tầng 1 lên tầng 3, là bệnh viện có khả năng thu dung các bệnh nhân COVID nhẹ và trung bình qua đó giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến quận/ huyện và tuyến trên.
Sự sống được hồi sinh
BS. Hoàng nhớ lại, 8h sáng ngày 10/7/2021, 3 đội quân chủ lực của Bệnh viện chiến số 6 gồm các y bác sĩ của BV Phục hồi chức năng & Điều trị bệnh nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy (khi đó TP Hồ Chí Minh chưa có lực lượng hỗ trợ từ các địa phương trong cả nước) được tập hợp tại khu tái định cư An Khánh (Thủ Thiêm).
Những người bác sĩ tay chỉ quen cầm dao, kéo mổ nay kiêm luôn công tác hậu cần, sửa ống nước, bốc vác, vận chuyển, sửa chữa lắp đặt trang thiết bị y tế, thuốc men, dọn dẹp phòng ốc…
Thành lập trong thời gian ngắn nhưng không đồng nghĩa với mức độ không chuyên nghiệp, Bệnh viện dã chiến số 6 vẫn có đủ các phòng chức năng như phòng tổ chức cán bộ, công nghệ thông tin, điều dưỡng, các khoa lâm sàng, khoa cấp cứu, hồi sức, thận nhân tạo, xét nghiệm, dược…. Được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, các nguồn lực như máy xét nghiệm, vật tư y tế tiêu hao, thuốc men… bắt đầu được đổ vào bệnh viện. Tất cả đều được đảm bảo để công tác điều trị bệnh nhân được tốt nhất.
Đúng 6h chiều ngày 10/7/2021, Bệnh viện dã chiến số 6 bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân F0 từ các quận huyện điều chuyển lên, đến 4 giờ sáng ngày 11/7/2021, 1500 giường bệnh tại đây đã lấp đầy người bệnh.
Thời gian đầu, chưa có lực lượng chi viện từ các địa phương, số lượng bệnh nhân nhập viện nhiều nhưng nhân viên y tế thì có hạn, do vậy các bác sĩ không được một ngày nghỉ ngơi. Tất cả luân phiên làm việc, mệt quá thì tranh thủ chợp mắt một lúc, đôi khi không kịp về giường nghỉ ngơi mà gục luôn trên ghế.
Những ngày sau đó các đoàn chi viện từ khắp nơi lần lượt đổ về. Có thời điểm Bệnh viện dã chiến số 6 có tới 1073 nhân lực bao gồm y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, các sinh viên tình nguyện từ ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, rồi đoàn quân chi viện từ phía các tỉnh Bắc như tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Nam, Thái Bình, BV Phụ sảnTrung ương, Tâm thần Trung ương…
Từng đoàn quân lần lượt về hỗ trợ, đây không còn là bệnh viện nữa mà là ngôi nhà mang tên “Bệnh viện dã chiến số 6” – nơi tập hợp các anh em ngành y khắp mọi miền tổ quốc để cùng nhau đoàn kết với một ý chí quyết tâm chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh mang lại sự bình yên cho người dân TP. Hồ Chí Minh.
Màu áo blouse trắng sẽ mãi là điểm tựa cho người dân ở mọi thời điểm
Với tiêu chí sự hồi phục của bệnh nhân là niềm vui, động lực để y bác sĩ tiếp tục chiến đấu. Tất cả các nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến số 6 luôn nỗ lực làm sao để điều trị khỏi cho được nhiều bệnh nhân nhất, trả lại họ một cách toàn vẹn cho gia đình. Bởi mọi người đều hiểu rằng, mỗi một bệnh nhân khi đã bước chân vào đây, đằng sau họ là sự trông ngóng, chờ đợi của những người thân yêu ở nhà. Thấu hiểu được điều đó nên dù mệt mỏi, vất vả các nhân viên y tế vẫn luôn cố gắng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân được tốt nhất có thể.
“Chỉ chợp mắt một lúc, nhưng ai cũng thấp thỏm, lo âu, sợ thiếp vào giấc ngủ bệnh nhân trở nặng sẽ làm sao…” – BS. Hoàng tâm sự.
Tại bệnh viện dã chiến cách bố trí phòng ốc không giống các bệnh viện truyền thống mà các bác sĩ không thể nhìn bao quát được, do vậy họ phải di chuyển liên tục để phát hiện sớm những trường hợp trở nặng, nhanh chóng chuyển cấp cứu, bởi nếu không được cung cấp oxy kịp thời người bệnh rất dễ dẫn đến tử vong.
Vì số lượng bệnh nhân quá đông có thời điểm lên đến 6000 người, các bác sĩ phải cắm cờ ở các đầu giường bệnh để phân biệt, bệnh nhân nặng cắm cờ đỏ, nhẹ hơn cắm cờ vàng, nhẹ cắm cờ xanh. Nếu nhìn qua thấy cờ đỏ lúc lắc là bệnh nhân đang trở nặng, ngay lập tức các bác sĩ phải tới liền.
Dịch đến quá nhanh quá nguy hiểm, hơn 15 năm công tác tôi chưa bao giờ chứng kiến lượng bệnh nhân nhiều đến như vậy, cứ tốp này ra viện ngay lập tức lại có những tốp khác đông hơn, nhiều hơn vào thế chỗ. Do vậy, nếu có thể làm thêm gấp đôi, gấp 3 sức lực mà cứu sống được thêm nhiều bệnh nhân thì các bác sĩ đều cố gắng.
Tất cả đều làm việc với phương châm là bất kỳ hoàn cảnh nào không gian nào, khía cạnh nào thì màu áo blouse trắng sẽ mãi mãi là điểm tựa cho người dân ở mọi thời điểm.
Bởi vậy mà quãng thời gian gần 4 tháng (từ tháng 7-10/2021) trôi qua, tuy cường độ làm việc liên tục, có mệt mỏi nhưng chưa bao giờ chúng tôi bi quan, trên những gương mặt các y bác sĩ luôn ánh lên nụ cười, nụ cười của niềm tin nhất định sẽ chiến thắng đại dịch.
Nhiều y bác sĩ tâm sự khi vào dã chiến chưa bao giờ nghĩ ở đây lâu như vậy. Hành trang chuẩn bị chỉ 2-4 tuần, nhưng rồi thời gian cuốn họ vào guồng quay công việc, khái niệm ngày giờ không còn nữa, khi bất chợt sực nhớ ra thì đã gần hai tháng trôi qua.
“Khi nào dịch bệnh ổn định chúng em sẽ về, tất cả sẽ ở lại chiến đấu cùng Bệnh viện dã chiến 6”, đó là câu trả lời của những đoàn y bác sĩ đã từng đến hỗ trợ nơi đây. Ai cũng muốn được trở về sớm với gia đình, nhưng lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc không cho phép như vậy.
Và sự hy sinh của các y bác sĩ được đền đáp xứng đáng khi số bệnh nhân ra viện ngày càng tăng và số người nhập viện từ 4 con số, giảm xuống 3, rồi 2 cho đến ngày những bệnh nhân COVID-19 cuối cùng rời Bệnh viện dã chiến số 6.
Chỉ sợ chợp mắt rồi không còn cơ hội nhìn thấy bệnh nhân
Tháng 7/2021, khi đang công tác tại Khu cách ly tại KTX ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, BS. Nguyễn Đăng Quang – Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị Bệnh nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh bị mắc COVID-19 và được chuyển sang BV dã chiến số 6 để điều trị.
Tại đây khi nhìn thấy anh em, đồng nghiệp của mình đang tất bật vận chuyển cơm, hàng hóa nhu yếu phẩm cho bệnh nhân, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, vận chuyển vật tư trang thiết bị y tế… Trong khi anh em đang rất vất vả thì mình lại nghỉ ngơi. Cảm thấy sức khỏe vẫn có thể đáp ứng được công việc, anh đã chủ động xin được tham gia điều trị bệnh nhân F0.
Được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện, BS. Quang đã triển khai tủ thuốc trong phòng bệnh của mình, có trang bị đầy đủ thuốc cần thiết, các thiết bị y tế máy đo huyết áp, máy SpO2, khi có bệnh nhân cần sự chăm sóc, anh trực tiếp thăm khám, điều trị hỗ trợ đồng nghiệp của mình.
Mỗi ngày Bệnh dã chiến số 6 tiếp nhận cả nghìn bệnh nhân, trong đó bệnh nhân nặng có thể lên tới 50-80 bệnh nhân. Sau khi khỏi bệnh, anh được phân công Phụ trách khoa Cấp cứu 3 – Bệnh viện dã chiến số 6 (BV có 4 khoa cấp cứu). Khoa của anh có 120 giường bệnh cùng 120 đầu oxy nhưng lúc nào cũng trong tình trạng quá tải.
“Công việc trong khu điều trị người bệnh COVID rất vất vả, nhất là tại khu cấp cứu, hồi sức. Dưới thời tiết nóng nực, chỉ 5-10 phút sau khi mặc đồ bảo hộ mồ hôi bắt đầu túa ra chảy xuống cay xè mắt, người ướt nhèm, sự bức bí, khó chịu… cộng với áp lực công việc rồi các âm thanh trong phòng bệnh (tiếng máy móc kêu, tiếng thở rít của bệnh nhân, tiếng quần áo sột soạt…), tất cả tích tụ lại đẩy nhân viên y tế nhiều lúc rơi vào trạng thái căng thẳng.
Có những lúc chỉ muốn lao ra khỏi khu điều trị tháo khẩu trang, hít thở khí trời 5-7 phút cho ổn định tinh thần rồi lại quay trở vào tiếp tục công việc, tuy nhiên điều đó là không thể trong khu cấp cứu người bệnh COVID. Bởi vậy có nhiều đồng nghiệp của tôi đã ngã quỵ ngay tại phòng bệnh” – BS. Quang tâm sự.
BS. Quang chia sẻ: “Tại khoa cấp cứu, không chỉ là việc điều trị, đối với những bệnh nhân nặng, lớn tuổi các y bác sĩ kiêm luôn việc chăm sóc, lo ăn uống, vệ sinh và động viên tinh thần người bệnh. Tôi còn nhớ mãi, có bệnh nhân trẻ xa quê vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, chỉ có một mình, khi mắc bệnh không báo cho thân nhân ở quê nhà. Nhưng không may bệnh trở nặng, nhiều lúc bệnh nhân rơi vào trạng thái tưởng chừng như không thể cứu được nữa, nhưng còn nước còn tát, tất cả cố gắng với 200-300 phần trăm sức lực, người bóp bóng, người ép tim,… bằng mọi biện pháp có thể và may mắn bệnh nhân đã vượt qua được.
Sau này, khi bệnh nhân tỉnh lại chúng tôi đã chủ động liên hệ với người nhà bệnh nhân, khi biết tin con đã được các bác sĩ cứu sống khỏi “cơn thập tử nhất sinh”, cả gia đình cùng khóc òa và rối rít nói lời cảm ơn bác sĩ.
Có chứng kiến những giây phút hạnh phúc này, mới thấy công việc của mình ý nghĩa làm sao. Đó là nguồn động lực vô bờ bến tiếp thêm sức mạnh, giúp các y bác sĩ chúng tôi tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến”.
Tiếp tục lên đường hỗ trợ chống dịch
Cuối tháng 10, khi Sài Gòn tạm ổn, số ca bệnh được khống chế tốt, thì tại các tỉnh miền Tây dịch bệnh lại bùng phát mạnh trong khi đó kinh nghiệm chống dịch của y tế nơi đây còn hạn chế.
Sau lời đề nghị hỗ trợ của Sở Y tế An Giang, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cử đoàn bác sĩ của BV dã chiến số 6 tham gia khảo sát. Quay trở lại TP. Hồ Chí Minh, TS.BS Phan Minh Hoàng – Giám đốc Bệnh viện đã trực tiếp viện giao nhiệm vụ cho BS. Quang xuống hỗ trợ “các anh em” tại An Giang chống dịch. Ngay ngày hôm sau đoàn bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 6 gồm 10 thành viên lại tất bật chuẩn bị hành trang lên đường.
Nơi đầu tiên các anh dừng chân là huyện Phú Tân (An Giang), tỷ lệ tử vong Phú Tân chiếm khoảng 49% số bệnh nhân mắc COVID của An Giang thời điểm đó. Ngay lập tức các bác sĩ Bệnh viện Dã chiến số 6 đã bắt tay cùng với lực lượng y tế huyện Phú Tân thành lập bệnh viện dã chiến 100 giường với 40 giường cấp cứu, đồng thời tập huấn, chuyển giao cho các nhân viên y tế về các công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Sau 2 tuần, mọi việc đã vào guồng, các bác sĩ lại tiếp tục lên đường đến huyện Thoại Sơn (An Giang).
Ngày đầu đến Thoại Sơn cũng là ngày Bệnh viện dã chiến 892 quy mô 1000 giường bệnh mở cửa tiếp nhận bệnh nhân, khi đó chỉ có 5 bác sĩ của TP. Hồ Chí Minh nhưng công tác điều trị vẫn được triển khai tiếp nhận 55 bệnh nhân COVID ban đầu.
Tại đây BS. Nguyễn Đăng Quang tiếp nhận chức vụ Phó Giám đốc chuyên môn. Bằng kinh nghiệm chống dịch đã được tích lũy ở TP. Hồ Chí Minh, các bác sĩ đã chủ động phân loại bệnh nhân ngay từ đầu, những ca có nguy cơ là chuyển vào khu bệnh nặng để theo dõi liền và cho dùng thuốc sớm. Nhờ đó hạn chế các trường hợp tử vong.
Sau 2 tháng được sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 6, Bệnh viện dã chiến Thoại Sơn (An Giang) hoạt động rất tốt, hiện tại chỉ còn 3-4 bệnh nhân. Đến tháng 1/2022 đoàn quân chi viện của dã chiến 6 rút quân khỏi An Giang.
BS. Quang cho biết, để đạt được thành tích đó, các anh may mắn có được sự hỗ trợ và ủng hộ của gia đình cũng như sự tin tưởng giao nhiệm vụ cho các lớp bác sĩ trẻ của Giám đốc Bệnh viện – TS BS. Phan Minh Hoàng.
Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ tại An Giang cũng như quá trình chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh, BS. Hoàng luôn theo sát, ở bên hỗ trợ anh em. Những cuộc gọi điện và ghé thăm thường xuyên để hỏi thăm tình hình sức khỏe, giúp anh em có hướng giải quyết những vướng mắc, khi thuốc An Giang thiếu, anh tìm nguồn hỗ trợ… Anh luôn động viên, dẫn dắt các bác sĩ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống ngành y “chữa bệnh cứu người”.
Giờ đây, khi dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh được kiểm soát, cuộc sống dần trở lại bình thường, nhiều bác sĩ y bác sĩ của BV dã chiến số 6 vẫn không quên được những ngày chống dịch “khốc liệt đó”. Nhiều đêm trong giấc ngủ chập chờn vẫn văng vắng bên tai tiếng máy thở ti táp, tiếng monitor chạy…, những hình ảnh của “một thời đau thương” thỉnh thoảng vẫn hiện hữu trong giấc mơ khiến họ giật mình tỉnh giấc.
Như vậy đó, cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 tuy không có bom rơi đạn nổ, nhưng những đau thương nó để lại mãi còn hiện hữu…
Nguồn: Suckhoedoisong.vn