HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Nặng lòng tâm sự của bác sĩ về Trung thu ‘đặc biệt’ tại nơi điều trị bệnh nhân COVID-19

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

ấm tình thương

Để có một Tết Trung thu ấm áp, tràn đầy tình thương và đặc biệt là khích lệ tinh thần cho bệnh nhân điều trị COVID-19, số 3 (khu tái định cư Bình Khánh thuộc phường An Khánh, TP Thủ Đức) đã phối hợp cùng Công đoàn TP HCM, mạnh thường quân và các đoàn cơ sở chuẩn bị hơn 400 suất quà để tặng bệnh nhân, đặc biệt là các em nhỏ tại Bệnh viện.

Được biết, có khoảng 150 em nhỏ là F0 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3. Tết Trung thu năm nay trở nên đặc biệt hơn rất nhiều đối với các em vì phải ở khu cách ly, xa gia đình, không được cùng bạn bè rước đèn, phá cỗ…

Các em nhỏ trong khu điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3 nhận quà Trung thu.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, BSCKI Lý Quốc Công, Trưởng Khoa Lâm sàng (Bệnh viện dã chiến số 3) cho biết: “Có lẽ Tết Trung thu năm nay sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ không chỉ với bệnh nhân mà còn cả với những người đang ở tuyến đầu chống dịch như chúng tôi. Năm nay sẽ có rất nhiều người ngắm trăng tại khu cách ly mà không được cùng quây quần với gia đình.

Ở đây chúng tôi coi những bệnh nhi đang điều trị COVID-19 như con của mình. Tết Trung thu là ngày của các bạn nhỏ, đáng lẽ phải được quây quần cùng gia đình phá cỗ, đi chơi thì giờ lại phải ở khu cách ly. Chắc chắn là sẽ có rất nhiều bạn buồn và tủi thân. Thấu hiểu được điều đó, Bệnh viện đã phối hợp cùng các nhà tài trợ, tổ chức tặng quà nhằm động viên, an ủi, khích lệ tinh thần tích cực cho các con.

Những suất quà Trung thu động viên tinh thần các em nhỏ trong khu điều trị COVID-19.

Sau khi được nhận quà bạn nào cũng vui mừng, nhìn những nụ cười nở trên môi cũng làm các y bác sĩ chúng tôi ấm lòng, đỡ nhớ nhà, nhớ con và có động lực để tiếp tục cuộc chiến đẩy lùi giặc Cô Vít”.

Mặc dù đón Tết Trung thu trong Bệnh viện dã chiến, không có gia đình ở bên nhưng những món quà dù không mang nhiều giá trị vật chất đã giúp các em cảm nhận được tình yêu thương, sự ấm áp và biến ngày Tết này trở nên ý nghĩa, đặc biệt hơn.

“Bao giờ thì ba, mẹ về?”

Đối với nhiều y bác sĩ, Trung thu cũng là khoảng thời gian làm họ nhớ nhà, bố mẹ, con cái nhiều hơn.

Trong trận chiến chống dịch COVID-19 lần này, cả hai vợ chồng BS Công đều ở tuyến đầu, một người điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3, người còn lại làm việc ở Bệnh viện 30/4 (TP.HCM). Đã nhiều tháng nay, anh chị vẫn chưa về nhà thăm con, bố mẹ của mình mà chỉ có thể “gặp” qua màn hình điện thoại.

BS.CKI Lý Quốc Công tranh thủ thời gian nghỉ ngơi gọi điện về động viên các con.

BS Công tâm sự: “Đã 2 năm kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở nước ta, thời gian tôi về nhà rất ít, chủ yếu là ở khu dã chiến hoặc bệnh viện. Trung thu năm nay cũng xa nhà và các con, không biết bao giờ mới có thể về thăm bố mẹ già và ôm các con vào lòng.

Nhiều lúc gọi điện về nhà thấy các con hỏi “bao giờ thì ba mẹ mới về?” hay “con nhớ ba mẹ lắm rồi” mà muốn rơi nước mắt. Chỉ biết hẹn các con khi nào hết dịch ba mẹ về sẽ bù đắp lại, những Trung thu sau gia đình mình có thể quây quần với nhau.

Vì cả ba mẹ đều làm trong ngành Y nên hai bé cũng đã quen với việc chúng tôi không ở nhà thường xuyên. Các cháu cũng luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tự chăm sóc bản thân từ rất sớm. Ngày nào hai vợ chồng cũng tranh thủ sau giờ làm việc gọi về cho con để động viên, nhắc nhở, nếu có vấn đề gì thì nhờ hàng xóm giúp đỡ…”.

Tặng quà Trung thu cho các y bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện dã chiến số 3.

Những mùa Trung thu không dịch bệnh như nhiều năm trước, các bác sĩ có thể tụ họp lại cùng gia đình trò chuyện, ăn bánh trung thu, trẻ con thì phá cỗ, rước đèn. Tết Trung thu năm nay thì đặc biệt hơn, các bác sĩ có thể ngồi chung một bàn với nhau ở nơi làm việc để cùng chia sẻ, tâm sự, trao đổi công việc, chuyên môn với nhau. Tận dụng “cây nhà lá vườn” để hát cho nhau nghe, tạo động lực, không khí vui tươi cho mọi người, giải tỏa căng thẳng và đặc biệt là ấm lòng, gần gũi như có gia đình ở bên.

“Chúng tôi cảm thấy phấn khởi hơn khi được rất nhiều sự quan tâm trong dịp Tết Trung thu này. Bệnh viện cũng bố trí nhiều suất quà để gửi về tận tay gia đình, các con của y bác sĩ, điều dưỡng đang làm việc tại đây. Thời điểm hiện tại, chỉ mong dịch bệnh nhanh qua để cuộc sống trở về bình thường, bệnh nhân được trở về nhà và nhân viên y tế như chúng tôi cũng sẽ được đoàn tụ cùng gia đình vì đi lâu quá rồi…”, BS Công chia sẻ.

Bệnh viện dã chiến số 3 TP Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động từ 6/7/2021 với quy mô hơn 2.500 giường. Sau hơn 2 tháng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, tính đến sáng 21/9, Bệnh viện đã tiếp nhận gần 10.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có hơn 7.200 trường hợp được ra viện. Dự kiến, chiều 21/9 sẽ có khoảng 250 bệnh nhân điều trị khỏi được xuất viện.

Nguồn: SKĐS

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

ấm tình thương

Để có một Tết Trung thu ấm áp, tràn đầy tình thương và đặc biệt là khích lệ tinh thần cho bệnh nhân điều trị COVID-19, số 3 (khu tái định cư Bình Khánh thuộc phường An Khánh, TP Thủ Đức) đã phối hợp cùng Công đoàn TP HCM, mạnh thường quân và các đoàn cơ sở chuẩn bị hơn 400 suất quà để tặng bệnh nhân, đặc biệt là các em nhỏ tại Bệnh viện.

Được biết, có khoảng 150 em nhỏ là F0 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3. Tết Trung thu năm nay trở nên đặc biệt hơn rất nhiều đối với các em vì phải ở khu cách ly, xa gia đình, không được cùng bạn bè rước đèn, phá cỗ…

Các em nhỏ trong khu điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3 nhận quà Trung thu.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, BSCKI Lý Quốc Công, Trưởng Khoa Lâm sàng (Bệnh viện dã chiến số 3) cho biết: “Có lẽ Tết Trung thu năm nay sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ không chỉ với bệnh nhân mà còn cả với những người đang ở tuyến đầu chống dịch như chúng tôi. Năm nay sẽ có rất nhiều người ngắm trăng tại khu cách ly mà không được cùng quây quần với gia đình.

Ở đây chúng tôi coi những bệnh nhi đang điều trị COVID-19 như con của mình. Tết Trung thu là ngày của các bạn nhỏ, đáng lẽ phải được quây quần cùng gia đình phá cỗ, đi chơi thì giờ lại phải ở khu cách ly. Chắc chắn là sẽ có rất nhiều bạn buồn và tủi thân. Thấu hiểu được điều đó, Bệnh viện đã phối hợp cùng các nhà tài trợ, tổ chức tặng quà nhằm động viên, an ủi, khích lệ tinh thần tích cực cho các con.

Những suất quà Trung thu động viên tinh thần các em nhỏ trong khu điều trị COVID-19.

Sau khi được nhận quà bạn nào cũng vui mừng, nhìn những nụ cười nở trên môi cũng làm các y bác sĩ chúng tôi ấm lòng, đỡ nhớ nhà, nhớ con và có động lực để tiếp tục cuộc chiến đẩy lùi giặc Cô Vít”.

Mặc dù đón Tết Trung thu trong Bệnh viện dã chiến, không có gia đình ở bên nhưng những món quà dù không mang nhiều giá trị vật chất đã giúp các em cảm nhận được tình yêu thương, sự ấm áp và biến ngày Tết này trở nên ý nghĩa, đặc biệt hơn.

“Bao giờ thì ba, mẹ về?”

Đối với nhiều y bác sĩ, Trung thu cũng là khoảng thời gian làm họ nhớ nhà, bố mẹ, con cái nhiều hơn.

Trong trận chiến chống dịch COVID-19 lần này, cả hai vợ chồng BS Công đều ở tuyến đầu, một người điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3, người còn lại làm việc ở Bệnh viện 30/4 (TP.HCM). Đã nhiều tháng nay, anh chị vẫn chưa về nhà thăm con, bố mẹ của mình mà chỉ có thể “gặp” qua màn hình điện thoại.

BS.CKI Lý Quốc Công tranh thủ thời gian nghỉ ngơi gọi điện về động viên các con.

BS Công tâm sự: “Đã 2 năm kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở nước ta, thời gian tôi về nhà rất ít, chủ yếu là ở khu dã chiến hoặc bệnh viện. Trung thu năm nay cũng xa nhà và các con, không biết bao giờ mới có thể về thăm bố mẹ già và ôm các con vào lòng.

Nhiều lúc gọi điện về nhà thấy các con hỏi “bao giờ thì ba mẹ mới về?” hay “con nhớ ba mẹ lắm rồi” mà muốn rơi nước mắt. Chỉ biết hẹn các con khi nào hết dịch ba mẹ về sẽ bù đắp lại, những Trung thu sau gia đình mình có thể quây quần với nhau.

Vì cả ba mẹ đều làm trong ngành Y nên hai bé cũng đã quen với việc chúng tôi không ở nhà thường xuyên. Các cháu cũng luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tự chăm sóc bản thân từ rất sớm. Ngày nào hai vợ chồng cũng tranh thủ sau giờ làm việc gọi về cho con để động viên, nhắc nhở, nếu có vấn đề gì thì nhờ hàng xóm giúp đỡ…”.

Tặng quà Trung thu cho các y bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện dã chiến số 3.

Những mùa Trung thu không dịch bệnh như nhiều năm trước, các bác sĩ có thể tụ họp lại cùng gia đình trò chuyện, ăn bánh trung thu, trẻ con thì phá cỗ, rước đèn. Tết Trung thu năm nay thì đặc biệt hơn, các bác sĩ có thể ngồi chung một bàn với nhau ở nơi làm việc để cùng chia sẻ, tâm sự, trao đổi công việc, chuyên môn với nhau. Tận dụng “cây nhà lá vườn” để hát cho nhau nghe, tạo động lực, không khí vui tươi cho mọi người, giải tỏa căng thẳng và đặc biệt là ấm lòng, gần gũi như có gia đình ở bên.

“Chúng tôi cảm thấy phấn khởi hơn khi được rất nhiều sự quan tâm trong dịp Tết Trung thu này. Bệnh viện cũng bố trí nhiều suất quà để gửi về tận tay gia đình, các con của y bác sĩ, điều dưỡng đang làm việc tại đây. Thời điểm hiện tại, chỉ mong dịch bệnh nhanh qua để cuộc sống trở về bình thường, bệnh nhân được trở về nhà và nhân viên y tế như chúng tôi cũng sẽ được đoàn tụ cùng gia đình vì đi lâu quá rồi…”, BS Công chia sẻ.

Bệnh viện dã chiến số 3 TP Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động từ 6/7/2021 với quy mô hơn 2.500 giường. Sau hơn 2 tháng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, tính đến sáng 21/9, Bệnh viện đã tiếp nhận gần 10.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có hơn 7.200 trường hợp được ra viện. Dự kiến, chiều 21/9 sẽ có khoảng 250 bệnh nhân điều trị khỏi được xuất viện.

Nguồn: SKĐS

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Trưa 21/9: Cả nước đã tiêm trên 35,1 triệu liều vaccine COVID-19; Đồng Nai lập phương án phòng chống dịch nếu có 50.000 ca mắc

Trưa 21/9: Cả nước đã tiêm trên 35,1 triệu liều vaccine COVID-19; Đồng Nai lập phương án phòng chống dịch nếu có 50.000 ca mắc

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động ngành Y tế

Xuất hiện nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây, một xã ở Huế lập 16 chốt kiểm soát

Xuất hiện nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây, một xã ở Huế lập 16 chốt kiểm soát

TP.HCM có thể bùng phát dịch sốt xuất huyết

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?