Cụ thể, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 255.000 – 280.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 71.500 – 78.500 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 59.600 – 65.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 60.600 – 66.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 63.300 – 69.500 chỗ làm việc.
Trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, diễn biến theo chiều hướng tích cực, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 280.000 – 310.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 78.500 – 86.900 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 66.500 – 73.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 69.500 – 77.100 chỗ làm việc.
Về nhu cầu tìm việc theo cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trên 57.000 người có nhu cầu tìm việc trình độ đại học trở lên, chiếm 42,32% tổng nhu cầu tìm việc; trình độ cao đẳng gần 23.000 người có nhu cầu việc làm, chiếm 16,87% tổng nhu cầu tìm việc; trình độ trung cấp có gần 15.000 người có nhu cầu tìm việc, chiếm 10,82% tổng nhu cầu tìm việc; trình độ sơ cấp có hơn 12.000 người có nhu cầu tìm việc, chiếm 8,86% tổng nhu cầu tìm việc.
Bên cạnh đó, nhu cầu việc ở lao động chưa qua đào tạo là 28.634 người, chiếm 21,13% tổng nhu cầu tìm việc, tập trung ở lao động phổ thông; nhân viên tạp vụ; thực tập sinh; nhân viên giao hàng; giúp việc nhà; cộng tác viên…
Năm 2022, thị trường lao động Thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dự báo lao động làm việc trong các doanh nghiệp là 3.127.066 người, trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 3,01%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 74,50%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22,49%.
Theo các chuyên gia, để thích ứng với những thay đổi của thị trường lao động trong tình hình mới, các doanh nghiệp cần tạo nơi làm việc an toàn và lành mạnh với các chính sách làm việc linh hoạt, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và chế độ đãi ngộ phù hợp để .
Bên cạnh đó, người lao động cũng cần chia sẻ cùng doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, người lao động cần phải nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích ứng và hội nhập.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Cụ thể, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 255.000 – 280.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 71.500 – 78.500 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 59.600 – 65.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 60.600 – 66.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 63.300 – 69.500 chỗ làm việc.
Trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, diễn biến theo chiều hướng tích cực, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 280.000 – 310.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 78.500 – 86.900 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ làm việc; quý III cần khoảng 66.500 – 73.500 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 69.500 – 77.100 chỗ làm việc.
Về nhu cầu tìm việc theo cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trên 57.000 người có nhu cầu tìm việc trình độ đại học trở lên, chiếm 42,32% tổng nhu cầu tìm việc; trình độ cao đẳng gần 23.000 người có nhu cầu việc làm, chiếm 16,87% tổng nhu cầu tìm việc; trình độ trung cấp có gần 15.000 người có nhu cầu tìm việc, chiếm 10,82% tổng nhu cầu tìm việc; trình độ sơ cấp có hơn 12.000 người có nhu cầu tìm việc, chiếm 8,86% tổng nhu cầu tìm việc.
Bên cạnh đó, nhu cầu việc ở lao động chưa qua đào tạo là 28.634 người, chiếm 21,13% tổng nhu cầu tìm việc, tập trung ở lao động phổ thông; nhân viên tạp vụ; thực tập sinh; nhân viên giao hàng; giúp việc nhà; cộng tác viên…
Năm 2022, thị trường lao động Thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dự báo lao động làm việc trong các doanh nghiệp là 3.127.066 người, trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 3,01%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 74,50%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22,49%.
Theo các chuyên gia, để thích ứng với những thay đổi của thị trường lao động trong tình hình mới, các doanh nghiệp cần tạo nơi làm việc an toàn và lành mạnh với các chính sách làm việc linh hoạt, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và chế độ đãi ngộ phù hợp để .
Bên cạnh đó, người lao động cũng cần chia sẻ cùng doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, người lao động cần phải nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích ứng và hội nhập.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn