Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh thau rửa nguồn nước…
Tại huyện Hương Khê, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất có 7.239 hộ dân, 4 trạm y tế, 7.226 giếng nước và 7.239 công trình vệ sinh bị ngập. Sáng nay ngày 17/10/2016 vẫn còn một số xã như Phương Mỹ, Phương Điền vẫn còn ngập sâu trong nước. Ngày sau khi nước rút, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã trực tiếp xuống nhà dân kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước để sinh hoạt. Ngoài ra các huyện khác cũng tập trung công tác xử lý nguồn nước cho người dân. Tại Thạch Hà có 24 xã bị ngập lụt, trong đó có 10 xã bị ngập nặng. Trong ngày 16/10, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cấp cho các xã 52.000 viên Cloramin B, 30kg Cloramin B 25%; cử cán bộ xuống giúp dân xử lý nguồn nước và phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết, tiêu độc vệ sinh môi rường.
Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh, trong đợt lũ vừa qua toàn tỉnh có 24 trạm y tế xã, 12.914 giếng nước, 11.659 công trình vệ sinh bị ngập.
Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: “Với phương châm nước rút đến đâu hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước và làm vệ sinh môi trường đến đó, đơn vị đã cử đội cơ động phòng chống dịch xuống chỉ đạo trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản đồng loạt ra quân hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước sinh hoạt, phun hóa chất ở những vùng có nguy cơ xảy ra sốt xuất huyết, phun cloraminB khử khuẩn phòng chống một số bệnh về đường tiêu hóa…”
… và phun hoá chất khử trùng
Bác sỹ Tâm cũng khuyến cáo người dân: Sau lũ lụt là thời điểm rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh như: sốt xuất huyết, sốt rét, cảm cúm, các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh về da, mắt (đau mắt đỏ, mắt hột)… Vì thế, để hạn chế các dịch bệnh có thể xảy ra sau lụt, bão người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống như: thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Các gia đình cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước bằng những hóa chất như Cloramin B, viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân cần tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; đến ngay các cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các biểu hiện của các bệnh nói trên.
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh thau rửa nguồn nước…
Tại huyện Hương Khê, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất có 7.239 hộ dân, 4 trạm y tế, 7.226 giếng nước và 7.239 công trình vệ sinh bị ngập. Sáng nay ngày 17/10/2016 vẫn còn một số xã như Phương Mỹ, Phương Điền vẫn còn ngập sâu trong nước. Ngày sau khi nước rút, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã trực tiếp xuống nhà dân kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước để sinh hoạt. Ngoài ra các huyện khác cũng tập trung công tác xử lý nguồn nước cho người dân. Tại Thạch Hà có 24 xã bị ngập lụt, trong đó có 10 xã bị ngập nặng. Trong ngày 16/10, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cấp cho các xã 52.000 viên Cloramin B, 30kg Cloramin B 25%; cử cán bộ xuống giúp dân xử lý nguồn nước và phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết, tiêu độc vệ sinh môi rường.
Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh, trong đợt lũ vừa qua toàn tỉnh có 24 trạm y tế xã, 12.914 giếng nước, 11.659 công trình vệ sinh bị ngập.
Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: “Với phương châm nước rút đến đâu hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước và làm vệ sinh môi trường đến đó, đơn vị đã cử đội cơ động phòng chống dịch xuống chỉ đạo trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản đồng loạt ra quân hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước sinh hoạt, phun hóa chất ở những vùng có nguy cơ xảy ra sốt xuất huyết, phun cloraminB khử khuẩn phòng chống một số bệnh về đường tiêu hóa…”
… và phun hoá chất khử trùng
Bác sỹ Tâm cũng khuyến cáo người dân: Sau lũ lụt là thời điểm rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh như: sốt xuất huyết, sốt rét, cảm cúm, các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh về da, mắt (đau mắt đỏ, mắt hột)… Vì thế, để hạn chế các dịch bệnh có thể xảy ra sau lụt, bão người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống như: thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Các gia đình cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước bằng những hóa chất như Cloramin B, viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân cần tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; đến ngay các cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các biểu hiện của các bệnh nói trên.