Nhân viên y tế hướng dẫn dinh dưỡng an toàn cho người dân
Để triển khai Tuần lễ này, Ban chỉ đạo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Yên Bái đã có Kế hoạch số 217/KH-BCĐ ký ngày 03 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho toàn dân với các nội dung chính:
Hướng dẫn, vận động, khuyến khích người dân chủ động phát triển sản xuất vườn – ao – chuồng (VAC) gia đình gắn liền với ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng dụng giống mới, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hợp lý để tạo ra nguồn thực phẩm an toàn giúp cải thiện chất lượng bữa ăn và tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Đặc biệt quan tâm đến các hộ gia đình ở những vùng khó khăn, vùng thường xảy ra thiên tai, lụt bão để tạo nguồn thực phẩm sẵn có, an toàn, đa dạng, giàu dinh dưỡng.
Phối hợp với ngành nông nghiệp và các ngành liên quan triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh thực phẩm cho các hộ gia đình và từng cá thể, đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm có sẵn, thường xuyên liên tục, cung cấp ổn định, bền vững để mọi người dân có thể tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đồng thời đưa các kỹ thuật mới và giống mới vào trồng chọt, chăn nuôi để sản phẩm có giá trị và năng suất cao, kỹ thuật bảo quản, chế biến, thu hoạch tới mọi gia đình để đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng.
Nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho người dân nhằm thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe: Chăm sóc dinh dưỡng sớm trong 1000 ngày đầu đời của trẻ, ăn uống đầy đủ và cân đối theo nhu cầu lứa tuổi; biết cách lựa chọn, chế biến và sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm sẵn có tại gia đình và địa phương; tổ chức bữa ăn đa dạng từ nhiều loại thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân đối và hợp lý; thực hiện ăn uống hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường vận động thể lực để phòng chống các bệnh mạn tính không lây, thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng thấp còi, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt.
Tăng cường các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho người dân về bảo vệ môi trường, kỹ năng ứng phó thảm họa thiên tai, chủ động chống đói nghèo, đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, ăn uống đa dạng và hợp lý để phòng chống bệnh không lây nhiễm, phòng chống suy dinh dưỡng, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam; đẩy mạnh kiểm tra giám sát các hoạt động và kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm trong Tuần lễ này.
Khuyến khích người dân tham gia, ủng hộ chính quyền các cấp đầu tư phát triển nông thôn mới tạo ra kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ hiện đại nhất là đường giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế gia đình và phát triển xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho người dân; dịch vụ y tế và giáo dục được cải thiện, người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có đời sống văn hóa lành mạnh và môi trường sống xanh sạch./.
Nhân viên y tế hướng dẫn dinh dưỡng an toàn cho người dân
Để triển khai Tuần lễ này, Ban chỉ đạo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Yên Bái đã có Kế hoạch số 217/KH-BCĐ ký ngày 03 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho toàn dân với các nội dung chính:
Hướng dẫn, vận động, khuyến khích người dân chủ động phát triển sản xuất vườn – ao – chuồng (VAC) gia đình gắn liền với ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng dụng giống mới, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hợp lý để tạo ra nguồn thực phẩm an toàn giúp cải thiện chất lượng bữa ăn và tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Đặc biệt quan tâm đến các hộ gia đình ở những vùng khó khăn, vùng thường xảy ra thiên tai, lụt bão để tạo nguồn thực phẩm sẵn có, an toàn, đa dạng, giàu dinh dưỡng.
Phối hợp với ngành nông nghiệp và các ngành liên quan triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh thực phẩm cho các hộ gia đình và từng cá thể, đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm có sẵn, thường xuyên liên tục, cung cấp ổn định, bền vững để mọi người dân có thể tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đồng thời đưa các kỹ thuật mới và giống mới vào trồng chọt, chăn nuôi để sản phẩm có giá trị và năng suất cao, kỹ thuật bảo quản, chế biến, thu hoạch tới mọi gia đình để đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng.
Nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho người dân nhằm thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe: Chăm sóc dinh dưỡng sớm trong 1000 ngày đầu đời của trẻ, ăn uống đầy đủ và cân đối theo nhu cầu lứa tuổi; biết cách lựa chọn, chế biến và sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm sẵn có tại gia đình và địa phương; tổ chức bữa ăn đa dạng từ nhiều loại thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân đối và hợp lý; thực hiện ăn uống hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường vận động thể lực để phòng chống các bệnh mạn tính không lây, thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng thấp còi, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt.
Tăng cường các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho người dân về bảo vệ môi trường, kỹ năng ứng phó thảm họa thiên tai, chủ động chống đói nghèo, đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, ăn uống đa dạng và hợp lý để phòng chống bệnh không lây nhiễm, phòng chống suy dinh dưỡng, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam; đẩy mạnh kiểm tra giám sát các hoạt động và kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm trong Tuần lễ này.
Khuyến khích người dân tham gia, ủng hộ chính quyền các cấp đầu tư phát triển nông thôn mới tạo ra kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ hiện đại nhất là đường giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế gia đình và phát triển xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho người dân; dịch vụ y tế và giáo dục được cải thiện, người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có đời sống văn hóa lành mạnh và môi trường sống xanh sạch./.