Ngày 27/10/2022, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở cùng với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ tại Hà Nội.
Những dấu ấn tích cực
Sử dụng vốn vay ODA và vốn viện trợ không hoàn lại của WB, dự án được thực hiện tại Trung ương và 13 tỉnh gồm: Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Hậu Giang, Bạc Liêu và Long An, với thời hạn 5 năm (2020 – 2024). Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng dịch vụ y tế của mạng lưới y tế cơ sở tại các tỉnh nêu trên; Hỗ trợ cải thiện các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu; ưu tiên các đối tượng là bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, người dân ở vùng khó khăn, dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Tham dự hội thảo có PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế, Giám đốc dự án; Ban quản lý dự án của cả 13 tỉnh tham gia với đủ thành phần đại diện cho các hợp phần thực hiện dự án; ông Christophe Lemiere, Trưởng ban Phát triển con người của WB; bà Jane Pepperall, Cố vấn y tế cấp cao của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc; Bà Kari Hurt, cán bộ điều hành cao cấp của WB; Bà Nguyễn Thùy Anh, cán bộ điều hành cao cấp, Chủ nhiệm dự án; Bà Đào Lan Hương, chuyên gia y tế cao cấp, đồng chủ nhiệm dự án.
Toàn cảnh hội thảo
Đánh giá chung về tiến độ triển khai thực hiên Dự án, PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh cho dù tiến độ triển khai Dự án chưa đạt kỳ vọng như dự kiến ban đầu, nhưng xét trong bối cảnh những thách thức rất lớn trong thời gian qua, thì có thể khẳng định với nỗ lực vượt bậc của các bên liên quan, Dự án đã và đang được triển khai với tốc độ tương đối tốt. Số liệu báo cáo thực tế cho thấy, đến nay Dự án đã giải ngân được khoảng 23% tổng số vốn, và dự kiến đến hết năm 2022 con số này có thể đạt gần 40%. Những phân tích dự báo về từng nhóm can thiệp Dự án (nâng cấp hạ tầng, cung cấp trang thiết bị (TTB), đào tạo cán bộ y tế, thực hiện các sáng kiến đổi mới mô hình cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ…) cũng cho thấy Dự án có triển vọng tốt trong việc hoàn thành toàn bộ các hoạt động cam kết trong khoảng thời gian còn lại của Dự án.
PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó vụ trưởng Vụ KH-TC, Bộ Y tế, Giám đốc dự án phát biểu khai mạc hội thảo
Tại hội thảo, ông Christophe Lemiere và bà Jane Pepperall đã đưa ra những nhận xét tích cực về kết quả mà Dự án đã đạt được trong nửa đầu thời gian thực hiện. Ông Christophe Lemiere chia sẻ những điều được mắt thấy tai nghe trong đợt giám sát đánh giá lần này tại tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt ấn tượng với kết quả đầu tư xây dựng tại một số cơ sở y tế trong tỉnh và việc sử dụng Bảng điểm chất lượng để cải thiện những việc còn chưa tốt trong cung cấp dịch vụ của trạm y tế. Bà Jane Pepperall bày tỏ mong muốn Dự án thực hiện hướng tới hoàn thành các tiểu hợp phần và đạt mục tiêu của Dự án.
Ông Christophe Lemiere, Trưởng ban Phát triển con người của Ngân hàng thế giới phát biểu tại hội thảo
Báo cáo chuyên đề của chuyên gia tư vấn độc lập cũng như báo cáo của Ban Quản lý Dự án Trung ương (QLDATW) cho thấy vấn đề an toàn môi trường, an toàn xã hội và tiếp cận giới được lồng ghép rất sớm ngay từ giai đoạn thiết kế Dự án. Toàn bộ các can thiệp cốt lõi của Dự án nhằm nâng cao năng lực hệ thống CSSKBĐ tại 13 tỉnh đều hướng tới việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Ngoài ra, những mối quan tâm về việc tiếp cận dịch vụ y tế của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất cũng được phản ánh trong Khung giám sát đánh giá Dự án, với một loạt chỉ số đo lường phù hợp. Vấn đề an toàn môi trường, an toàn xã hội và tiếp cận giới cũng được Ban QLDATW và các tỉnh Dự án quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới là cần quan tâm tới tính đa dạng của các nhóm DTTS khác nhau, từ đó dành ưu tiên cao nhất cho những nhóm DTTS dễ bị tổn thương nhất.
Để sự can thiệp của Dự án là thực chất
Trong phần trình bày tóm tắt báo cáo tổng quan tiến độ và kết quả thực hiện dự án, ông Phùng Nguyên Cương, Phó Giám đốc dự án làm rõ những điểm nổi bật đã đạt được và lưu ý những điểm còn hạn chế, chậm tiến độ của dự án. Các đại biểu tham dự tham gia đóng góp các ý kiến cho các phần trình bày về báo cáo tổng quan tiến độ và kết quả thực hiện dự án đến hết tháng 9 năm 2022. Những bài học được chia sẻ tại hội thảo với những báo cáo về kinh nghiệm về hoàn thành hợp phần đầu tư xây dựng các trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện của Ban quản lý dự án tỉnh Ninh Thuận, về kinh nghiệm áp dụng thực hiện Bảng điểm chất lượng cho trạm y tế của Ban quản lý dự án tỉnh Yên Bái và về kinh nghiệm tốt công tác đào tạo, tập huấn các nội dung nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở của Ban quản lý dự án tỉnh Hà Giang.
Ông Phùng Nguyên Cương, Phó giám đốc dự án trình bày tóm tắt báo cáo tổng quan tiến độ và kết quả thực hiện dự án
PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng đã phân tích rõ 3 nhóm nguyên nhân chính được xem là rào cản trong quá trình triển khai thực hiện dự án, bao gồm: đại dịch COVID-19, những bất cập trong quy định hiện hành về mua sắm đấu trong lĩnh vực y tế và cơ chế quản trị đặc thù của Dự án. Những diễn biến đặc biệt phức tạp của đại dịch COVID-19 trong 2 năm 2020 – 2021 đã khiến việc triển khai các hoạt đông Dự án, bao gồm cả các hoạt động ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh trở nên đặc biệt thách thức, khiến nhiều hoạt động Dự án bị chậm tiến độ, thậm chí một số hoạt động không triển khai được trên thực địa. Bên cạnh đó, hệ thống quy định hiện hành về mua sắm đấu thầu trong lĩnh vực y tế đang bộc lộ một số bất cập, khiến hoạt động đấu thầu mua sắm trong lĩnh vực y tế trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, cơ chế phân quyền ở mức độ cao nhất cho các tỉnh Dự án, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng tạo ra những thách thức không nhỏ trên bình diện quản trị Dự án, ở cả cấp độ Trung ương và các địa phương.
Ban QLDATW trở nên ít vai trò trong việc trực tiếp triển khai các can thiệp Dự án (điều này cũng đồng nghĩa với việc đóng ít vai trò hơn trong việc kiểm soát các hoạt động Dự án), nhưng phải chịu sức ép lớn hơn về trách nhiệm đảm bảo tiến độ và chất lượng các can thiệp Dự án. Đối với các tỉnh Dự án, thách thức lớn nhất là năng lực quản trị trên thực tế của Ban QLDA tỉnh. Số liệu báo cáo thực tế cũng cho thấy, tiến độ triển khai Dự án không thực sự đồng đều giữa 13 tỉnh, một số tỉnh thực hiện tốt, một số tỉnh ở mức trung bình và một số ít tỉnh, ở mức độ tương đối yếu.
Một vấn đề rất quan trọng khác được PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, đi sâu phân tích là yêu cầu về khả năng duy trì bền vững hiệu quả đầu tư của Dự án. Dự án chỉ có thời gian thực 5 năm và như vậy những can thiệp cốt lõi của Dự án sẽ tạo ra tiền đề cho các tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới hệ thống YTCS trên địa bàn. Do vậy, ngay từ bây giờ, các tỉnh Dự án cần chú trọng tới vấn đề phát huy hiệu quả đầu tư lâu dài của Dự án trong tương lai, bao gồm cả đầu tư nâng cấp hạ tầng, phát triển nhân lực y tế hay thực hiện các sáng kiến đổi mới mô hình cung ứng dịch vụ CSSKBĐ.
Đối với hoạt động đầu tư nâng cấp hạ tầng, Sở Y tế các tỉnh cần sớm tham mưu với lãnh đạo tỉnh để có kế hoạch bố trí nguồn lực tài chính cho việc duy tu, bảo dưỡng công trình đã được Dự án đầu tư. Đối với hoạt động đào tạo cán bộ y tế, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các lớp đào tạo cán bộ trạm y tế xã và y tế thôn bản, cần đặc biệt quan tâm tới (i) kế hoạch giám sát sau đào tạo và (ii) kế hoạch sử dụng ngân sách địa phương nhằm tiếp tục phát huy nguồn đầu tư của Dự án (chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ giảng viên…) cho việc mở rộng các hoạt động đào tạo cán bộ y tế trong tương lai trên địa bàn tỉnh.
Đối với việc thí điểm Bảng điểm chất lượng, điều đặc biệt quan trọng là cần xác định rõ đây là công cụ hiệu quả cho quá trình liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ CSSKBĐ, cần được thực hiện với sự thấu hiểu và tự nguyện của các cán bộ trạm y tế xã và sự hỗ trợ liên tục của Trung tâm Y tế huyện và Sở Y tế. “Có như vậy, can thiệp này mới trở nên thực chất chứ không trở nên một gánh nặng hành chính không cần thiết cho các cán bộ y tế tuyến đầu”, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng khẳng định
Hội thảo dành nửa thời gian cho tham luận và thảo luận về những nội dung cần tăng cường thực hiện trong 2 năm còn lại để đảm bảo tiến độ và kết quả của Dự án. Các đại biểu tham gia thảo luận về những điều chỉnh về chỉ số giám sát, cách thức triển khai hoạt động sàng lọc và truyền thông về các bệnh không lây nhiễm tại các tỉnh Dự án. Tại hội thảo, Kế hoạch thực hiện năm 2023 và định hướng hành động tiếp theo của dự án đã được các đại biểu đồng thuận thông qua.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Ngày 27/10/2022, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở cùng với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ tại Hà Nội.
Những dấu ấn tích cực
Sử dụng vốn vay ODA và vốn viện trợ không hoàn lại của WB, dự án được thực hiện tại Trung ương và 13 tỉnh gồm: Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Hậu Giang, Bạc Liêu và Long An, với thời hạn 5 năm (2020 – 2024). Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng dịch vụ y tế của mạng lưới y tế cơ sở tại các tỉnh nêu trên; Hỗ trợ cải thiện các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu; ưu tiên các đối tượng là bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, người dân ở vùng khó khăn, dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Tham dự hội thảo có PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế, Giám đốc dự án; Ban quản lý dự án của cả 13 tỉnh tham gia với đủ thành phần đại diện cho các hợp phần thực hiện dự án; ông Christophe Lemiere, Trưởng ban Phát triển con người của WB; bà Jane Pepperall, Cố vấn y tế cấp cao của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc; Bà Kari Hurt, cán bộ điều hành cao cấp của WB; Bà Nguyễn Thùy Anh, cán bộ điều hành cao cấp, Chủ nhiệm dự án; Bà Đào Lan Hương, chuyên gia y tế cao cấp, đồng chủ nhiệm dự án.
Toàn cảnh hội thảo
Đánh giá chung về tiến độ triển khai thực hiên Dự án, PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh cho dù tiến độ triển khai Dự án chưa đạt kỳ vọng như dự kiến ban đầu, nhưng xét trong bối cảnh những thách thức rất lớn trong thời gian qua, thì có thể khẳng định với nỗ lực vượt bậc của các bên liên quan, Dự án đã và đang được triển khai với tốc độ tương đối tốt. Số liệu báo cáo thực tế cho thấy, đến nay Dự án đã giải ngân được khoảng 23% tổng số vốn, và dự kiến đến hết năm 2022 con số này có thể đạt gần 40%. Những phân tích dự báo về từng nhóm can thiệp Dự án (nâng cấp hạ tầng, cung cấp trang thiết bị (TTB), đào tạo cán bộ y tế, thực hiện các sáng kiến đổi mới mô hình cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ…) cũng cho thấy Dự án có triển vọng tốt trong việc hoàn thành toàn bộ các hoạt động cam kết trong khoảng thời gian còn lại của Dự án.
PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó vụ trưởng Vụ KH-TC, Bộ Y tế, Giám đốc dự án phát biểu khai mạc hội thảo
Tại hội thảo, ông Christophe Lemiere và bà Jane Pepperall đã đưa ra những nhận xét tích cực về kết quả mà Dự án đã đạt được trong nửa đầu thời gian thực hiện. Ông Christophe Lemiere chia sẻ những điều được mắt thấy tai nghe trong đợt giám sát đánh giá lần này tại tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt ấn tượng với kết quả đầu tư xây dựng tại một số cơ sở y tế trong tỉnh và việc sử dụng Bảng điểm chất lượng để cải thiện những việc còn chưa tốt trong cung cấp dịch vụ của trạm y tế. Bà Jane Pepperall bày tỏ mong muốn Dự án thực hiện hướng tới hoàn thành các tiểu hợp phần và đạt mục tiêu của Dự án.
Ông Christophe Lemiere, Trưởng ban Phát triển con người của Ngân hàng thế giới phát biểu tại hội thảo
Báo cáo chuyên đề của chuyên gia tư vấn độc lập cũng như báo cáo của Ban Quản lý Dự án Trung ương (QLDATW) cho thấy vấn đề an toàn môi trường, an toàn xã hội và tiếp cận giới được lồng ghép rất sớm ngay từ giai đoạn thiết kế Dự án. Toàn bộ các can thiệp cốt lõi của Dự án nhằm nâng cao năng lực hệ thống CSSKBĐ tại 13 tỉnh đều hướng tới việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Ngoài ra, những mối quan tâm về việc tiếp cận dịch vụ y tế của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất cũng được phản ánh trong Khung giám sát đánh giá Dự án, với một loạt chỉ số đo lường phù hợp. Vấn đề an toàn môi trường, an toàn xã hội và tiếp cận giới cũng được Ban QLDATW và các tỉnh Dự án quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới là cần quan tâm tới tính đa dạng của các nhóm DTTS khác nhau, từ đó dành ưu tiên cao nhất cho những nhóm DTTS dễ bị tổn thương nhất.
Để sự can thiệp của Dự án là thực chất
Trong phần trình bày tóm tắt báo cáo tổng quan tiến độ và kết quả thực hiện dự án, ông Phùng Nguyên Cương, Phó Giám đốc dự án làm rõ những điểm nổi bật đã đạt được và lưu ý những điểm còn hạn chế, chậm tiến độ của dự án. Các đại biểu tham dự tham gia đóng góp các ý kiến cho các phần trình bày về báo cáo tổng quan tiến độ và kết quả thực hiện dự án đến hết tháng 9 năm 2022. Những bài học được chia sẻ tại hội thảo với những báo cáo về kinh nghiệm về hoàn thành hợp phần đầu tư xây dựng các trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện của Ban quản lý dự án tỉnh Ninh Thuận, về kinh nghiệm áp dụng thực hiện Bảng điểm chất lượng cho trạm y tế của Ban quản lý dự án tỉnh Yên Bái và về kinh nghiệm tốt công tác đào tạo, tập huấn các nội dung nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở của Ban quản lý dự án tỉnh Hà Giang.
Ông Phùng Nguyên Cương, Phó giám đốc dự án trình bày tóm tắt báo cáo tổng quan tiến độ và kết quả thực hiện dự án
PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng đã phân tích rõ 3 nhóm nguyên nhân chính được xem là rào cản trong quá trình triển khai thực hiện dự án, bao gồm: đại dịch COVID-19, những bất cập trong quy định hiện hành về mua sắm đấu trong lĩnh vực y tế và cơ chế quản trị đặc thù của Dự án. Những diễn biến đặc biệt phức tạp của đại dịch COVID-19 trong 2 năm 2020 – 2021 đã khiến việc triển khai các hoạt đông Dự án, bao gồm cả các hoạt động ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh trở nên đặc biệt thách thức, khiến nhiều hoạt động Dự án bị chậm tiến độ, thậm chí một số hoạt động không triển khai được trên thực địa. Bên cạnh đó, hệ thống quy định hiện hành về mua sắm đấu thầu trong lĩnh vực y tế đang bộc lộ một số bất cập, khiến hoạt động đấu thầu mua sắm trong lĩnh vực y tế trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, cơ chế phân quyền ở mức độ cao nhất cho các tỉnh Dự án, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng tạo ra những thách thức không nhỏ trên bình diện quản trị Dự án, ở cả cấp độ Trung ương và các địa phương.
Ban QLDATW trở nên ít vai trò trong việc trực tiếp triển khai các can thiệp Dự án (điều này cũng đồng nghĩa với việc đóng ít vai trò hơn trong việc kiểm soát các hoạt động Dự án), nhưng phải chịu sức ép lớn hơn về trách nhiệm đảm bảo tiến độ và chất lượng các can thiệp Dự án. Đối với các tỉnh Dự án, thách thức lớn nhất là năng lực quản trị trên thực tế của Ban QLDA tỉnh. Số liệu báo cáo thực tế cũng cho thấy, tiến độ triển khai Dự án không thực sự đồng đều giữa 13 tỉnh, một số tỉnh thực hiện tốt, một số tỉnh ở mức trung bình và một số ít tỉnh, ở mức độ tương đối yếu.
Một vấn đề rất quan trọng khác được PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, đi sâu phân tích là yêu cầu về khả năng duy trì bền vững hiệu quả đầu tư của Dự án. Dự án chỉ có thời gian thực 5 năm và như vậy những can thiệp cốt lõi của Dự án sẽ tạo ra tiền đề cho các tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới hệ thống YTCS trên địa bàn. Do vậy, ngay từ bây giờ, các tỉnh Dự án cần chú trọng tới vấn đề phát huy hiệu quả đầu tư lâu dài của Dự án trong tương lai, bao gồm cả đầu tư nâng cấp hạ tầng, phát triển nhân lực y tế hay thực hiện các sáng kiến đổi mới mô hình cung ứng dịch vụ CSSKBĐ.
Đối với hoạt động đầu tư nâng cấp hạ tầng, Sở Y tế các tỉnh cần sớm tham mưu với lãnh đạo tỉnh để có kế hoạch bố trí nguồn lực tài chính cho việc duy tu, bảo dưỡng công trình đã được Dự án đầu tư. Đối với hoạt động đào tạo cán bộ y tế, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các lớp đào tạo cán bộ trạm y tế xã và y tế thôn bản, cần đặc biệt quan tâm tới (i) kế hoạch giám sát sau đào tạo và (ii) kế hoạch sử dụng ngân sách địa phương nhằm tiếp tục phát huy nguồn đầu tư của Dự án (chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ giảng viên…) cho việc mở rộng các hoạt động đào tạo cán bộ y tế trong tương lai trên địa bàn tỉnh.
Đối với việc thí điểm Bảng điểm chất lượng, điều đặc biệt quan trọng là cần xác định rõ đây là công cụ hiệu quả cho quá trình liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ CSSKBĐ, cần được thực hiện với sự thấu hiểu và tự nguyện của các cán bộ trạm y tế xã và sự hỗ trợ liên tục của Trung tâm Y tế huyện và Sở Y tế. “Có như vậy, can thiệp này mới trở nên thực chất chứ không trở nên một gánh nặng hành chính không cần thiết cho các cán bộ y tế tuyến đầu”, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng khẳng định
Hội thảo dành nửa thời gian cho tham luận và thảo luận về những nội dung cần tăng cường thực hiện trong 2 năm còn lại để đảm bảo tiến độ và kết quả của Dự án. Các đại biểu tham gia thảo luận về những điều chỉnh về chỉ số giám sát, cách thức triển khai hoạt động sàng lọc và truyền thông về các bệnh không lây nhiễm tại các tỉnh Dự án. Tại hội thảo, Kế hoạch thực hiện năm 2023 và định hướng hành động tiếp theo của dự án đã được các đại biểu đồng thuận thông qua.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm