HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Những đồ dùng chứa chì, trẻ em nên tránh xa

Admin by Admin
in Tin tức
0
Những đồ dùng chứa chì, trẻ em nên tránh xa
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

“Nói không với ” là thông điệp chính của chiến dịch năm 2022 để nhắc nhở các tổ chức xã hội, ngành y tế, ngành công nghiệp và người dân về những rủi ro của việc phơi nhiễm chì và kêu gọi các bên cùng hành động.

Chì là một chất độc đã được công nhận là có tác hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và máu. Các nghiên cứu khoa học từ lâu đã chỉ ra: Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương vì các em có mức phơi nhiễm cao hơn người lớn vì chì ảnh hưởng đến não đang phát triển, có khả năng làm giảm khả năng trí tuệ.

Kể cả ở liều lượng thấp, chì vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, dẫn đến giảm chỉ số IQ, thay đổi hành vi như giảm khả năng chú ý và gia tăng các hành vi chống đối xã hội, giảm khả năng học hành.

Phơi nhiễm chì cũng có thể gây tổn thương thận, cơ quan sinh sản, và hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng thiếu máu và tăng huyết áp. Các tác động đến thần kinh và hành vi của chì thường không thể khắc phục.

Hiện nay, các nguồn tiếp xúc với chì chủ yếu bao gồm ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác, nấu chảy, sản xuất và tái chế chì, và sử dụng chì trong nhiều loại sản phẩm. Hơn 3/4 lượng chì tiêu thụ trên toàn cầu dành cho việc sản xuất ắc quy axit-chì cho các loại phương tiện giao thông có động cơ.

Các sản phẩm có chứa chì khác bao gồm:

  • Bột màu, sơn, chất hàn, kính màu, kính pha lê chì, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi,

  • Một số mỹ phẩm như: phấn trang điểm mắt, mỹ phẩm dạng bột phấn có màu đỏ son hoặc cam-đỏ,

  • Các loại thuốc truyền thống được sử dụng ở các nước như Ấn Độ, Mexico và Việt Nam,

  • Nước uống được cấp qua đường ống làm từ chì hoặc nối bằng chất hàn chì cũng có thể chứa chì.

Theo bà Nguyễn Kim Thúy – Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), ở Việt Nam có một số nghiên cứu về tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em, tập trung ở những trẻ sống ở vùng nguy cơ cao như làng nghề, khu sản xuất tái chế sản phẩm chứa chì, nghiên cứu về chì trong đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ em trong các trường mầm non.

Các nghiên cứu đã bước đầu cho thấy được bức tranh tổng quan về thực trạng nhiễm độc chì máu đối với những khu vực có nguy cơ cao khi tiếp xúc trực tiếp với chì.

Tuần lễ Quốc tế Phòng chống nhiễm độc chì năm nay nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách cần bảo vệ sức khỏe của trẻ em thông qua hành động loại bỏ việc sử dụng sơn chì.

Ngay cả ở những quốc gia đã cấm sơn chì, những ngôi nhà cũ được sơn bằng sơn chì vẫn tiếp tục gây ra các vấn đề sức khỏe có liên quan đến chì cho hàng triệu trẻ em. Đó là lý do vì sao hành động loại bỏ sơn chì trên toàn cầu là cấp thiết – các loại sơn chì được bày bán hiện nay sẽ tiếp tục đe dọa sức khỏe của con em chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.

Biểu hiện ngộ độc chì ở trẻ khó phát hiện

Theo Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, biểu hiện  ở trẻ em thường rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng (ví dụ khám chuyên khoa tâm thần và đánh giá bằng thang điểm đánh giá phát triển tinh thần) và xét nghiệm.

Biểu hiện rõ:

– Thần kinh: hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần.

Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.

– Tiêu hoá: Nôn, đau bụng, chán ăn

– Máu: thiếu máu

Biểu hiện kín đáo:

– Trẻ chậm phát triển, giảm khả năng nghe, chậm phát triển về thần kinh nhận thức, các hành vi hung hăng, chống đối xã hội, bạo lực, chứng tăng vận động và giảm tập trung.

– Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì máu, kể cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL. Với chứng bệnh tăng vận động và giảm tập trung, ngay cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL, trẻ có chì máu càng cao thì càng dễ mắc chứng bệnh này.

Ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển vì lo ngại về ảnh hưởng của chì lên phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo khi có tiếp xúc với các nguồn chì nêu trên và nghi ngờ bị ngộ độc thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về việc tiếp xúc với các nguồn chì, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc của nguồn chì, các biểu hiện bất thường sau đó. Người dân sẽ được khám và có thể làm các xét nghiệm cần thiết. Xét nghiệm chì máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bị ngộ độc chì hay không.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

“Nói không với ” là thông điệp chính của chiến dịch năm 2022 để nhắc nhở các tổ chức xã hội, ngành y tế, ngành công nghiệp và người dân về những rủi ro của việc phơi nhiễm chì và kêu gọi các bên cùng hành động.

Chì là một chất độc đã được công nhận là có tác hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và máu. Các nghiên cứu khoa học từ lâu đã chỉ ra: Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương vì các em có mức phơi nhiễm cao hơn người lớn vì chì ảnh hưởng đến não đang phát triển, có khả năng làm giảm khả năng trí tuệ.

Kể cả ở liều lượng thấp, chì vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, dẫn đến giảm chỉ số IQ, thay đổi hành vi như giảm khả năng chú ý và gia tăng các hành vi chống đối xã hội, giảm khả năng học hành.

Phơi nhiễm chì cũng có thể gây tổn thương thận, cơ quan sinh sản, và hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng thiếu máu và tăng huyết áp. Các tác động đến thần kinh và hành vi của chì thường không thể khắc phục.

Hiện nay, các nguồn tiếp xúc với chì chủ yếu bao gồm ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác, nấu chảy, sản xuất và tái chế chì, và sử dụng chì trong nhiều loại sản phẩm. Hơn 3/4 lượng chì tiêu thụ trên toàn cầu dành cho việc sản xuất ắc quy axit-chì cho các loại phương tiện giao thông có động cơ.

Các sản phẩm có chứa chì khác bao gồm:

  • Bột màu, sơn, chất hàn, kính màu, kính pha lê chì, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi,

  • Một số mỹ phẩm như: phấn trang điểm mắt, mỹ phẩm dạng bột phấn có màu đỏ son hoặc cam-đỏ,

  • Các loại thuốc truyền thống được sử dụng ở các nước như Ấn Độ, Mexico và Việt Nam,

  • Nước uống được cấp qua đường ống làm từ chì hoặc nối bằng chất hàn chì cũng có thể chứa chì.

Theo bà Nguyễn Kim Thúy – Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), ở Việt Nam có một số nghiên cứu về tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em, tập trung ở những trẻ sống ở vùng nguy cơ cao như làng nghề, khu sản xuất tái chế sản phẩm chứa chì, nghiên cứu về chì trong đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ em trong các trường mầm non.

Các nghiên cứu đã bước đầu cho thấy được bức tranh tổng quan về thực trạng nhiễm độc chì máu đối với những khu vực có nguy cơ cao khi tiếp xúc trực tiếp với chì.

Tuần lễ Quốc tế Phòng chống nhiễm độc chì năm nay nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách cần bảo vệ sức khỏe của trẻ em thông qua hành động loại bỏ việc sử dụng sơn chì.

Ngay cả ở những quốc gia đã cấm sơn chì, những ngôi nhà cũ được sơn bằng sơn chì vẫn tiếp tục gây ra các vấn đề sức khỏe có liên quan đến chì cho hàng triệu trẻ em. Đó là lý do vì sao hành động loại bỏ sơn chì trên toàn cầu là cấp thiết – các loại sơn chì được bày bán hiện nay sẽ tiếp tục đe dọa sức khỏe của con em chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.

Biểu hiện ngộ độc chì ở trẻ khó phát hiện

Theo Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, biểu hiện  ở trẻ em thường rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng (ví dụ khám chuyên khoa tâm thần và đánh giá bằng thang điểm đánh giá phát triển tinh thần) và xét nghiệm.

Biểu hiện rõ:

– Thần kinh: hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần.

Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.

– Tiêu hoá: Nôn, đau bụng, chán ăn

– Máu: thiếu máu

Biểu hiện kín đáo:

– Trẻ chậm phát triển, giảm khả năng nghe, chậm phát triển về thần kinh nhận thức, các hành vi hung hăng, chống đối xã hội, bạo lực, chứng tăng vận động và giảm tập trung.

– Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì máu, kể cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL. Với chứng bệnh tăng vận động và giảm tập trung, ngay cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL, trẻ có chì máu càng cao thì càng dễ mắc chứng bệnh này.

Ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển vì lo ngại về ảnh hưởng của chì lên phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo khi có tiếp xúc với các nguồn chì nêu trên và nghi ngờ bị ngộ độc thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về việc tiếp xúc với các nguồn chì, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc của nguồn chì, các biểu hiện bất thường sau đó. Người dân sẽ được khám và có thể làm các xét nghiệm cần thiết. Xét nghiệm chì máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bị ngộ độc chì hay không.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Nhận biết và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt

Nhận biết và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Vĩnh Long: Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần xây dựng nông thôn mới

Đại hội Công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Trung ương nhiệm kỳ 2017-2022

Thêm 1 triệu liều vắc xin COVID-19 của Nhật Bản hỗ trợ dự kiến về Việt Nam đầu tháng 7/2021

Thêm 1 triệu liều vắc xin COVID-19 của Nhật Bản hỗ trợ dự kiến về Việt Nam đầu tháng 7/2021

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?