Cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã và đang còn tiếp diễn. Trên mặt trận đó luôn có sự hiện hữu của nữ nhân viên y tế, họ không quản hiểm nguy, sẵn sàng đến mọi điểm nóng để cứu chữa người bệnh.
Bén duyên với bệnh nhân COVID-19
Bắt đầu vào khu điều trị Hồi sức người bệnh COVID-19 từ ngày 1/1/2022, đến nay sau hơn 2 tháng, điều dưỡng Đàm Thị Hương Lan phụ trách đơn nguyên R13 – Đơn nguyên điều trị bệnh nhân COVID nặng của BV Điều trị người bệnh COVID-19 trực thuộc vẫn chưa có ý định quay trở về với công việc điều trị bệnh nhân thông thường.
Chị cho biết, đã chờ đợi cơ hội này từ rất lâu. Thời điểm Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ Bình Dương chống dịch, chị đã đăng ký tham gia đoàn chi viện này, tuy nhiên không được chấp thuận bởi lúc đó bệnh viện ưu tiên những nhân viên chưa có gia đình, bản thân chị lại đang có con nhỏ.
Sau này khi BV Điều trị người bệnh COVID-19 – Y Hà Nội đi vào hoạt động, chị đã nhiều lần mong muốn được công tác tại đây nhưng mãi đến đến ngày 1/1/2022 mới nhận được quyết định điều chuyển.
“Sau khi nhận được quyết định điều chuyển xuống công tác tại Bệnh viện điều trị COVID-19, tôi cảm thấy rất vui, vì đã được đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác chống dịch của đất nước”, chị Lan chia sẻ.
Ngay sau khi xuống đây, chị Lan được bố trí công tác tại đơn nguyên R13 và sau này là R14. Đây là hai đơn nguyên điều trị người bệnh COVID-19 nặng nhất, những bệnh nhân phải thở máy, ECMO, nội khí quản…
Chị Lan cho biết, các bệnh nhân tại đây được chăm sóc toàn diện bởi nhân viên y tế, từ việc vệ sinh cá nhân, các bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày của người bệnh… đến các công việc chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng, hộ lý như theo dõi ống nội khí quản, thay băng vết mổ, vết thương, theo dõi dịch truyền, tập vật lý trị liệu…
Bên cạnh đó nhân viên y tế còn kiêm luôn công việc của bác sĩ tâm lý khi luôn ở bên động viên tinh thần, thường xuyên kết nối liên lạc với người nhà bệnh nhân để giúp họ giải tỏa tâm lý, có thêm tinh thần để chiến đấu với dịch bệnh.
Tại đơn nguyên R13 điều dưỡng Lan đang công tác, có 30 nhân viên y tế, hơn 50% là nữ. 20 giường điều trị tại đây luôn kín người bệnh. Công việc nhiều lại thiếu hụt nhân lực, do vậy đáng lẽ thời gian làm việc được chia làm 3 ca 4 kíp, với mỗi ca 8h đồng hồ thì tại đây công việc được thực hiện theo 2 ca 3 kíp. Mỗi kíp trực có 10 điều dưỡng với 2-4 bác sĩ, thời gian làm việc kéo dài 12 tiếng, ca 1 sẽ bắt đầu từ 7h sáng đến 6h tối, ca thứ hai từ 6h tối đến 7h sáng hôm sau.
Nhiều đầu việc lại chăm sóc bệnh nhân nặng do vậy trong giờ làm việc chị luôn luôn có mặt tại buồng bệnh để điều hành công việc, bên cạnh việc theo dõi bệnh nhân để kịp thời xử trí những ca bệnh có dấu hiệu chuyển nặng chị cũng trực tiếp đào tạo những nhân viên y tế từ các đội hỗ trợ của các bệnh viện hay các em sinh viên tình nguyện về quy trình chăm sóc bệnh nhân hồi sức, cách theo dõi, sử dụng các máy móc, thiết bị y tế.
“Tất cả nhân viên y tế tại đây đều làm việc, cống hiến với hơn 200% sức lực. Thậm chí có những điều dưỡng bị mắc bệnh nhưng vẫn tình nguyện ở lại khu điều trị chăm sóc bệnh nhân” chị Lan bày tỏ.
Niềm vui đối với tất cả nhân viên y tế chính là nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên môi bệnh nhân sau chuỗi ngày chiến đấu cam go với dịch bệnh để giành lại sự sống. Chứng kiến giây phút hạnh phúc khi người bệnh khỏe mạnh, được đoàn tụ với gia đình chúng tôi như được tiếp thêm động lực để tiếp tục cống hiến.
Chăm sóc trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, do vậy có không ít lần chị Lan chứng kiến những khoảnh khắc đau thương. Tuy nhiên, sau mỗi nỗi đau, mất mát đó, các chị lại trở nên mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn nữa trong công việc để có thể cứu chữa được nhiều bệnh nhân nhất.
Hiện tại trong bệnh viện có 2 trường hợp sau mổ lấy thai, bệnh chuyển nặng, phải thực hiện tim phổi nhân tạo. Kể từ khi sinh đến nay, họ chưa được một lần ấp đứa con thơ vào lòng. Cũng là một người mẹ các chị cảm nhận được nỗi đau này, nên ai nấy cũng cố gắng chăm sóc tốt nhất để họ vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, sớm trở về với con.
Sẽ rời đi khi bệnh nhân cuối cùng ra viện
Gắn bó với Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 từ khi mới thành lập, Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương nhớ lại lúc đó rất khó khăn, bệnh nhân nhiều, nhân lực lại mới nên còn nhiều bỡ ngỡ. Chỉ có 40 nhân viên cơ hữu, còn phần lớn là những người chưa có kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân COVID, hơn nữa nhân lực lại luôn xáo trộn, không cố định… trong khi đó bệnh nhân thì đông, nhiều ca bệnh nặng… ai nấy đều rất áp lực.
Bên cạnh việc đào tạo, hướng dẫn các nhân viên viên y tế mới các quy trình chăm sóc điều trị người bệnh COVID theo phác đồ của Bộ Y tế, chị phải nắm bắt được số nhân lực, biết được điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng người để phân công công việc hợp lý.
Chị Phương chia sẻ, đây là lần đầu tiên chị quản lý đội ngũ nhân lực lớn như vậy (với gần 200 điều dưỡng), do tính chất phức tạp của công việc, trên cương vị người quản lý phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, động vên kịp thời. Điều chuyển nhân lực hợp lý của 9 đơn nguyên điều trị tại viện để nhân viên y tế không bị quá tải công việc.
Riêng việc chia lịch trực cho gần nấy con người, nắm được đâu là quân số đâu là tình nguyện viên, đâu là nhân sự cứng, chỗ nào cần điều động, bổ sung nhân lực, chỗ nào rút đi… cuối tháng tính phụ cấp, chấm công chuyển tổ chức hành chính, các công việc thu chi, thanh toán BHYT…. đã chiếm của chị rất nhiều thời gian chưa kể việc đào tạo nhân lực.
Tuy công việc nhiều và áp lực nhưng chưa bao giờ chị nản lòng. Chị Phương bồi hồi, khi vào đây nhận nhiệm vụ chị rất tự tin, không hề run sợ hay lo lắng. Bởi trước đây, khi công tác tại BV Bạch Mai, thời điểm bệnh viện thực hiện phong tỏa 14 ngày để phòng dịch, chị đã xung phong vào bệnh viện để hỗ trợ.
Khi chuyển công tác đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chị cũng tham gia hỗ trợ Bình Dương chống dịch. Tuy thời gian không nhiều, nhưng cũng đã trải qua thời điểm dịch bệnh khốc liệt tại đây, nên khi nhận công tác BV Điều trị người bệnh COVID-19 chị cảm thấy rất tự tin. Cùng với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, các khoa phòng được tập huấn và thực hiện công tác phòng chống nhiễm khuẩn rất tốt do vậy các nhân viên y tế cũng như gia đình cũng rất yên tâm.
Đến nay chị vô cùng tự hào khi gần 200 nhân viên tại đây chưa có ai bị nhiễm bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, mà chủ yếu bị lây nhiễm từ cộng đồng.
Gắn bó với ngay từ khi vừa manh nha thành lập, chị Phương coi nó như đứa con tình thần, dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết chăm bẵm để có được như hôm nay.
Thời gian đầu công việc mới, môi trường mới, nhân lực cũng mới, sang đây quản lý cả một bệnh viện lớn khiến chị bị choáng ngợp, căng thẳng. Công việc nhiều, cơ sở vật chất thì đã ổn định nhưng nhân lực chăm sóc điều trị lại mới toanh, chưa có nhiều kinh nghiệm, do vậy chị vừa phải tham gia đào tạo lại vừa phải bố trí nhân lực tại các phòng bệnh hợp lý nhất, nhân lực căm chốt tại các vị trí chủ chốt để chăm sóc hỗ trợ người bệnh. Lo lắng làm sao để công việc được trơn tru nhất, thời điểm đó chị sút đến 5,6 kg. Đến bây giờ khi mọi việc đã dần ổn định, nhân viên đáp ứng tốt với áp lực công việc chị mới thảnh thơi tinh thần được đôi chút.
“Chưa bao giờ mình có ý định từ bỏ, mình sẽ công tác tại đây cho đến ngày bệnh nhân COVID-19 cuối cùng rời viện”. Để thu được quả ngọt như hiện tại là bệnh viện đã vận hành trơn tru đó là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên của bệnh viện.
Nguồn: SKĐS
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã và đang còn tiếp diễn. Trên mặt trận đó luôn có sự hiện hữu của nữ nhân viên y tế, họ không quản hiểm nguy, sẵn sàng đến mọi điểm nóng để cứu chữa người bệnh.
Bén duyên với bệnh nhân COVID-19
Bắt đầu vào khu điều trị Hồi sức người bệnh COVID-19 từ ngày 1/1/2022, đến nay sau hơn 2 tháng, điều dưỡng Đàm Thị Hương Lan phụ trách đơn nguyên R13 – Đơn nguyên điều trị bệnh nhân COVID nặng của BV Điều trị người bệnh COVID-19 trực thuộc vẫn chưa có ý định quay trở về với công việc điều trị bệnh nhân thông thường.
Chị cho biết, đã chờ đợi cơ hội này từ rất lâu. Thời điểm Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ Bình Dương chống dịch, chị đã đăng ký tham gia đoàn chi viện này, tuy nhiên không được chấp thuận bởi lúc đó bệnh viện ưu tiên những nhân viên chưa có gia đình, bản thân chị lại đang có con nhỏ.
Sau này khi BV Điều trị người bệnh COVID-19 – Y Hà Nội đi vào hoạt động, chị đã nhiều lần mong muốn được công tác tại đây nhưng mãi đến đến ngày 1/1/2022 mới nhận được quyết định điều chuyển.
“Sau khi nhận được quyết định điều chuyển xuống công tác tại Bệnh viện điều trị COVID-19, tôi cảm thấy rất vui, vì đã được đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác chống dịch của đất nước”, chị Lan chia sẻ.
Ngay sau khi xuống đây, chị Lan được bố trí công tác tại đơn nguyên R13 và sau này là R14. Đây là hai đơn nguyên điều trị người bệnh COVID-19 nặng nhất, những bệnh nhân phải thở máy, ECMO, nội khí quản…
Chị Lan cho biết, các bệnh nhân tại đây được chăm sóc toàn diện bởi nhân viên y tế, từ việc vệ sinh cá nhân, các bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày của người bệnh… đến các công việc chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng, hộ lý như theo dõi ống nội khí quản, thay băng vết mổ, vết thương, theo dõi dịch truyền, tập vật lý trị liệu…
Bên cạnh đó nhân viên y tế còn kiêm luôn công việc của bác sĩ tâm lý khi luôn ở bên động viên tinh thần, thường xuyên kết nối liên lạc với người nhà bệnh nhân để giúp họ giải tỏa tâm lý, có thêm tinh thần để chiến đấu với dịch bệnh.
Tại đơn nguyên R13 điều dưỡng Lan đang công tác, có 30 nhân viên y tế, hơn 50% là nữ. 20 giường điều trị tại đây luôn kín người bệnh. Công việc nhiều lại thiếu hụt nhân lực, do vậy đáng lẽ thời gian làm việc được chia làm 3 ca 4 kíp, với mỗi ca 8h đồng hồ thì tại đây công việc được thực hiện theo 2 ca 3 kíp. Mỗi kíp trực có 10 điều dưỡng với 2-4 bác sĩ, thời gian làm việc kéo dài 12 tiếng, ca 1 sẽ bắt đầu từ 7h sáng đến 6h tối, ca thứ hai từ 6h tối đến 7h sáng hôm sau.
Nhiều đầu việc lại chăm sóc bệnh nhân nặng do vậy trong giờ làm việc chị luôn luôn có mặt tại buồng bệnh để điều hành công việc, bên cạnh việc theo dõi bệnh nhân để kịp thời xử trí những ca bệnh có dấu hiệu chuyển nặng chị cũng trực tiếp đào tạo những nhân viên y tế từ các đội hỗ trợ của các bệnh viện hay các em sinh viên tình nguyện về quy trình chăm sóc bệnh nhân hồi sức, cách theo dõi, sử dụng các máy móc, thiết bị y tế.
“Tất cả nhân viên y tế tại đây đều làm việc, cống hiến với hơn 200% sức lực. Thậm chí có những điều dưỡng bị mắc bệnh nhưng vẫn tình nguyện ở lại khu điều trị chăm sóc bệnh nhân” chị Lan bày tỏ.
Niềm vui đối với tất cả nhân viên y tế chính là nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên môi bệnh nhân sau chuỗi ngày chiến đấu cam go với dịch bệnh để giành lại sự sống. Chứng kiến giây phút hạnh phúc khi người bệnh khỏe mạnh, được đoàn tụ với gia đình chúng tôi như được tiếp thêm động lực để tiếp tục cống hiến.
Chăm sóc trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, do vậy có không ít lần chị Lan chứng kiến những khoảnh khắc đau thương. Tuy nhiên, sau mỗi nỗi đau, mất mát đó, các chị lại trở nên mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn nữa trong công việc để có thể cứu chữa được nhiều bệnh nhân nhất.
Hiện tại trong bệnh viện có 2 trường hợp sau mổ lấy thai, bệnh chuyển nặng, phải thực hiện tim phổi nhân tạo. Kể từ khi sinh đến nay, họ chưa được một lần ấp đứa con thơ vào lòng. Cũng là một người mẹ các chị cảm nhận được nỗi đau này, nên ai nấy cũng cố gắng chăm sóc tốt nhất để họ vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, sớm trở về với con.
Sẽ rời đi khi bệnh nhân cuối cùng ra viện
Gắn bó với Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 từ khi mới thành lập, Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương nhớ lại lúc đó rất khó khăn, bệnh nhân nhiều, nhân lực lại mới nên còn nhiều bỡ ngỡ. Chỉ có 40 nhân viên cơ hữu, còn phần lớn là những người chưa có kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân COVID, hơn nữa nhân lực lại luôn xáo trộn, không cố định… trong khi đó bệnh nhân thì đông, nhiều ca bệnh nặng… ai nấy đều rất áp lực.
Bên cạnh việc đào tạo, hướng dẫn các nhân viên viên y tế mới các quy trình chăm sóc điều trị người bệnh COVID theo phác đồ của Bộ Y tế, chị phải nắm bắt được số nhân lực, biết được điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng người để phân công công việc hợp lý.
Chị Phương chia sẻ, đây là lần đầu tiên chị quản lý đội ngũ nhân lực lớn như vậy (với gần 200 điều dưỡng), do tính chất phức tạp của công việc, trên cương vị người quản lý phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, động vên kịp thời. Điều chuyển nhân lực hợp lý của 9 đơn nguyên điều trị tại viện để nhân viên y tế không bị quá tải công việc.
Riêng việc chia lịch trực cho gần nấy con người, nắm được đâu là quân số đâu là tình nguyện viên, đâu là nhân sự cứng, chỗ nào cần điều động, bổ sung nhân lực, chỗ nào rút đi… cuối tháng tính phụ cấp, chấm công chuyển tổ chức hành chính, các công việc thu chi, thanh toán BHYT…. đã chiếm của chị rất nhiều thời gian chưa kể việc đào tạo nhân lực.
Tuy công việc nhiều và áp lực nhưng chưa bao giờ chị nản lòng. Chị Phương bồi hồi, khi vào đây nhận nhiệm vụ chị rất tự tin, không hề run sợ hay lo lắng. Bởi trước đây, khi công tác tại BV Bạch Mai, thời điểm bệnh viện thực hiện phong tỏa 14 ngày để phòng dịch, chị đã xung phong vào bệnh viện để hỗ trợ.
Khi chuyển công tác đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chị cũng tham gia hỗ trợ Bình Dương chống dịch. Tuy thời gian không nhiều, nhưng cũng đã trải qua thời điểm dịch bệnh khốc liệt tại đây, nên khi nhận công tác BV Điều trị người bệnh COVID-19 chị cảm thấy rất tự tin. Cùng với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, các khoa phòng được tập huấn và thực hiện công tác phòng chống nhiễm khuẩn rất tốt do vậy các nhân viên y tế cũng như gia đình cũng rất yên tâm.
Đến nay chị vô cùng tự hào khi gần 200 nhân viên tại đây chưa có ai bị nhiễm bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, mà chủ yếu bị lây nhiễm từ cộng đồng.
Gắn bó với ngay từ khi vừa manh nha thành lập, chị Phương coi nó như đứa con tình thần, dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết chăm bẵm để có được như hôm nay.
Thời gian đầu công việc mới, môi trường mới, nhân lực cũng mới, sang đây quản lý cả một bệnh viện lớn khiến chị bị choáng ngợp, căng thẳng. Công việc nhiều, cơ sở vật chất thì đã ổn định nhưng nhân lực chăm sóc điều trị lại mới toanh, chưa có nhiều kinh nghiệm, do vậy chị vừa phải tham gia đào tạo lại vừa phải bố trí nhân lực tại các phòng bệnh hợp lý nhất, nhân lực căm chốt tại các vị trí chủ chốt để chăm sóc hỗ trợ người bệnh. Lo lắng làm sao để công việc được trơn tru nhất, thời điểm đó chị sút đến 5,6 kg. Đến bây giờ khi mọi việc đã dần ổn định, nhân viên đáp ứng tốt với áp lực công việc chị mới thảnh thơi tinh thần được đôi chút.
“Chưa bao giờ mình có ý định từ bỏ, mình sẽ công tác tại đây cho đến ngày bệnh nhân COVID-19 cuối cùng rời viện”. Để thu được quả ngọt như hiện tại là bệnh viện đã vận hành trơn tru đó là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên của bệnh viện.
Nguồn: SKĐS