HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Quảng Bình lo ngại bùng phát sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19

Admin by Admin
in Tin tức
0
Quảng Bình lo ngại bùng phát sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 243 ca sốt xuất huyết, giảm so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số ca mắc cao nhất ở huyện Bố Trạch 80 ca, Lệ Thủy 65 ca, Quảng Trạch 16 ca, Quảng Ninh 19 ca…. có 62 trường hợp là trẻ em, không ghi nhận trường hợp tử vong.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, cùng với công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành y tế Quảng Bình đang tăng cường công tác giám sát, lồng ghép tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương. 
BS Huỳnh Công Hùng, Trưởng khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, CDC Quảng Bình cho hay, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra, có thể gây thành dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc. Muỗi vằn là vật chủ trung gian truyền bệnh, loài muỗi này hay đốt ban ngày, thường vào buổi sáng sớm và chiều tà. 

“Hiện nay, một số người dân vẫn chưa có thói quen diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy một cách triệt để, tâm lý chủ quan, cộng với tình hình thời tiết hiện nay đang bước vào mùa mưa, cũng tạo điều kiện cho muỗi sinh sản phát triển mạnh, nhanh chóng và gây bệnh”, BS Huỳnh Công Hùng cho biết.

Thời gian qua, với mục tiêu khống chế tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, không để dịch sốt xuất huyết xảy ra trên diện rộng. Cùng với đó đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống sốt xuất huyết, CDC Quảng Bình đã phối hợp các Trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, thị xã chủ động giám sát ca bệnh, điều tra muỗi, lăng quăng để biết sự biến động bất thường của các chỉ số vector truyền bệnh tại các vùng trọng điểm. Từ đó, các biện pháp can thiệp được triển khai để ngăn chặn sự bùng phát dịch sốt xuất huyết một cách kịp thời, hiệu quả. 
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, BS Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, để thực hiện công tác phòng chống dịch trong đó có dịch sốt xuất huyết, ngành y tế đã chỉ đạo tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các trường hợp có nguy cơ cao có thể bùng phát dịch. 

Theo BS Hải, hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Hiện thời tiết tại tỉnh Quảng Bình vẫn đang trong mùa mưa, nếu người dân không dọn sạch các vật dụng đọng nước, đậy kín lu chứa nước, vệ sinh môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh trưởng, phát triển, sẽ kéo theo nhiều ca bệnh sốt xuất huyết xuất hiện.

 
“Với khẩu hiệu “không có muỗi, không có lăng quăng, không có bệnh sốt xuất huyết”, người dân hãy ngủ màn, thường xuyên phát quang bụi rậm quanh nhà, che đậy các dụng cụ chứa nước không sử dụng để tránh muỗi phát triển”, BS Phan Thanh Hải khuyến cáo.  
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành công văn về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022. UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu thực hiện nghiêm các nội dung quy định tại Nghị quyết số 128 của Chính phủ; Quyết định số 4800 của Bộ Y tế và các chỉ đạo của tỉnh về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19.
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021 – 2022. Chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội…

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 243 ca sốt xuất huyết, giảm so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số ca mắc cao nhất ở huyện Bố Trạch 80 ca, Lệ Thủy 65 ca, Quảng Trạch 16 ca, Quảng Ninh 19 ca…. có 62 trường hợp là trẻ em, không ghi nhận trường hợp tử vong.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, cùng với công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành y tế Quảng Bình đang tăng cường công tác giám sát, lồng ghép tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương. 
BS Huỳnh Công Hùng, Trưởng khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, CDC Quảng Bình cho hay, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra, có thể gây thành dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc. Muỗi vằn là vật chủ trung gian truyền bệnh, loài muỗi này hay đốt ban ngày, thường vào buổi sáng sớm và chiều tà. 

“Hiện nay, một số người dân vẫn chưa có thói quen diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy một cách triệt để, tâm lý chủ quan, cộng với tình hình thời tiết hiện nay đang bước vào mùa mưa, cũng tạo điều kiện cho muỗi sinh sản phát triển mạnh, nhanh chóng và gây bệnh”, BS Huỳnh Công Hùng cho biết.

Thời gian qua, với mục tiêu khống chế tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, không để dịch sốt xuất huyết xảy ra trên diện rộng. Cùng với đó đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống sốt xuất huyết, CDC Quảng Bình đã phối hợp các Trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, thị xã chủ động giám sát ca bệnh, điều tra muỗi, lăng quăng để biết sự biến động bất thường của các chỉ số vector truyền bệnh tại các vùng trọng điểm. Từ đó, các biện pháp can thiệp được triển khai để ngăn chặn sự bùng phát dịch sốt xuất huyết một cách kịp thời, hiệu quả. 
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, BS Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, để thực hiện công tác phòng chống dịch trong đó có dịch sốt xuất huyết, ngành y tế đã chỉ đạo tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các trường hợp có nguy cơ cao có thể bùng phát dịch. 

Theo BS Hải, hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Hiện thời tiết tại tỉnh Quảng Bình vẫn đang trong mùa mưa, nếu người dân không dọn sạch các vật dụng đọng nước, đậy kín lu chứa nước, vệ sinh môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh trưởng, phát triển, sẽ kéo theo nhiều ca bệnh sốt xuất huyết xuất hiện.

 
“Với khẩu hiệu “không có muỗi, không có lăng quăng, không có bệnh sốt xuất huyết”, người dân hãy ngủ màn, thường xuyên phát quang bụi rậm quanh nhà, che đậy các dụng cụ chứa nước không sử dụng để tránh muỗi phát triển”, BS Phan Thanh Hải khuyến cáo.  
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành công văn về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022. UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu thực hiện nghiêm các nội dung quy định tại Nghị quyết số 128 của Chính phủ; Quyết định số 4800 của Bộ Y tế và các chỉ đạo của tỉnh về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19.
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021 – 2022. Chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội…

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Thêm 116 ca mắc COVID-19 trong một ngày, tỉnh Quảng Bình lên kế hoạch xét nghiệm tầm soát tại chợ, bến xe…

Thêm 116 ca mắc COVID-19 trong một ngày, tỉnh Quảng Bình lên kế hoạch xét nghiệm tầm soát tại chợ, bến xe...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Hơn 300 cán bộ y tế Bệnh viện K hiến máu trong ngày hội “Blouse trắng vì người bệnh cần máu”

 Các doanh nghiệp tự xét nghiệm cho shipper từ ngày 24/9

 Các doanh nghiệp tự xét nghiệm cho shipper từ ngày 24/9

Sẽ sớm có vaccine sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván miễn phí cho trẻ

Sẽ sớm có vaccine sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván miễn phí cho trẻ

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?