Quang cảnh kíp phẫu thuật
Mẹ bé cho biết, hai ngày nay bé sốt cao, nôn nhiều kèm theo có ho nhưng chưa điều trị gì nên gia đình cho nhập viện. Vào Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh, bé được các bác sĩ cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả siêu âm và chụp CT-Scanner cho thấy: Thận phải kích thước 80x41mm; thận trái kích thước 43x20mm, bể thận ngoài xoang giãn, đường kính trước sau 8mm; bàng quang có hình ảnh túi xa lồi niệu quản trái kích thước 23x7mm. Đồng thời các bác sĩ phát hiện có trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản bên trái. Qua hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bé bị: Sa lồi niệu quản trái thành nang và có chỉ định phẫu thuật cắt túi thừa bàng quang. Hơn 1 giờ đồng hồ, Bs Nguyễn Quốc Hùng cùng kíp phẫu thuật đã thực hiện thành công cắt túi thừa bàng quang cho bé. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ thấy niệu quản trái giãn to và tiến hành cắt đôi niệu quản; đồng thời tạo hình thu nhỏ bớt đầu dưới niệu quản trái, trồng lại niệu quản trái vào chỗ mở bàng quang có tạo van chống trào ngược cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ cho biết: Túi thừa bàng quang bẩm sinh là sự thoát vị của biểu mô đường niệu qua khỏi lớp cơ của thành bàng quang. Thành túi thừa bao gồm lớp niêm mạc, lớp mô liên kết dưới biểu mô, một vài sợi cơ mỏng rải rác và lớp mô liên kết có chứa mạch máu. Túi thừa hình thành ngay từ khi sinh ra hoặc tuyến tiền liệt của trẻ tăng sản lành tính tạo nên khiến nước tiểu bị đọng lại và gây sỏi. Nước tiểu trong túi thừa bàng quang thường ít khi được tống xuất ra hết khi đi tiểu, gây tồn đọng một lượng lớn nước tiểu dư dẫn đến các biểu hiện tìm thấy trên lâm sàng và hình ảnh cận lâm sàng.
Bác sĩ khuyến cáo: Những bé gái nhiễm trùng tiểu nhiều lần, siêu âm có dị dạng hệ niệu cần được khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Quang cảnh kíp phẫu thuật
Mẹ bé cho biết, hai ngày nay bé sốt cao, nôn nhiều kèm theo có ho nhưng chưa điều trị gì nên gia đình cho nhập viện. Vào Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh, bé được các bác sĩ cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả siêu âm và chụp CT-Scanner cho thấy: Thận phải kích thước 80x41mm; thận trái kích thước 43x20mm, bể thận ngoài xoang giãn, đường kính trước sau 8mm; bàng quang có hình ảnh túi xa lồi niệu quản trái kích thước 23x7mm. Đồng thời các bác sĩ phát hiện có trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản bên trái. Qua hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bé bị: Sa lồi niệu quản trái thành nang và có chỉ định phẫu thuật cắt túi thừa bàng quang. Hơn 1 giờ đồng hồ, Bs Nguyễn Quốc Hùng cùng kíp phẫu thuật đã thực hiện thành công cắt túi thừa bàng quang cho bé. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ thấy niệu quản trái giãn to và tiến hành cắt đôi niệu quản; đồng thời tạo hình thu nhỏ bớt đầu dưới niệu quản trái, trồng lại niệu quản trái vào chỗ mở bàng quang có tạo van chống trào ngược cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ cho biết: Túi thừa bàng quang bẩm sinh là sự thoát vị của biểu mô đường niệu qua khỏi lớp cơ của thành bàng quang. Thành túi thừa bao gồm lớp niêm mạc, lớp mô liên kết dưới biểu mô, một vài sợi cơ mỏng rải rác và lớp mô liên kết có chứa mạch máu. Túi thừa hình thành ngay từ khi sinh ra hoặc tuyến tiền liệt của trẻ tăng sản lành tính tạo nên khiến nước tiểu bị đọng lại và gây sỏi. Nước tiểu trong túi thừa bàng quang thường ít khi được tống xuất ra hết khi đi tiểu, gây tồn đọng một lượng lớn nước tiểu dư dẫn đến các biểu hiện tìm thấy trên lâm sàng và hình ảnh cận lâm sàng.
Bác sĩ khuyến cáo: Những bé gái nhiễm trùng tiểu nhiều lần, siêu âm có dị dạng hệ niệu cần được khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.