Rửa tay bằng xà phòng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy.
Để phòng chống các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như: Tả, SARS, Cúm A (H5N1, H1N1), giun sán, tay chân miệng… các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra lời khuyên thiết thực là luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Như chúng ta đã biết, trong quá trình hoạt động hàng ngày, mỗi người sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người hoặc các bề mặt, phát sinh việc tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, họ có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hành động vô tình như đưa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù chúng ta không thể giữ tay vô trùng, nhưng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có thể giúp mỗi người hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.
Vì vậy, giữ sạch đôi tay sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho bản thân và gia đình. Thói quen rửa tay với xà phòng cần được luyện tập ngay bây giờ đối với mỗi người, từ bố mẹ trong gia đình làm gương cho trẻ nhỏ, từ thầy cô giáo trong các trường học làm gương cho các học sinh noi theo, từ cán bộ y tế hướng dẫn và thực hành tại chỗ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, người dân tại cộng đồng… đây được xem như liều vắc xin hiệu quả, miễn phí cho sức khỏe con người.
Mọi người cần thực hiện việc rửa tay vào các thời điểm quan trọng sau đây:
Luôn luôn rửa tay trước khi:
1. Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm.
2. Khi ăn uống.
3. Điều trị vết thương hoặc chích thuốc.
4. Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương.
5. Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng.
Luôn luôn rửa tay sau khi:
1. Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô.
2. Sử dụng nhà vệ sinh.
3. Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải.
4. Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn.
5. Điều trị vết thương.
6. Chạm vào người bệnh hay các vết thương.
7. Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn.
8. Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.
Làm thế nào để nhớ rửa tay với xà phòng?
Cần phải sắp xếp nơi rửa tay tiện lợi:
1. Trong nhà vệ sinh nếu là nhà vệ sinh sử dụng nước (nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội).
2. Trên đường vào nhà đối với nhà vệ sinh khô (nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu chìm có ống thông hơi).
3. Gần chỗ ăn cơm hàng ngày.
4. Gần chỗ chế biến thức ăn.
Trong những năm tiếp theo, “Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng” và phong trào “10 triệu bàn tay sạch” sẽ tiếp tục trở thành một trong những sự kiện quan trọng góp phần phòng ngừa và giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh, tạo một môi trường sống lành mạnh và sức khỏe cho mọi người./.
Rửa tay bằng xà phòng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy.
Để phòng chống các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như: Tả, SARS, Cúm A (H5N1, H1N1), giun sán, tay chân miệng… các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra lời khuyên thiết thực là luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Như chúng ta đã biết, trong quá trình hoạt động hàng ngày, mỗi người sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người hoặc các bề mặt, phát sinh việc tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, họ có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hành động vô tình như đưa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù chúng ta không thể giữ tay vô trùng, nhưng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có thể giúp mỗi người hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.
Vì vậy, giữ sạch đôi tay sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho bản thân và gia đình. Thói quen rửa tay với xà phòng cần được luyện tập ngay bây giờ đối với mỗi người, từ bố mẹ trong gia đình làm gương cho trẻ nhỏ, từ thầy cô giáo trong các trường học làm gương cho các học sinh noi theo, từ cán bộ y tế hướng dẫn và thực hành tại chỗ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, người dân tại cộng đồng… đây được xem như liều vắc xin hiệu quả, miễn phí cho sức khỏe con người.
Mọi người cần thực hiện việc rửa tay vào các thời điểm quan trọng sau đây:
Luôn luôn rửa tay trước khi:
1. Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm.
2. Khi ăn uống.
3. Điều trị vết thương hoặc chích thuốc.
4. Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương.
5. Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng.
Luôn luôn rửa tay sau khi:
1. Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô.
2. Sử dụng nhà vệ sinh.
3. Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải.
4. Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn.
5. Điều trị vết thương.
6. Chạm vào người bệnh hay các vết thương.
7. Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn.
8. Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.
Làm thế nào để nhớ rửa tay với xà phòng?
Cần phải sắp xếp nơi rửa tay tiện lợi:
1. Trong nhà vệ sinh nếu là nhà vệ sinh sử dụng nước (nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội).
2. Trên đường vào nhà đối với nhà vệ sinh khô (nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu chìm có ống thông hơi).
3. Gần chỗ ăn cơm hàng ngày.
4. Gần chỗ chế biến thức ăn.
Trong những năm tiếp theo, “Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng” và phong trào “10 triệu bàn tay sạch” sẽ tiếp tục trở thành một trong những sự kiện quan trọng góp phần phòng ngừa và giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh, tạo một môi trường sống lành mạnh và sức khỏe cho mọi người./.