Cách đây hơn 1 tháng, chị N.T.C.R., (28 tuổi, địa chỉ ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) được tuyến dưới chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực Quốc gia điều trị COVID-19, BVĐK Trung ương Cần Thơ trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, khó thở, phải hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản do bị nhiễm SARS-CoV-2 khi đang mang thai tuần thứ 20.
Chống chọi với
Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân tiến triển nặng rất nhanh với tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, phổi tổn thương nặng nề phải hỗ trợ máy trợ thở thông số cao và sử dụng thuốc an thần, giãn cơ liều cao.
Các thầy thuốc chẩn đoán, sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2, có lao màng phổi và mang thai ở tuần thứ 20.
Sau khi hội chẩn thống nhất hướng điều trị, các bác sĩ tiến hành lọc máu liên tục sử dụng quả lọc hấp phụ cytokines nhiều đợt kèm với điều trị hồi sức tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, bệnh lý của bệnh nhân diễn tiến phức tạp, đặc biệt tình trạng suy hô hấp cấp của bệnh nhân ngày càng nặng khiến bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Bệnh nhân có chỉ định can thiệp ngay kỹ thuật ECMO (kỹ thuật oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể) với hy vọng có thể cứu sống 2 mẹ con sản phụ, tuy nhiên do sản phụ nhiễm COVID-19 mức độ nặng ảnh hưởng đến chức nặng hô hấp nên sau khi hội chẩn nhiều chuyên khoa (Sản, Hồi sức tích cực – Chống độc, Phẫu thuật – Gây mê hồi sức…), các bác sĩ quyết định chấm dứt thai kỳ với sự đồng thuận từ phía gia đình bệnh nhân và tiếp tục tiến hành can thiệp ECMO.
Xuyên suốt trong 15 ngày can thiệp ECMO, tính mạng bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự hoạt động của máy ECMO và các phương pháp hồi sức tích cực kèm theo.
Bệnh nhân phải thở bằng máy và sử dụng thuốc an thần, giãn cơ liều cao với tình trạng phổi của bệnh nhân gần như đông đặc hoàn toàn.
Chưa kể đến trong thời gian ECMO, bệnh nhân phải can thiệp lọc máu hấp phụ rất nhiều đợt nhằm làm giảm mức độ bệnh nặng cũng như nâng cao khả năng cứu sống bệnh nhân.
Ca bệnh hiếm gặp
Trong suốt quá trình thực hiện ECMO, các thầy thuốc luôn phải theo dõi sát sao, điều chỉnh đông máu hàng giờ để tránh xảy ra nguy cơ chảy máu và đông máu cùng lúc, chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
May mắn đến ngày thứ 15 chạy ECMO, bệnh nhân dần tỉnh táo, nghe và hiểu được người xung quanh, sinh hiệu ổn định, phổi nở tốt hơn, các thông số hỗ trợ của máy thở cũng giảm dần, bệnh nhân được điều trị lao màng phổi theo phác đồ…, bệnh nhân đã cai ECMO thành công.
Hiện tại sau hơn 1 tháng điều trị tích cực bệnh nhân đã ngưng thở máy, ngưng thở oxy, tổng trạng khá, kết quả xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2 âm tính và đủ tiêu chuẩn ra viện và dự kiến ngày 5/10/2021 ra viện.
Theo BS.CKII Dương Thiện Phước – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc BVĐK Trung ương Cần Thơ, đây là ca bệnh rất hiếm gặp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc nhiễm lao màng phổi ở phụ nữ có thai bị nhiễm COVID-19 là một yếu tố tiên lượng xấu, làm tăng tỉ lệ tử vong. Những thai phụ này được ghi nhận có bệnh cảnh nặng nề hơn, cũng như dễ bị sẩy thai và tử vong mẹ.
Các chuyên gia khuyến cáo, cần tiếp tục điều trị lao màng phổi ở những thai phụ bị nhiễm COVID-19. Phác đồ được lựa chọn để điều trị lao màng phổi nhìn chung giống với phác đồ sử dụng cho dân số chung, ngọai trừ việc cần chú ý đến các thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kì.
Việc duy trì điều trị lao màng phổi cũng giúp cải thiện mức độ nặng và tiên lượng sống còn ở những thai phụ bị COVID-19 đồng nhiễm với lao màng phổi.
BSCKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của BVĐK Trung ương Cần Thơ cho biết: Kỹ thuật ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo hay còn gọi là hoạt động hô hấp tuần hoàn ngoài cơ thể) là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng mà không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thường quy cũng như hồi sức nâng cao.
Có thể nói ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, khó thực hiện, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng chẳng hạn như các ca nhiễm nguy kịch và chỉ mới được thực hiện ở các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
“Việc ứng dụng kỹ thuật ECMO cứu sống nhiều bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại bệnh viện mang rất nhiều ý nghĩa, giúp cứu sống người bệnh trong cuộc chiến khốc liệt với dịch COVID-19. Đó cũng là nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện luôn cố gắng hoàn thiện trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị cho người dân ĐBSCL”.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Cách đây hơn 1 tháng, chị N.T.C.R., (28 tuổi, địa chỉ ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) được tuyến dưới chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực Quốc gia điều trị COVID-19, BVĐK Trung ương Cần Thơ trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, khó thở, phải hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản do bị nhiễm SARS-CoV-2 khi đang mang thai tuần thứ 20.
Chống chọi với
Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân tiến triển nặng rất nhanh với tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, phổi tổn thương nặng nề phải hỗ trợ máy trợ thở thông số cao và sử dụng thuốc an thần, giãn cơ liều cao.
Các thầy thuốc chẩn đoán, sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2, có lao màng phổi và mang thai ở tuần thứ 20.
Sau khi hội chẩn thống nhất hướng điều trị, các bác sĩ tiến hành lọc máu liên tục sử dụng quả lọc hấp phụ cytokines nhiều đợt kèm với điều trị hồi sức tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, bệnh lý của bệnh nhân diễn tiến phức tạp, đặc biệt tình trạng suy hô hấp cấp của bệnh nhân ngày càng nặng khiến bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Bệnh nhân có chỉ định can thiệp ngay kỹ thuật ECMO (kỹ thuật oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể) với hy vọng có thể cứu sống 2 mẹ con sản phụ, tuy nhiên do sản phụ nhiễm COVID-19 mức độ nặng ảnh hưởng đến chức nặng hô hấp nên sau khi hội chẩn nhiều chuyên khoa (Sản, Hồi sức tích cực – Chống độc, Phẫu thuật – Gây mê hồi sức…), các bác sĩ quyết định chấm dứt thai kỳ với sự đồng thuận từ phía gia đình bệnh nhân và tiếp tục tiến hành can thiệp ECMO.
Xuyên suốt trong 15 ngày can thiệp ECMO, tính mạng bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự hoạt động của máy ECMO và các phương pháp hồi sức tích cực kèm theo.
Bệnh nhân phải thở bằng máy và sử dụng thuốc an thần, giãn cơ liều cao với tình trạng phổi của bệnh nhân gần như đông đặc hoàn toàn.
Chưa kể đến trong thời gian ECMO, bệnh nhân phải can thiệp lọc máu hấp phụ rất nhiều đợt nhằm làm giảm mức độ bệnh nặng cũng như nâng cao khả năng cứu sống bệnh nhân.
Ca bệnh hiếm gặp
Trong suốt quá trình thực hiện ECMO, các thầy thuốc luôn phải theo dõi sát sao, điều chỉnh đông máu hàng giờ để tránh xảy ra nguy cơ chảy máu và đông máu cùng lúc, chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
May mắn đến ngày thứ 15 chạy ECMO, bệnh nhân dần tỉnh táo, nghe và hiểu được người xung quanh, sinh hiệu ổn định, phổi nở tốt hơn, các thông số hỗ trợ của máy thở cũng giảm dần, bệnh nhân được điều trị lao màng phổi theo phác đồ…, bệnh nhân đã cai ECMO thành công.
Hiện tại sau hơn 1 tháng điều trị tích cực bệnh nhân đã ngưng thở máy, ngưng thở oxy, tổng trạng khá, kết quả xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2 âm tính và đủ tiêu chuẩn ra viện và dự kiến ngày 5/10/2021 ra viện.
Theo BS.CKII Dương Thiện Phước – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc BVĐK Trung ương Cần Thơ, đây là ca bệnh rất hiếm gặp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc nhiễm lao màng phổi ở phụ nữ có thai bị nhiễm COVID-19 là một yếu tố tiên lượng xấu, làm tăng tỉ lệ tử vong. Những thai phụ này được ghi nhận có bệnh cảnh nặng nề hơn, cũng như dễ bị sẩy thai và tử vong mẹ.
Các chuyên gia khuyến cáo, cần tiếp tục điều trị lao màng phổi ở những thai phụ bị nhiễm COVID-19. Phác đồ được lựa chọn để điều trị lao màng phổi nhìn chung giống với phác đồ sử dụng cho dân số chung, ngọai trừ việc cần chú ý đến các thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kì.
Việc duy trì điều trị lao màng phổi cũng giúp cải thiện mức độ nặng và tiên lượng sống còn ở những thai phụ bị COVID-19 đồng nhiễm với lao màng phổi.
BSCKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của BVĐK Trung ương Cần Thơ cho biết: Kỹ thuật ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo hay còn gọi là hoạt động hô hấp tuần hoàn ngoài cơ thể) là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng mà không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thường quy cũng như hồi sức nâng cao.
Có thể nói ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, khó thực hiện, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng chẳng hạn như các ca nhiễm nguy kịch và chỉ mới được thực hiện ở các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
“Việc ứng dụng kỹ thuật ECMO cứu sống nhiều bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại bệnh viện mang rất nhiều ý nghĩa, giúp cứu sống người bệnh trong cuộc chiến khốc liệt với dịch COVID-19. Đó cũng là nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện luôn cố gắng hoàn thiện trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị cho người dân ĐBSCL”.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn