Có thêm 78.414 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 29/04/2021
Tính đến 16 giờ ngày 29/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 506.435 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.
Chi tiết 78.414 người được tiêm tại 51 tỉnh/TP trong ngày 29/04/2021 như sau:
– Đợt 1: Hà Nội: 147 người; Quảng Ninh: 36 người
Tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Hậu Giang Ảnh:Khôi Nguyễn
– Đợt 2: Hà Nội: 4.276 người; Hải Phòng: 765 người; Thái Bình: 94 người; Nam Định: 927 người; Thanh Hoá: 14.039 người; Bắc Giang: 2.142 người; Bắc Ninh: 336 người; Vĩnh Phúc: 557 người; Hải Dương: 3.249 người; Thái Nguyên: 303 người; Bắc Cạn: 135 người; Quảng Ninh: 1.223 người; Hoà Bình: 473 người; Nghệ An: 2.193 người; Hà Tĩnh: 470 người; Lai Châu: 72 người; Lạng Sơn: 1.415 người;
Hà Giang: 617 người; Cao Bằng: 986 người; Yên Bái: 510 người; Lào Cai: 1.077 người; Sơn La: 763 người; Điện Biên: 186 người; Quảng Bình: 201 người; Quảng Trị: 912 người; TT- Huế: 611 người; Tp. Đà Nẵng: 229 người; Quảng Nam: 1.390 người; Quảng Ngãi: 213 người; Bình Định: 662 người; Phú Yên: 603 người; Khánh Hòa: 674 người; Bình Thuận: 1.723 người;
Ninh Thuận: 785 người; Kon Tum: 1.206 người; Gia Lai: 3.898 người; Đắc Lắc: 2.317 người; Đắk Nông: 478 người; TP. Hồ Chí Minh: 9.626 người; Đồng Nai: 4.649 người; Tiền Giang: 60 người; Lâm Đồng: 1.088 người; Cần Thơ: 287 người; Bến Tre: 1.401 người; Trà Vinh: 1.396 người; Vĩnh Long: 521 người; Đồng Tháp: 4.507 người; Bình Phước: 795 ngườ; Cà Mau: 293 người; Bạc Liêu: 778 người; Hậu Giang: 120 người.
Về quy trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19 và công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 rằng, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.
Tại Hà Nội, Bộ Y tế đã ra mắt Ban chỉ đạo An toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Ban chỉ đạo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng ban; PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Phó Trưởng Ban thường trực. Các thành viên còn lại là lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế, các chuyên gia lĩnh vực hồi sức cấp cứu, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ… của Bộ Y tế./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Có thêm 78.414 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 29/04/2021
Tính đến 16 giờ ngày 29/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 506.435 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.
Chi tiết 78.414 người được tiêm tại 51 tỉnh/TP trong ngày 29/04/2021 như sau:
– Đợt 1: Hà Nội: 147 người; Quảng Ninh: 36 người
Tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Hậu Giang Ảnh:Khôi Nguyễn
– Đợt 2: Hà Nội: 4.276 người; Hải Phòng: 765 người; Thái Bình: 94 người; Nam Định: 927 người; Thanh Hoá: 14.039 người; Bắc Giang: 2.142 người; Bắc Ninh: 336 người; Vĩnh Phúc: 557 người; Hải Dương: 3.249 người; Thái Nguyên: 303 người; Bắc Cạn: 135 người; Quảng Ninh: 1.223 người; Hoà Bình: 473 người; Nghệ An: 2.193 người; Hà Tĩnh: 470 người; Lai Châu: 72 người; Lạng Sơn: 1.415 người;
Hà Giang: 617 người; Cao Bằng: 986 người; Yên Bái: 510 người; Lào Cai: 1.077 người; Sơn La: 763 người; Điện Biên: 186 người; Quảng Bình: 201 người; Quảng Trị: 912 người; TT- Huế: 611 người; Tp. Đà Nẵng: 229 người; Quảng Nam: 1.390 người; Quảng Ngãi: 213 người; Bình Định: 662 người; Phú Yên: 603 người; Khánh Hòa: 674 người; Bình Thuận: 1.723 người;
Ninh Thuận: 785 người; Kon Tum: 1.206 người; Gia Lai: 3.898 người; Đắc Lắc: 2.317 người; Đắk Nông: 478 người; TP. Hồ Chí Minh: 9.626 người; Đồng Nai: 4.649 người; Tiền Giang: 60 người; Lâm Đồng: 1.088 người; Cần Thơ: 287 người; Bến Tre: 1.401 người; Trà Vinh: 1.396 người; Vĩnh Long: 521 người; Đồng Tháp: 4.507 người; Bình Phước: 795 ngườ; Cà Mau: 293 người; Bạc Liêu: 778 người; Hậu Giang: 120 người.
Về quy trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19 và công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 rằng, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả các nước tiên tiến.
Các cơ sở tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.
Tại Hà Nội, Bộ Y tế đã ra mắt Ban chỉ đạo An toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Ban chỉ đạo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng ban; PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Phó Trưởng Ban thường trực. Các thành viên còn lại là lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế, các chuyên gia lĩnh vực hồi sức cấp cứu, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ… của Bộ Y tế./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn