Cả nước chỉ còn 41 ca COVID-19 nặng
Thống kê của Bộ Y tế cho biết ngày 4/6 đều ghi nhận trong nước (giảm 158 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố, có 755 ca trong cộng đồng. Hà Nội vẫn nhiều nhất với 218 ca. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong hơn một năm qua, tính từ ngày 29-4-2021 cho đến nay là hơn 1,6 triệu ca; trong đó có 1.336 ca tử vong. Đây là ngày thứ 47 Hà Nội không có ca tử vong vì COVID-19.
Hôm qua là ngày có số mắc mới thấp nhất trong 11 tháng vừa qua, có đến 27 tỉnh thành không ghi nhận ca mắc trong ngày, đồng thời đây cũng là ngày số tỉnh thành không có thêm ca mới nhiều nhất trong 11 tháng qua.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.724.554 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.331 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.716.796 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.416), TP. Hồ Chí Minh (609.496), Nghệ An (484.790), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).
. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.185.067 trường hợp, trong đó có 41 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 30; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4; Thở máy không xâm lấn: 1; Thở máy xâm lấn: 4; Thở ECMO: 2.
Quyết liệt đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng COVD-19
Theo Bộ Y tế, số ca COVID-19 mắc mới, số nặng, số tử vong có xu hướng giảm mạnh tại hầu hết các tỉnh, thành phố, hiện ghi nhận khoảng trên, dưới 1.000 ca mắc mới mỗi ngày (thấp nhất trong khoảng 11 tháng qua); riêng 1 tuần gần đây chỉ ghi nhận 0-1 ca tử vong trên toàn quốc và chỉ còn hơn 40 ca nặng đang điều trị (thấp nhất trong 11 tháng qua).
Các địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; Chủ động triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; Chỉ đạo quyết liệt nhằm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh.
Dòng phụ mới của Omicron vẫn chiếm phần lớn ca mắc mới COVID-19 ở Mỹ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 2/3 dân số thế giới có thể đã có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể, có nghĩa là đã từng mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng.
Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới, WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% vào tháng 2/2021 lên mức 67% vào tháng 10/2021. Với sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh, tỷ lệ này hiện nay có thể thậm chí còn cao hơn.
WHO kêu gọi các quốc gia tăng tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bởi miễn dịch nhờ tiêm vaccine có hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ bệnh chuyển nặng cao hơn so với miễn dịch có được sau lần mắc trước đó.
Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy gần 60% số ca mắc mới COVID-19 ở nước này trong 7 ngày vừa qua là do nhiễm BA.2.12.1, dòng phụ mới của biến thể Omicron.
BA.2.12.1, tiến hóa từ BA.2, được cho là lây lan nhanh hơn so với tất cả các dòng phụ trước đó của Omicron. Cuối tháng 3, dòng phụ biến thể Omicron này chỉ chiếm 3,4% số ca mắc mới COVID-19 ở Mỹ. Tuy nhiên, theo CDC Mỹ, tỷ lệ này đã tăng lên 31,8% vào cuối tháng 4 và 59,1% vào cuối tháng 5.
COVID-19 làm tăng nguy cơ tắc động mạnh phổi: Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), dựa trên số liệu của hơn 350.000 bệnh nhân mắc COVID-19 trong thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021, những người đã mắc COVID-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông nguy hiểm trong phổi cao hơn hơn 2 lần so với người chưa từng mắc.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng 20% người trưởng thành tuổi từ 18-64 và 25% người từ 65 tuổi trở lên gặp các vấn đề về sức khỏe có thể liên quan đến việc từng mắc COVID-19. Trong đó, nguy cơ phát triển các bệnh tắc mạch phổi nặng, tức là xuất hiện cục máu trong động mạch phổi gia tăng nhiều nhất. Bên cạnh đó là các triệu chứng về hô hấp như ho kinh niên hoặc khó thở
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Cả nước chỉ còn 41 ca COVID-19 nặng
Thống kê của Bộ Y tế cho biết ngày 4/6 đều ghi nhận trong nước (giảm 158 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố, có 755 ca trong cộng đồng. Hà Nội vẫn nhiều nhất với 218 ca. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong hơn một năm qua, tính từ ngày 29-4-2021 cho đến nay là hơn 1,6 triệu ca; trong đó có 1.336 ca tử vong. Đây là ngày thứ 47 Hà Nội không có ca tử vong vì COVID-19.
Hôm qua là ngày có số mắc mới thấp nhất trong 11 tháng vừa qua, có đến 27 tỉnh thành không ghi nhận ca mắc trong ngày, đồng thời đây cũng là ngày số tỉnh thành không có thêm ca mới nhiều nhất trong 11 tháng qua.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.724.554 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.331 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.716.796 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.416), TP. Hồ Chí Minh (609.496), Nghệ An (484.790), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).
. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.185.067 trường hợp, trong đó có 41 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 30; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4; Thở máy không xâm lấn: 1; Thở máy xâm lấn: 4; Thở ECMO: 2.
Quyết liệt đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng COVD-19
Theo Bộ Y tế, số ca COVID-19 mắc mới, số nặng, số tử vong có xu hướng giảm mạnh tại hầu hết các tỉnh, thành phố, hiện ghi nhận khoảng trên, dưới 1.000 ca mắc mới mỗi ngày (thấp nhất trong khoảng 11 tháng qua); riêng 1 tuần gần đây chỉ ghi nhận 0-1 ca tử vong trên toàn quốc và chỉ còn hơn 40 ca nặng đang điều trị (thấp nhất trong 11 tháng qua).
Các địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; Chủ động triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; Chỉ đạo quyết liệt nhằm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh.
Dòng phụ mới của Omicron vẫn chiếm phần lớn ca mắc mới COVID-19 ở Mỹ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 2/3 dân số thế giới có thể đã có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể, có nghĩa là đã từng mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng.
Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới, WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% vào tháng 2/2021 lên mức 67% vào tháng 10/2021. Với sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh, tỷ lệ này hiện nay có thể thậm chí còn cao hơn.
WHO kêu gọi các quốc gia tăng tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bởi miễn dịch nhờ tiêm vaccine có hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ bệnh chuyển nặng cao hơn so với miễn dịch có được sau lần mắc trước đó.
Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy gần 60% số ca mắc mới COVID-19 ở nước này trong 7 ngày vừa qua là do nhiễm BA.2.12.1, dòng phụ mới của biến thể Omicron.
BA.2.12.1, tiến hóa từ BA.2, được cho là lây lan nhanh hơn so với tất cả các dòng phụ trước đó của Omicron. Cuối tháng 3, dòng phụ biến thể Omicron này chỉ chiếm 3,4% số ca mắc mới COVID-19 ở Mỹ. Tuy nhiên, theo CDC Mỹ, tỷ lệ này đã tăng lên 31,8% vào cuối tháng 4 và 59,1% vào cuối tháng 5.
COVID-19 làm tăng nguy cơ tắc động mạnh phổi: Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), dựa trên số liệu của hơn 350.000 bệnh nhân mắc COVID-19 trong thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021, những người đã mắc COVID-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông nguy hiểm trong phổi cao hơn hơn 2 lần so với người chưa từng mắc.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng 20% người trưởng thành tuổi từ 18-64 và 25% người từ 65 tuổi trở lên gặp các vấn đề về sức khỏe có thể liên quan đến việc từng mắc COVID-19. Trong đó, nguy cơ phát triển các bệnh tắc mạch phổi nặng, tức là xuất hiện cục máu trong động mạch phổi gia tăng nhiều nhất. Bên cạnh đó là các triệu chứng về hô hấp như ho kinh niên hoặc khó thở
Nguồn: Suckhoedoisong.vn