Ung thư vú đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới trên thế giới và tại Việt Nam. Theo tổ chức ghi nhận ung thư thế giới GLOBOCAN 2020, hàng năm, trên thế giới có hơn 2,2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú và khoảng người 680.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, ung thư vú chiếm 25,8% bệnh ung thư ở nữ giới với hơn 21.555 ca mắc mới và 9.345 ca tử vong. Nếu như tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn rất sớm đạt 98% thì ở giai đoạn cuối tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. Với sự tiến bộ trong sàng lọc, chẩn đoán, bệnh ung thư vú có thể chẩn đoán sớm và điều trị khỏi.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm:
– Tiền sử gia đình: có mẹ, con gái, chị, em gái bị ung thư vú
– Phụ nữ có đột biến gen BRCA1, BRCA2
– Tuổi cao ≥ 40 tuổi
– Người có tiền sử chiếu xạ vùng ngực
– Phụ nữ hành kinh sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)
– Phụ nữ mang thai muộn (>30 tuổi), không mang thai, không cho con bú
– Những người mắc bệnh béo phì, hút thuốc lá
– Có tiền sử mắc bệnh ung thư trước đó: vú, buồng trứng, nội mạc tử cung…
Tự khám vú có thể giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường, các triệu chứng sớm của bệnh ung thư vú. Phụ nữ có thể tự khám vú của mình khi đứng trước gương hoặc ở tư thế nằm. Với phụ nữ còn kinh nguyệt nên khám vú vào ngày thứ 7 sau chu kỳ kinh (lúc này tuyến vú mềm nhất). Đầu tiên là đứng trước gương quan sát 2 bên tuyến vú xem có đều nhau không, màu sắc da tuyến vú có chỗ nào bất thường hay không, kiểm tra các dấu hiệu bất thường như co kéo da vú, núm vú. Tiếp đó, dùng tay phải kiểm tra vú trái và ngược lại. Dùng 4 ngón tay xoa đều xung quanh ngực xem có khối u cục nào ở tuyến vú hay không, nặn núm vú phát hiện dịch tiết núm vú bất thường, sờ các hạch quanh nách, hạch thượng đòn, hạch cổ.
Các phương pháp sàng lọc ung thư vú bao gồm: Khám lâm sàng; Siêu âm tuyến vú; Chụp X-quang tuyến vú; Chụp cộng hưởng từ tuyến vú và chọc hút tế bào tuyến vú dưới hướng dẫn của siêu âm khi có tổn thương nghi ngờ.
– Khám lâm sàng:
Bác sĩ sẽ quan sát hình dạng, kích thước, màu sắc da tuyến vú, núm vú tìm các dấu hiệu bất thường, đồng thời thăm khám, đánh giá mật độ tuyến vú, phát hiện khối u, đánh giá kích thước, mật độ, ranh giới, sự di động của khối u.
– Chụp X-quang tuyến vú (Mammography):
Là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh lý tuyến vú. Chụp X quang tuyến vú giúp phát hiện các bất thường hoặc khối ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa sờ thấy. Hình ảnh điển hình hay thấy trên phim X-quang vú là tổn thương vi vôi hóa và các khối.
– Siêu âm tuyến vú:
Siêu âm tuyến vú giúp tăng khả năng phát hiện ung thư vú đặc biệt ở những trường hợp có mô vú đặc. Mục đích xác định vị trí, số lượng, tính chất khối u vú, đánh giá tình trạng di căn hạch nách, hạch thượng đòn. Trong trường hợp nghi ngờ, siêu âm giúp định hướng chọc hút tế bào, sinh thiết u vú, hạch để chẩn đoán bệnh
– Cộng hưởng từ tuyến vú (MRI)
Được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt như: ung thư vú có tính chất gia đình liên quan đến đột biến gen BRCA ½, những người có tuyến vú đặc, các trường hợp nghi ngờ tổn thương ung thư vú đa ổ, những người có hạch nách bất thường, phụ nữ đặt túi ngực…
– Chọc hút tế bào, sinh thiết u dưới hướng dẫn của siêu âm tuyến vú
Xét nghiệm tế bào học hoặc sinh thiết u vú, hạch thường được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc mammography định vị. Là xét nghiệm để đánh giá cấu trúc của tổn thương tại tuyến vú, hạch nách. Kết quả mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú.
Bệnh viện Bạch Mai với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, sự phối hợp đa chuyên khoa trong chuẩn đoán, điều trị ung thư vú sẽ là điểm đến đáng tin cậy, sự lựa chọn uy tín hàng đầu cho chị em phụ nữ khi tầm soát ung thư vú.
BSCKII. Nguyễn Thị Hoa Mai
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
Ung thư vú đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới trên thế giới và tại Việt Nam. Theo tổ chức ghi nhận ung thư thế giới GLOBOCAN 2020, hàng năm, trên thế giới có hơn 2,2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú và khoảng người 680.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, ung thư vú chiếm 25,8% bệnh ung thư ở nữ giới với hơn 21.555 ca mắc mới và 9.345 ca tử vong. Nếu như tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn rất sớm đạt 98% thì ở giai đoạn cuối tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. Với sự tiến bộ trong sàng lọc, chẩn đoán, bệnh ung thư vú có thể chẩn đoán sớm và điều trị khỏi.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm:
– Tiền sử gia đình: có mẹ, con gái, chị, em gái bị ung thư vú
– Phụ nữ có đột biến gen BRCA1, BRCA2
– Tuổi cao ≥ 40 tuổi
– Người có tiền sử chiếu xạ vùng ngực
– Phụ nữ hành kinh sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)
– Phụ nữ mang thai muộn (>30 tuổi), không mang thai, không cho con bú
– Những người mắc bệnh béo phì, hút thuốc lá
– Có tiền sử mắc bệnh ung thư trước đó: vú, buồng trứng, nội mạc tử cung…
Tự khám vú có thể giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường, các triệu chứng sớm của bệnh ung thư vú. Phụ nữ có thể tự khám vú của mình khi đứng trước gương hoặc ở tư thế nằm. Với phụ nữ còn kinh nguyệt nên khám vú vào ngày thứ 7 sau chu kỳ kinh (lúc này tuyến vú mềm nhất). Đầu tiên là đứng trước gương quan sát 2 bên tuyến vú xem có đều nhau không, màu sắc da tuyến vú có chỗ nào bất thường hay không, kiểm tra các dấu hiệu bất thường như co kéo da vú, núm vú. Tiếp đó, dùng tay phải kiểm tra vú trái và ngược lại. Dùng 4 ngón tay xoa đều xung quanh ngực xem có khối u cục nào ở tuyến vú hay không, nặn núm vú phát hiện dịch tiết núm vú bất thường, sờ các hạch quanh nách, hạch thượng đòn, hạch cổ.
Các phương pháp sàng lọc ung thư vú bao gồm: Khám lâm sàng; Siêu âm tuyến vú; Chụp X-quang tuyến vú; Chụp cộng hưởng từ tuyến vú và chọc hút tế bào tuyến vú dưới hướng dẫn của siêu âm khi có tổn thương nghi ngờ.
– Khám lâm sàng:
Bác sĩ sẽ quan sát hình dạng, kích thước, màu sắc da tuyến vú, núm vú tìm các dấu hiệu bất thường, đồng thời thăm khám, đánh giá mật độ tuyến vú, phát hiện khối u, đánh giá kích thước, mật độ, ranh giới, sự di động của khối u.
– Chụp X-quang tuyến vú (Mammography):
Là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh lý tuyến vú. Chụp X quang tuyến vú giúp phát hiện các bất thường hoặc khối ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa sờ thấy. Hình ảnh điển hình hay thấy trên phim X-quang vú là tổn thương vi vôi hóa và các khối.
– Siêu âm tuyến vú:
Siêu âm tuyến vú giúp tăng khả năng phát hiện ung thư vú đặc biệt ở những trường hợp có mô vú đặc. Mục đích xác định vị trí, số lượng, tính chất khối u vú, đánh giá tình trạng di căn hạch nách, hạch thượng đòn. Trong trường hợp nghi ngờ, siêu âm giúp định hướng chọc hút tế bào, sinh thiết u vú, hạch để chẩn đoán bệnh
– Cộng hưởng từ tuyến vú (MRI)
Được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt như: ung thư vú có tính chất gia đình liên quan đến đột biến gen BRCA ½, những người có tuyến vú đặc, các trường hợp nghi ngờ tổn thương ung thư vú đa ổ, những người có hạch nách bất thường, phụ nữ đặt túi ngực…
– Chọc hút tế bào, sinh thiết u dưới hướng dẫn của siêu âm tuyến vú
Xét nghiệm tế bào học hoặc sinh thiết u vú, hạch thường được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc mammography định vị. Là xét nghiệm để đánh giá cấu trúc của tổn thương tại tuyến vú, hạch nách. Kết quả mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú.
Bệnh viện Bạch Mai với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, sự phối hợp đa chuyên khoa trong chuẩn đoán, điều trị ung thư vú sẽ là điểm đến đáng tin cậy, sự lựa chọn uy tín hàng đầu cho chị em phụ nữ khi tầm soát ung thư vú.
BSCKII. Nguyễn Thị Hoa Mai
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai