Bệnh COVID-19 có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim. Chúng ta không nên xem thường và bỏ sót những nguy cơ tim mạch lâu dài sau nhiễm COVID-19.
Có khá nhiều triệu chứng được báo cáo trong giai đoạn hậu COVID. Bảng sau sẽ liệt kê một số triệu chứng về tim mạch thường gặp sau khi bạn và tình huống liên quan bạn nên làm.
1. Bảng triệu chứng về tim mạch thường gặp sau nhiễm COVID-19 và hướng xử trí
Triệu chứng |
Khi nào gọi cấp cứu 115 |
Khi nào cần liên hệ thầy thuốc |
Khó thở |
– Chỉ số bão hòa oxy dưới 92% – Môi hoặc mặt tím tái – Khởi phát đột ngột, dữ dội |
– Nặng hơn hơn khi nằm xuống – Nặng hơn khi gắng sức nhẹ – Kèm theo mệt mỏi hoặc sưng phù mắt cá chân |
Đau ngực |
– Đau ngực dữ dội – Kèm theo buồn nôn, khó thở choáng váng hoặc đổ mồ hôi – Đau ngực đột ngột, đặc biệt là khó thở kéo dài hơn năm phút |
– Đau dai dẳng, không đỡ – Tăng tần suất cơn đau so với cũ – Đau ngực mới xuất hiện và đỡ trong vòng 15 phút (Nếu không đỡ thì phải gọi cấp cứu 115) – Đau ngực khi gắng sức mới xuất hiện có đỡ khi nghỉ ngơi |
2. Khó thở hoặc đau ngực sau nhiễm COVID-19 có phải là dấu hiệu khẩn cấp không?
2.1 Khó thở
Bạn cần thiết tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bất kỳ triệu chứng nào của bạn nghiêm trọng, đặc biệt là khó thở. Để lượng hóa tính chất nặng của , bạn nên sử dụng thiết bị đo bão hòa O2 (oxy)-SpO2 hiện có sẵn trên thị trường và rất dễ sử dụng.
Khó thở không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu bạn có triệu chứng đó kèm theo mức SpO2 thấp (dưới 92%) thì là có vấn đề và cần liên hệ bác sĩ ngay.
Đôi khi, nhiều người có khó thở khi gắng sức sau COVID-19 có thể là do họ đã ít hoạt động trong một thời gian dài và cần có thời gian thích nghi và luyện tập trở lại theo hướng dẫn.
2.2 Đau ngực
Đau ngực kéo dài là một triệu chứng, một phàn nàn khá phổ biến khác sau nhiễm COVID19.
Đa số đau ngực nhẹ và không có dấu hiệu nào đi kèm như bảng trên thì có thể không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau ngực coi là trầm trọng nếu tình trạng đau ngực dữ dội, hoặc đau dai dẳng hoặc kèm theo bạn thấy buồn nôn, khó thở hoặc choáng váng… Hãy cảnh giác, đây có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.
Nếu bạn bị đau ngực khi hít vào, bạn có thể bị viêm phổi.
Còn nếu đau ngực đột ngột, dữ dội kèm khó thở, có thể bạn bị cục máu đông trong mạch phổi (thuyên tắc phổi), là một bệnh trầm trọng cần cấp cứu.
3. Nên liên hệ bác sĩ tại trạm y tế (bác sĩ gia đình) hay bác sĩ chuyên khoa tim mạch?
Nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng và bạn chưa bao giờ có vấn đề về tim trước đây cũng như không có nguy cơ nhiều nhưng bạn muốn được kiểm tra, bạn chỉ cần đến trạm y tế địa phương hoặc phòng khám các bác sĩ gia đình.
Khi bạn có các dấu hiệu trầm trọng (như đã liệt kê trên) hoặc bạn có từ trước và nguy cơ cao, bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
4. Vấn đề suy tim sau nhiễm COVID-19
Bị suy tim sau COVID-19 là có thể gặp tuy khá hiếm. Nếu bạn bị khó thở hoặc phù chân sau COVID-19, bạn nên liên hệ với bác sĩ tùy theo mức độ. Các bác sĩ tuyến cơ sở có thể đánh giá và giới thiệu bạn khám chuyên khoa với bác sĩ tim mạch.
Dấu hiệu quan trọng của suy tim là khó thở, nhưng khỏ thở còn có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác, bao gồm viêm phổi liên quan đến COVID-19 và các nguyên nhân không phải do tim khác.
Các triệu chứng của suy tim có thể bao gồm:
- Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức
- Khó thở khi nằm
- Mệt mỏi
- Sưng phù chân (mắt cá)
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm mới xuất hiện (lưu ý: đi tiểu thường xuyên vào ban đêm ở nam giới đã có trước đây là một triệu chứng phổ biến của phì đại tuyến tiền liệt)
5. Người đã bị bệnh tim mạch, khi nhiễm COVID-19 thì có trầm trọng hơn không?
Ở người đã có bệnh tim mạch, tình trạng bệnh sẽ trở nên nên trầm trọng hơn nếu khi nhiễm COVID mà có các triệu chứng nặng, nghiêm trọng. Tuy vậy, với các trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng thì ảnh hưởng là rất ít hoặc không đáng kể.
Thực tế, những ảnh hưởng của coronavirus đối với người có bệnh tim từ trước vẫn chưa được biết một cách rõ ràng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Bệnh COVID-19 có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim. Chúng ta không nên xem thường và bỏ sót những nguy cơ tim mạch lâu dài sau nhiễm COVID-19.
Có khá nhiều triệu chứng được báo cáo trong giai đoạn hậu COVID. Bảng sau sẽ liệt kê một số triệu chứng về tim mạch thường gặp sau khi bạn và tình huống liên quan bạn nên làm.
1. Bảng triệu chứng về tim mạch thường gặp sau nhiễm COVID-19 và hướng xử trí
Triệu chứng |
Khi nào gọi cấp cứu 115 |
Khi nào cần liên hệ thầy thuốc |
Khó thở |
– Chỉ số bão hòa oxy dưới 92% – Môi hoặc mặt tím tái – Khởi phát đột ngột, dữ dội |
– Nặng hơn hơn khi nằm xuống – Nặng hơn khi gắng sức nhẹ – Kèm theo mệt mỏi hoặc sưng phù mắt cá chân |
Đau ngực |
– Đau ngực dữ dội – Kèm theo buồn nôn, khó thở choáng váng hoặc đổ mồ hôi – Đau ngực đột ngột, đặc biệt là khó thở kéo dài hơn năm phút |
– Đau dai dẳng, không đỡ – Tăng tần suất cơn đau so với cũ – Đau ngực mới xuất hiện và đỡ trong vòng 15 phút (Nếu không đỡ thì phải gọi cấp cứu 115) – Đau ngực khi gắng sức mới xuất hiện có đỡ khi nghỉ ngơi |
2. Khó thở hoặc đau ngực sau nhiễm COVID-19 có phải là dấu hiệu khẩn cấp không?
2.1 Khó thở
Bạn cần thiết tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bất kỳ triệu chứng nào của bạn nghiêm trọng, đặc biệt là khó thở. Để lượng hóa tính chất nặng của , bạn nên sử dụng thiết bị đo bão hòa O2 (oxy)-SpO2 hiện có sẵn trên thị trường và rất dễ sử dụng.
Khó thở không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu bạn có triệu chứng đó kèm theo mức SpO2 thấp (dưới 92%) thì là có vấn đề và cần liên hệ bác sĩ ngay.
Đôi khi, nhiều người có khó thở khi gắng sức sau COVID-19 có thể là do họ đã ít hoạt động trong một thời gian dài và cần có thời gian thích nghi và luyện tập trở lại theo hướng dẫn.
2.2 Đau ngực
Đau ngực kéo dài là một triệu chứng, một phàn nàn khá phổ biến khác sau nhiễm COVID19.
Đa số đau ngực nhẹ và không có dấu hiệu nào đi kèm như bảng trên thì có thể không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau ngực coi là trầm trọng nếu tình trạng đau ngực dữ dội, hoặc đau dai dẳng hoặc kèm theo bạn thấy buồn nôn, khó thở hoặc choáng váng… Hãy cảnh giác, đây có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.
Nếu bạn bị đau ngực khi hít vào, bạn có thể bị viêm phổi.
Còn nếu đau ngực đột ngột, dữ dội kèm khó thở, có thể bạn bị cục máu đông trong mạch phổi (thuyên tắc phổi), là một bệnh trầm trọng cần cấp cứu.
3. Nên liên hệ bác sĩ tại trạm y tế (bác sĩ gia đình) hay bác sĩ chuyên khoa tim mạch?
Nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng và bạn chưa bao giờ có vấn đề về tim trước đây cũng như không có nguy cơ nhiều nhưng bạn muốn được kiểm tra, bạn chỉ cần đến trạm y tế địa phương hoặc phòng khám các bác sĩ gia đình.
Khi bạn có các dấu hiệu trầm trọng (như đã liệt kê trên) hoặc bạn có từ trước và nguy cơ cao, bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
4. Vấn đề suy tim sau nhiễm COVID-19
Bị suy tim sau COVID-19 là có thể gặp tuy khá hiếm. Nếu bạn bị khó thở hoặc phù chân sau COVID-19, bạn nên liên hệ với bác sĩ tùy theo mức độ. Các bác sĩ tuyến cơ sở có thể đánh giá và giới thiệu bạn khám chuyên khoa với bác sĩ tim mạch.
Dấu hiệu quan trọng của suy tim là khó thở, nhưng khỏ thở còn có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác, bao gồm viêm phổi liên quan đến COVID-19 và các nguyên nhân không phải do tim khác.
Các triệu chứng của suy tim có thể bao gồm:
- Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức
- Khó thở khi nằm
- Mệt mỏi
- Sưng phù chân (mắt cá)
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm mới xuất hiện (lưu ý: đi tiểu thường xuyên vào ban đêm ở nam giới đã có trước đây là một triệu chứng phổ biến của phì đại tuyến tiền liệt)
5. Người đã bị bệnh tim mạch, khi nhiễm COVID-19 thì có trầm trọng hơn không?
Ở người đã có bệnh tim mạch, tình trạng bệnh sẽ trở nên nên trầm trọng hơn nếu khi nhiễm COVID mà có các triệu chứng nặng, nghiêm trọng. Tuy vậy, với các trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng thì ảnh hưởng là rất ít hoặc không đáng kể.
Thực tế, những ảnh hưởng của coronavirus đối với người có bệnh tim từ trước vẫn chưa được biết một cách rõ ràng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn