Đối với các bạn sinh viên chuyên ngành điều dưỡng của trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, khoảng thời gian tham gia chống dịch chính là cột mốc đáng nhớ để các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này.
Tham gia chống dịch từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ tại TP HCM lần thứ 4, Trần Thị Anh Thư, sinh viên lớp 18DDD2D chuyên ngành điều dưỡng, trường Đại Học Nguyễn Tất Thành chia sẻ, ngay khi thành phố cần, cô đã quyết định bằng tất cả lòng nhiệt huyết, sức trẻ và niềm tin chiến thắng đại dịch.
“Trong suốt thời gian vừa qua, em đã và đang tham gia hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại các vùng nguy cơ cao, hỗ trợ tiêm chủng vaccine, chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân F0 tại nhà, trên nhiều quận huyện của TP HCM. Đặc biệt là công việc chăm sóc và tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, TP Thủ Đức”, Anh Thư nói.
Anh Thư cho biết, chính nhờ sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ từ phía gia đình, nhà trường và bệnh viện nên cô cảm thấy rất thoải mái và yên tâm khi tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
“Khi làm việc và chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, chứng kiến ranh giới giữa sự sống và cái chết rất ngắn ngủi càng khiến em cảm thấy mình phải cố gắng hơn nữa vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ra, hoạt động này còn để lại cho em rất nhiều ký ức đẹp về tình người, đặc biệt những lúc khó khăn nguy nan, đồng bào ta vẫn luôn yêu thương hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, càng khiến em không ngại phải đối mặt với những khó khăn và thách thức cũng như nguy cơ lây nhiễm cao vì em hiểu rõ mình là những y bác sĩ điều dưỡng tương lai của đất nước mang trên mình sứ mệnh bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng, từ đó nhiệt huyết hơn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất”, Anh Thư nói thêm.
Tương tự, bạn Quang Phú, sinh viên năm cuối ngành điều dưỡng trường Đại học Nguyễn Tất Thành chia sẻ, tham gia chống dịch từ tháng 9 khi dịch bùng phát mạnh tại TP HCM với vai trò là điều dưỡng thực tập hỗ trợ trong công việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, TP Thủ Đức.
“Kỷ niệm làm em nhớ nhất trong suốt khoảng thời gian vừa qua có lẽ là lần em kiểm tra các buồng bệnh, khi đó em nghe tiếng khóc nức nở của bệnh nhân nên lập tức vào kiểm tra thì thấy một cô đang khóc. Cô kể với em là người nhà gọi điện nói con cô mất vì COVID được 1 tuần rồi nhưng không cho cô biết để cô tập trung trị bệnh, lúc đó em cảm thấy rất buồn, chỉ biết an ủi và động viên cô. Em cảm thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết trong dịch bệnh thật sự rất mong manh, điều này cũng giúp em quyết tâm hơn để cùng bệnh nhân chống lại COVID-19”, Phú chia sẻ.
Quang Phú cho biết, lúc đầu, gia đình phản đối không cho Phú tham gia vì lúc đó chưa phổ biến việc tiêm vaccine. Sau nhiều lần thuyết phục gia đình và trình bày việc sẽ được hỗ trợ tiêm vaccine thì gia đình đã cho phép chàng sinh viên này tham gia chống dịch.
“Dù là sinh viên năm cuối nhưng do bùng dịch không được đi thực tập nhiều nên em vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Em phải mặc đồ bảo hộ kín đeo và 2 lớp khẩu trang, chăm sóc bệnh nhân 8 tiếng theo ca nên dẫn tới ngộp, mau đuối sức. Nhưng về sau quen dần thì cảm giác đó không còn nữa. Việc tham gia chống COVID là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của em vì giúp em làm quen với các anh chị bác sĩ, điều dưỡng từ các khoa khác nhau, từ các vùng miền khác nhau. Được đóng vai trò giống như một điều dưỡng thực thụ cũng như được các anh chị hướng dẫn rất tận tình và dạy cho em thêm những bài học, kinh nghiệm khi làm việc trên thực tế”, Quang Phú chia sẻ.
Còn Trương Nhựt Thanh, sinh viên năm 4 ngành Điều dưỡng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, em tham gia công tác chống dịch vào thời điểm tháng 9 và được phân công vào khoa ICU 4A Bệnh viện Hồi sức COVID-19, TP Thủ Đức.
“Em trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đa phần là bệnh nhân thở máy. Em gặp khó khăn trong việc mặc đồ bảo hộ từ những ngày đầu vì chưa quen nên em thiếu oxy và hay gặp những dấu hiệu như chóng mặt, mất nước. Việc em phải học và nhớ thêm nhiều những kiến thức và kỹ thuật mới khiến em cảm thấy áp lực vì là trực tiếp trên bệnh nhân nên em phải có cố gắng và có trách nhiệm hơn”, Nhựt Thanh nói.
Nhựt Thanh kể, bạn đã phải thuyết phục gia đình suốt một tháng để được tham gia chống dịch. Tại đây, bạn có thêm những người bạn, những người anh em coi nhau như một gia đình và luôn hỗ trợ, giúp đỡ trong cuộc sống và công việc.
“Việc em tham gia chống dịch là bước khởi đầu cho ngành nghề của em vì em được trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân như một người nhân viên y tế thực thụ được học hỏi được hướng dẫn tích lũy thêm nhiều kiến thức, cũng như là hành trang để em có thể tự tin vào công việc của em sau này. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 không ngừng tăng và có nhiều biến thể mới, gây nguy hiểm cho người lớn tuổi và có bệnh nền hoặc trẻ em nếu không có đủ sức đề kháng, mỗi người cần nâng cao ý thức của mình vì nếu chủ quan chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho bản thân và cho những người chúng ta yêu thương”, Nhựt Thanh nói.
Nguồn: SKĐS
Đối với các bạn sinh viên chuyên ngành điều dưỡng của trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, khoảng thời gian tham gia chống dịch chính là cột mốc đáng nhớ để các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này.
Tham gia chống dịch từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ tại TP HCM lần thứ 4, Trần Thị Anh Thư, sinh viên lớp 18DDD2D chuyên ngành điều dưỡng, trường Đại Học Nguyễn Tất Thành chia sẻ, ngay khi thành phố cần, cô đã quyết định bằng tất cả lòng nhiệt huyết, sức trẻ và niềm tin chiến thắng đại dịch.
“Trong suốt thời gian vừa qua, em đã và đang tham gia hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại các vùng nguy cơ cao, hỗ trợ tiêm chủng vaccine, chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân F0 tại nhà, trên nhiều quận huyện của TP HCM. Đặc biệt là công việc chăm sóc và tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, TP Thủ Đức”, Anh Thư nói.
Anh Thư cho biết, chính nhờ sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ từ phía gia đình, nhà trường và bệnh viện nên cô cảm thấy rất thoải mái và yên tâm khi tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
“Khi làm việc và chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, chứng kiến ranh giới giữa sự sống và cái chết rất ngắn ngủi càng khiến em cảm thấy mình phải cố gắng hơn nữa vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ra, hoạt động này còn để lại cho em rất nhiều ký ức đẹp về tình người, đặc biệt những lúc khó khăn nguy nan, đồng bào ta vẫn luôn yêu thương hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, càng khiến em không ngại phải đối mặt với những khó khăn và thách thức cũng như nguy cơ lây nhiễm cao vì em hiểu rõ mình là những y bác sĩ điều dưỡng tương lai của đất nước mang trên mình sứ mệnh bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng, từ đó nhiệt huyết hơn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất”, Anh Thư nói thêm.
Tương tự, bạn Quang Phú, sinh viên năm cuối ngành điều dưỡng trường Đại học Nguyễn Tất Thành chia sẻ, tham gia chống dịch từ tháng 9 khi dịch bùng phát mạnh tại TP HCM với vai trò là điều dưỡng thực tập hỗ trợ trong công việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, TP Thủ Đức.
“Kỷ niệm làm em nhớ nhất trong suốt khoảng thời gian vừa qua có lẽ là lần em kiểm tra các buồng bệnh, khi đó em nghe tiếng khóc nức nở của bệnh nhân nên lập tức vào kiểm tra thì thấy một cô đang khóc. Cô kể với em là người nhà gọi điện nói con cô mất vì COVID được 1 tuần rồi nhưng không cho cô biết để cô tập trung trị bệnh, lúc đó em cảm thấy rất buồn, chỉ biết an ủi và động viên cô. Em cảm thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết trong dịch bệnh thật sự rất mong manh, điều này cũng giúp em quyết tâm hơn để cùng bệnh nhân chống lại COVID-19”, Phú chia sẻ.
Quang Phú cho biết, lúc đầu, gia đình phản đối không cho Phú tham gia vì lúc đó chưa phổ biến việc tiêm vaccine. Sau nhiều lần thuyết phục gia đình và trình bày việc sẽ được hỗ trợ tiêm vaccine thì gia đình đã cho phép chàng sinh viên này tham gia chống dịch.
“Dù là sinh viên năm cuối nhưng do bùng dịch không được đi thực tập nhiều nên em vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Em phải mặc đồ bảo hộ kín đeo và 2 lớp khẩu trang, chăm sóc bệnh nhân 8 tiếng theo ca nên dẫn tới ngộp, mau đuối sức. Nhưng về sau quen dần thì cảm giác đó không còn nữa. Việc tham gia chống COVID là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của em vì giúp em làm quen với các anh chị bác sĩ, điều dưỡng từ các khoa khác nhau, từ các vùng miền khác nhau. Được đóng vai trò giống như một điều dưỡng thực thụ cũng như được các anh chị hướng dẫn rất tận tình và dạy cho em thêm những bài học, kinh nghiệm khi làm việc trên thực tế”, Quang Phú chia sẻ.
Còn Trương Nhựt Thanh, sinh viên năm 4 ngành Điều dưỡng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, em tham gia công tác chống dịch vào thời điểm tháng 9 và được phân công vào khoa ICU 4A Bệnh viện Hồi sức COVID-19, TP Thủ Đức.
“Em trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đa phần là bệnh nhân thở máy. Em gặp khó khăn trong việc mặc đồ bảo hộ từ những ngày đầu vì chưa quen nên em thiếu oxy và hay gặp những dấu hiệu như chóng mặt, mất nước. Việc em phải học và nhớ thêm nhiều những kiến thức và kỹ thuật mới khiến em cảm thấy áp lực vì là trực tiếp trên bệnh nhân nên em phải có cố gắng và có trách nhiệm hơn”, Nhựt Thanh nói.
Nhựt Thanh kể, bạn đã phải thuyết phục gia đình suốt một tháng để được tham gia chống dịch. Tại đây, bạn có thêm những người bạn, những người anh em coi nhau như một gia đình và luôn hỗ trợ, giúp đỡ trong cuộc sống và công việc.
“Việc em tham gia chống dịch là bước khởi đầu cho ngành nghề của em vì em được trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân như một người nhân viên y tế thực thụ được học hỏi được hướng dẫn tích lũy thêm nhiều kiến thức, cũng như là hành trang để em có thể tự tin vào công việc của em sau này. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 không ngừng tăng và có nhiều biến thể mới, gây nguy hiểm cho người lớn tuổi và có bệnh nền hoặc trẻ em nếu không có đủ sức đề kháng, mỗi người cần nâng cao ý thức của mình vì nếu chủ quan chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho bản thân và cho những người chúng ta yêu thương”, Nhựt Thanh nói.
Nguồn: SKĐS