HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Số ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam gia tăng: Vì sao?

Admin by Admin
in Tin tức
0
Số ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam gia tăng: Vì sao?
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các biến thể của SARS-CoV-2 làm 2 nhóm là biến thể đáng quan tâm và biến thể đáng quan ngại, trong đó chủ yếu là biến thể quan ngại.

 

GS.TS Phan Trọng Lân    

Hiện nay, các biến thể đáng quan ngại đã ghi nhận: biến thể alpha (B.1.1.7-phát hiện ở Anh) đã được ghi nhận ở 170 quốc gia; biến thể beta (B.1.351-ở Nam Phi) đã được ghi nhận ở 119 quốc gia; biến thể gama (P.1-ở Brazil) đã được ghi nhận ở 71 quốc gia và biến thể delta (B.1.617 –ở Ấn Độ) đã được ghi nhận ở 85 quốc gia.

Viện trưởng Phan Trọng Lân cho biết theo WHO, các biến thể với lợi thế thích nghi sẽ dần dần thay thế các biến thể cũ theo thời gian.

Còn biến thể đáng quan ngại là những biến thể được khẳng định có liên quan đến gia tăng đáng kể khả năng lây lan; làm thay đổi đáng kể tình hình dịch tễ COVID-19 một cách tiêu cực; tăng độc lực virus/làm nặng lên biểu hiện lâm sàng; giảm hiệu quả các biện pháp y tế công cộng; hay giảm hiệu quả của các vắc xin, xét nghiệm chẩn đoán và liệu pháp điều trị hiện hành…

“Theo đó, biến thể delta được xem xét là có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin”- GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Biến thể Delta có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%

Thông tin thêm, Viện trưởng Phan Trọng Lân cho hay: Mức độ lây lan của các biến thể có sự khác nhau. Qua nghiên cứu cho thấy rằng biến thể alpha có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 70% so với các biến thể cũ, nghĩa là một người đã mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2 đến 4 người khác, với chủng biến thể alpha có thể lây cho đến 7 người khác.

Biến thể Delta (B.1.167.2) dễ lây nhiễm hơn biến thể Alpha (B.1.1.7), và ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn từ 40-60%

Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các ca nhiễm biến thể Delta cao hơn so ca nhiễm biến thể Alpha;

Một nghiên cứu cho thấy biến thể Delta có liên quan đến giá trị Ct (chu kỳ ngưỡng) trong xét nghiệm, thấp hơn đáng kể, tức là lượng RNA vi rút cao và thời gian duy trì giá trị Ct (≤30) thấp lâu hơn (thời gian trung bình là 18 ngày), nghĩa là ca mắc biến thể này có thể lây nhiễm mạnh hơn và lâu hơn.

“Hiện chưa chắc chắn biến thể Delta gây bệnh cảnh nặng hơn”- GS.TS Phan Trọng Lân thông tin và cho biết. Tuy nhiên khi số mắc tăng cao, cũng như quá tải hệ thống y tế thì có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn.

Khu vực phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm

Trước câu hỏi biến thể này có phải nguyên nhân dẫn đến tình trạng lây lan nhanh các ca bệnh tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam? GS.TS Phan Trọng Lân cho hay, để đánh giá tình trạng lây lan của bệnh dịch dựa trên 3 yếu tố: virus gây bệnh, yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống.

Về virus, như đã nói ở trên, chủng Delta có khả năng lây lan nhanh hơn so với  chủng vi rút ban đầu. Tại khu vực phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm.
Ví như: BN7488 tiếp xúc với BN7445 lúc trưa ngày 25/5, nhưng chỉ 32 tiếng sau- đến tối ngày 26/5, bệnh nhân đã có triệu chứng hô hấp (Chuỗi trong gia đình ở Long An).

Hay trường hợp BN7539 (Đồng Tháp) tiếp xúc với BN7083 (tại Tiền Giang) lúc 18g ngày 29/5, nhưng chỉ sau 38 tiếng – đến 8g sáng ngày 31/5, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này đã dương tính.

Ngoài ra chúng ta cũng cần nhìn nhận, vấn đề không chỉ do các biến thể siêu lây nhiễm mà chủ yếu còn do các hành vi có nguy cơ lây nhiễm cao, như ở các “bữa tiệc, sự kiện siêu lây nhiễm”.

Các chuỗi lây truyền tại khu vực phía Nam hiện nay ghi nhận chủ yếu tại các hộ gia đình, nơi ăn uống chung, văn phòng cao ốc. Gần đây có thêm lây lan trong hàng xóm, nhà máy, xí nghiệp, các khu vực chợ đông người.

 “Đây đều là nơi diễn ra các hành vi nguy cơ cao, như: giao lưu đi lại nhiều, tụ tập đông người; ở lại lâu trong các môi trường, không gian kín, kém thông khí, nói to, nói trong khoảng thời gian dài…là hành vi làm gia tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2”- GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ này. Để kiểm soát tình hình và hạn chế lây lan, người dân TP Hồ Chí Minh và các địa phương có nguy cơ đang thực biện pháp phòng chống dịch như: Thực hiện nghiêm quy tắc 5K: Đeo Khẩu trang – Khử khuẩn – Giữ Khoảng cách an toàn – Không tập trung – Khai báo y tế thì cho dù là biến thể nào của SARS-CoV-2 cũng khó có khả năng lây lan.

tiem chung tphcm 28

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Điều quan trọng nữa là từng bước nâng cao miễn dịch cộng đồng bằng cách tăng độ bao phủ vắc xin, như các chiến dịch tiêm chủng thần tốc đang được thực hiện. Việc tiêm chủng sớm và đủ liều sẽ giúp có được miễn dịch đầy đủ, bảo vệ bản thân cũng như góp phần tạo miễn dịch cộng đồng, cũng như những người có chống chỉ định tiêm chủng.

“Với các biện pháp tổng thể như trên kết hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ việc triển khai thì có thể sẽ kiểm soát các chuỗi lây truyền trong cộng đồng”- GS.TS Phan Trọng Lân cho hay./.

Nguồn:Suckhoedoisong.vn 

 

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các biến thể của SARS-CoV-2 làm 2 nhóm là biến thể đáng quan tâm và biến thể đáng quan ngại, trong đó chủ yếu là biến thể quan ngại.

 

GS.TS Phan Trọng Lân    

Hiện nay, các biến thể đáng quan ngại đã ghi nhận: biến thể alpha (B.1.1.7-phát hiện ở Anh) đã được ghi nhận ở 170 quốc gia; biến thể beta (B.1.351-ở Nam Phi) đã được ghi nhận ở 119 quốc gia; biến thể gama (P.1-ở Brazil) đã được ghi nhận ở 71 quốc gia và biến thể delta (B.1.617 –ở Ấn Độ) đã được ghi nhận ở 85 quốc gia.

Viện trưởng Phan Trọng Lân cho biết theo WHO, các biến thể với lợi thế thích nghi sẽ dần dần thay thế các biến thể cũ theo thời gian.

Còn biến thể đáng quan ngại là những biến thể được khẳng định có liên quan đến gia tăng đáng kể khả năng lây lan; làm thay đổi đáng kể tình hình dịch tễ COVID-19 một cách tiêu cực; tăng độc lực virus/làm nặng lên biểu hiện lâm sàng; giảm hiệu quả các biện pháp y tế công cộng; hay giảm hiệu quả của các vắc xin, xét nghiệm chẩn đoán và liệu pháp điều trị hiện hành…

“Theo đó, biến thể delta được xem xét là có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin”- GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Biến thể Delta có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%

Thông tin thêm, Viện trưởng Phan Trọng Lân cho hay: Mức độ lây lan của các biến thể có sự khác nhau. Qua nghiên cứu cho thấy rằng biến thể alpha có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 70% so với các biến thể cũ, nghĩa là một người đã mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2 đến 4 người khác, với chủng biến thể alpha có thể lây cho đến 7 người khác.

Biến thể Delta (B.1.167.2) dễ lây nhiễm hơn biến thể Alpha (B.1.1.7), và ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn từ 40-60%

Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các ca nhiễm biến thể Delta cao hơn so ca nhiễm biến thể Alpha;

Một nghiên cứu cho thấy biến thể Delta có liên quan đến giá trị Ct (chu kỳ ngưỡng) trong xét nghiệm, thấp hơn đáng kể, tức là lượng RNA vi rút cao và thời gian duy trì giá trị Ct (≤30) thấp lâu hơn (thời gian trung bình là 18 ngày), nghĩa là ca mắc biến thể này có thể lây nhiễm mạnh hơn và lâu hơn.

“Hiện chưa chắc chắn biến thể Delta gây bệnh cảnh nặng hơn”- GS.TS Phan Trọng Lân thông tin và cho biết. Tuy nhiên khi số mắc tăng cao, cũng như quá tải hệ thống y tế thì có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn.

Khu vực phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm

Trước câu hỏi biến thể này có phải nguyên nhân dẫn đến tình trạng lây lan nhanh các ca bệnh tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam? GS.TS Phan Trọng Lân cho hay, để đánh giá tình trạng lây lan của bệnh dịch dựa trên 3 yếu tố: virus gây bệnh, yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống.

Về virus, như đã nói ở trên, chủng Delta có khả năng lây lan nhanh hơn so với  chủng vi rút ban đầu. Tại khu vực phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm.
Ví như: BN7488 tiếp xúc với BN7445 lúc trưa ngày 25/5, nhưng chỉ 32 tiếng sau- đến tối ngày 26/5, bệnh nhân đã có triệu chứng hô hấp (Chuỗi trong gia đình ở Long An).

Hay trường hợp BN7539 (Đồng Tháp) tiếp xúc với BN7083 (tại Tiền Giang) lúc 18g ngày 29/5, nhưng chỉ sau 38 tiếng – đến 8g sáng ngày 31/5, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này đã dương tính.

Ngoài ra chúng ta cũng cần nhìn nhận, vấn đề không chỉ do các biến thể siêu lây nhiễm mà chủ yếu còn do các hành vi có nguy cơ lây nhiễm cao, như ở các “bữa tiệc, sự kiện siêu lây nhiễm”.

Các chuỗi lây truyền tại khu vực phía Nam hiện nay ghi nhận chủ yếu tại các hộ gia đình, nơi ăn uống chung, văn phòng cao ốc. Gần đây có thêm lây lan trong hàng xóm, nhà máy, xí nghiệp, các khu vực chợ đông người.

 “Đây đều là nơi diễn ra các hành vi nguy cơ cao, như: giao lưu đi lại nhiều, tụ tập đông người; ở lại lâu trong các môi trường, không gian kín, kém thông khí, nói to, nói trong khoảng thời gian dài…là hành vi làm gia tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2”- GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ này. Để kiểm soát tình hình và hạn chế lây lan, người dân TP Hồ Chí Minh và các địa phương có nguy cơ đang thực biện pháp phòng chống dịch như: Thực hiện nghiêm quy tắc 5K: Đeo Khẩu trang – Khử khuẩn – Giữ Khoảng cách an toàn – Không tập trung – Khai báo y tế thì cho dù là biến thể nào của SARS-CoV-2 cũng khó có khả năng lây lan.

tiem chung tphcm 28

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Điều quan trọng nữa là từng bước nâng cao miễn dịch cộng đồng bằng cách tăng độ bao phủ vắc xin, như các chiến dịch tiêm chủng thần tốc đang được thực hiện. Việc tiêm chủng sớm và đủ liều sẽ giúp có được miễn dịch đầy đủ, bảo vệ bản thân cũng như góp phần tạo miễn dịch cộng đồng, cũng như những người có chống chỉ định tiêm chủng.

“Với các biện pháp tổng thể như trên kết hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ việc triển khai thì có thể sẽ kiểm soát các chuỗi lây truyền trong cộng đồng”- GS.TS Phan Trọng Lân cho hay./.

Nguồn:Suckhoedoisong.vn 

 
Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post
Diễn biến dịch ngày 28/6: Gần 3,4 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm chủng.

Diễn biến dịch ngày 28/6: Gần 3,4 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm chủng.

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

WHO thêm hai biến thể phụ mới của Omicron vào danh sách cần theo dõi

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội bác bỏ tin ‘đề xuất học sinh đi học từ 25/10’

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội bác bỏ tin ‘đề xuất học sinh đi học từ 25/10’

Chuyên gia tâm lý cùng y tế tư nhân trấn an người nhiễm COVID-19

Chuyên gia tâm lý cùng y tế tư nhân trấn an người nhiễm COVID-19

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?