Ngày 23/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, hiện tỉnh này đã ghi nhận 3.106 ca sốt xuất huyết tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố.
Theo đó, số ca mắc sốt xuất huyết tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Lệ Thủy (1. 019 ca), huyện Bố Trạch (643 ca), huyện Quảng Ninh (477 ca), TP. Đồng Hới (375 ca), Quảng Trạch (275 ca), TX. Ba Đồn (237 ca); 2 huyện có số ca mắc mới thấp hơn các địa phương trong tỉnh là Tuyên Hóa (56 ca) và Minh Hóa (24 ca). Theo đánh giá, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, trong vòng 10 ngày trở lại đây, số ca mắc mới gia tăng nhanh (gần 1.000 ca. Số bệnh nhân trong tỉnh mắc mới trung bình mỗi ngày từ 60 – 70 người. Đến thời điểm hiện tại tuy chưa có trường tử vong do sốt xuất huyết nhưng đã có một số bệnh nhân chuyển biến nặng phải chuyển tuyến trên.
Hiện dịch sốt xuất huyết tại các địa phương vẫn diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát cao, nhất là ở các địa bàn Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh và TP. Đồng Hới.
Để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong đó giao Sở Y tế theo dõi sát tình hình dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác, kịp thời tham mưu cho tỉnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm chủ động, kịp thời, giúp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời, tăng cường đào tạo, tập huấn, chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực giám sát, chẩn đoán, điều trị; giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch; đẩy mạnh giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị hiệu quả các ca bệnh, tránh lây nhiễm chéo, hạn chế thấp nhất tử vong.
Đặc biệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế cho công tác khám chữa bệnh và phòng, chống dịch.
Nguồn: SKĐS
Ngày 23/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, hiện tỉnh này đã ghi nhận 3.106 ca sốt xuất huyết tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố.
Theo đó, số ca mắc sốt xuất huyết tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Lệ Thủy (1. 019 ca), huyện Bố Trạch (643 ca), huyện Quảng Ninh (477 ca), TP. Đồng Hới (375 ca), Quảng Trạch (275 ca), TX. Ba Đồn (237 ca); 2 huyện có số ca mắc mới thấp hơn các địa phương trong tỉnh là Tuyên Hóa (56 ca) và Minh Hóa (24 ca). Theo đánh giá, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, trong vòng 10 ngày trở lại đây, số ca mắc mới gia tăng nhanh (gần 1.000 ca. Số bệnh nhân trong tỉnh mắc mới trung bình mỗi ngày từ 60 – 70 người. Đến thời điểm hiện tại tuy chưa có trường tử vong do sốt xuất huyết nhưng đã có một số bệnh nhân chuyển biến nặng phải chuyển tuyến trên.
Hiện dịch sốt xuất huyết tại các địa phương vẫn diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát cao, nhất là ở các địa bàn Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh và TP. Đồng Hới.
Để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong đó giao Sở Y tế theo dõi sát tình hình dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác, kịp thời tham mưu cho tỉnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm chủ động, kịp thời, giúp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời, tăng cường đào tạo, tập huấn, chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực giám sát, chẩn đoán, điều trị; giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch; đẩy mạnh giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị hiệu quả các ca bệnh, tránh lây nhiễm chéo, hạn chế thấp nhất tử vong.
Đặc biệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế cho công tác khám chữa bệnh và phòng, chống dịch.
Nguồn: SKĐS