Cụ thể, thực hiện Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 9/8/2022 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo CDC Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các bệnh viện trong và ngoài công lập tập trung vào tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của tiêm chủng, hiệu quả và sự cần thiết của tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bằng những thông tin khoa học, thuyết phục, tập trung vào tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, các mũi tiếp theo cho người từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC tăng tốc tiêm vaccine cho trẻ em.
Bên cạnh đó, Sở Y tế thành phố cũng đề nghị CDC Hà Nội tham mưu tổ chức phát động chiến dịch “Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi”; theo dõi tiến độ, tăng cường giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, CDC Hà Nội tham mưu Sở Y tế việc tiếp nhận, phân bổ, điều chuyển vaccine phòng COVID-19 đảm bảo sát thực tiễn, kịp thời, hiệu quả.
Đối với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó chú trọng an toàn tiêm chủng, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế, thành phố. Bố trí địa điểm tiêm lưu động và cố định để đáp ứng tiến độ tiêm chủng.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện trong và ngoài công lập bố trí đội cấp cứu, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ số thuốc cấp cứu, dự phòng giường cấp cứu để hỗ trợ các điểm tiêm chủng, xử trí kịp thời và chuyển tuyến điều trị (khi cần thiết) các trường hợp phản ứng sau tiêm. Đồng thời, phối hợp với các Trung tâm Y tế trên địa bàn tổ chức điểm tiêm cho các đối tượng thận trọng tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Cụ thể, thực hiện Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 9/8/2022 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo CDC Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các bệnh viện trong và ngoài công lập tập trung vào tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của tiêm chủng, hiệu quả và sự cần thiết của tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bằng những thông tin khoa học, thuyết phục, tập trung vào tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, các mũi tiếp theo cho người từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC tăng tốc tiêm vaccine cho trẻ em.
Bên cạnh đó, Sở Y tế thành phố cũng đề nghị CDC Hà Nội tham mưu tổ chức phát động chiến dịch “Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi”; theo dõi tiến độ, tăng cường giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022, hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, CDC Hà Nội tham mưu Sở Y tế việc tiếp nhận, phân bổ, điều chuyển vaccine phòng COVID-19 đảm bảo sát thực tiễn, kịp thời, hiệu quả.
Đối với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó chú trọng an toàn tiêm chủng, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế, thành phố. Bố trí địa điểm tiêm lưu động và cố định để đáp ứng tiến độ tiêm chủng.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện trong và ngoài công lập bố trí đội cấp cứu, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ số thuốc cấp cứu, dự phòng giường cấp cứu để hỗ trợ các điểm tiêm chủng, xử trí kịp thời và chuyển tuyến điều trị (khi cần thiết) các trường hợp phản ứng sau tiêm. Đồng thời, phối hợp với các Trung tâm Y tế trên địa bàn tổ chức điểm tiêm cho các đối tượng thận trọng tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn