Tối 29/10, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng đã trả lời nhiều câu hỏi, thắc mắc của người dân Thành phố xung quanh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Ông Hưng cho biết, trong những ngày đầu tiên việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em đã được thực hiện tốt, các trường hợp trẻ đến tiêm vui vẻ và phấn khởi. Với những trẻ đang đi học sẽ tổ chức các điểm tiêm tại trường học; còn với trẻ không đi học sẽ tiến hành tiêm trong cộng đồng (trạm y tế, bệnh viện quận, huyện…); riêng trẻ có bệnh nền sẽ được tiêm tại các điểm tiêm ở bệnh viện.
Ngoài ra, Thành phố còn triển khai tiêm vaccine cho trẻ tạm trú trên địa bàn, trẻ đang điều trị tại bệnh viện có chuyên khoa nhi, kể cả những trẻ ở tỉnh về TP.HCM điều trị nếu trong quá trình thăm khám, điều trị, đủ điều kiện vẫn được các bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định tiêm.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM giải đáp thắc mắc về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em – Ảnh 2.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại TP.HCM. (Ảnh: HCDC).
Theo ông Hưng, khi trẻ đến điểm tiêm, các điểm tiêm sẽ có đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc để xác định trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng không. Nếu trẻ đủ điều kiện để tiêm có thể được tiêm tại điểm tiêm; trong trường hợp có thể tiêm được nhưng phải hoãn tiêm (đang mắc bệnh cấp tính, giai đoạn cấp bệnh mạn tính), trẻ có thể tiêm ở giai đoạn sau.
Đối với trường hợp thận trọng là những trường hợp có thể tiêm nhưng nên được tiêm tại các bệnh viện để đảm bảo an toàn thì điểm tiêm sẽ có giấy chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.
Phụ huynh cần chú ý khi đưa trẻ đi tiêm cần thực hiện tốt việc giữ khoảng cách, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
Về quan sát, chăm sóc, theo dõi sau tiêm, Phó Giám đốc Sở Y tế tư vấn, trẻ sau tiêm nên có chế độ dinh dưỡng bình thường, uống nhiều nước. Các phản ứng có thể xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì rất thấp nhưng một số phản ứng thường gặp như sốt, đau chỗ tiêm… phụ huynh cũng cần lưu ý.
Với một số triệu chứng thường gặp như đau đầu, đau cơ, đau khớp, sốt (thường sốt nhẹ, sốt vừa, hiếm trường hợp sốt cao) cần có những xử lý phù hợp theo các lưu ý, hướng dẫn đã được nhân viên y tế dặn dò ngay tại điểm tiêm. Khi thấy các triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Ông Hưng cũng khuyến cáo, ngoài việc theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm, phụ huynh cần theo dõi các cháu trong vòng 28 ngày, đặc biệt là trong 7 ngày đầu – nhất là 3 ngày đầu tiên sau tiêm phải quan sát, theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ, khi có bất kỳ biểu hiện nào cần được phát hiện ngay…
Được biết, tổng số trẻ tại TP. HCM đã được tiêm vaccine phòng COVID -19 từ đầu chiến dịch đến nay là 86.324 trẻ, bao gồm 79.788 trẻ từ 16-17 tuổi; 6.536 trẻ từ 12-15 tuổi.
TP.HCM đã ghi nhận 4 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, tất cả đều được xử lý kịp thời và ổn định.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tối 29/10, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng đã trả lời nhiều câu hỏi, thắc mắc của người dân Thành phố xung quanh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Ông Hưng cho biết, trong những ngày đầu tiên việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em đã được thực hiện tốt, các trường hợp trẻ đến tiêm vui vẻ và phấn khởi. Với những trẻ đang đi học sẽ tổ chức các điểm tiêm tại trường học; còn với trẻ không đi học sẽ tiến hành tiêm trong cộng đồng (trạm y tế, bệnh viện quận, huyện…); riêng trẻ có bệnh nền sẽ được tiêm tại các điểm tiêm ở bệnh viện.
Ngoài ra, Thành phố còn triển khai tiêm vaccine cho trẻ tạm trú trên địa bàn, trẻ đang điều trị tại bệnh viện có chuyên khoa nhi, kể cả những trẻ ở tỉnh về TP.HCM điều trị nếu trong quá trình thăm khám, điều trị, đủ điều kiện vẫn được các bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định tiêm.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM giải đáp thắc mắc về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em – Ảnh 2.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại TP.HCM. (Ảnh: HCDC).
Theo ông Hưng, khi trẻ đến điểm tiêm, các điểm tiêm sẽ có đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc để xác định trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng không. Nếu trẻ đủ điều kiện để tiêm có thể được tiêm tại điểm tiêm; trong trường hợp có thể tiêm được nhưng phải hoãn tiêm (đang mắc bệnh cấp tính, giai đoạn cấp bệnh mạn tính), trẻ có thể tiêm ở giai đoạn sau.
Đối với trường hợp thận trọng là những trường hợp có thể tiêm nhưng nên được tiêm tại các bệnh viện để đảm bảo an toàn thì điểm tiêm sẽ có giấy chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.
Phụ huynh cần chú ý khi đưa trẻ đi tiêm cần thực hiện tốt việc giữ khoảng cách, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
Về quan sát, chăm sóc, theo dõi sau tiêm, Phó Giám đốc Sở Y tế tư vấn, trẻ sau tiêm nên có chế độ dinh dưỡng bình thường, uống nhiều nước. Các phản ứng có thể xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì rất thấp nhưng một số phản ứng thường gặp như sốt, đau chỗ tiêm… phụ huynh cũng cần lưu ý.
Với một số triệu chứng thường gặp như đau đầu, đau cơ, đau khớp, sốt (thường sốt nhẹ, sốt vừa, hiếm trường hợp sốt cao) cần có những xử lý phù hợp theo các lưu ý, hướng dẫn đã được nhân viên y tế dặn dò ngay tại điểm tiêm. Khi thấy các triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Ông Hưng cũng khuyến cáo, ngoài việc theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm, phụ huynh cần theo dõi các cháu trong vòng 28 ngày, đặc biệt là trong 7 ngày đầu – nhất là 3 ngày đầu tiên sau tiêm phải quan sát, theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ, khi có bất kỳ biểu hiện nào cần được phát hiện ngay…
Được biết, tổng số trẻ tại TP. HCM đã được tiêm vaccine phòng COVID -19 từ đầu chiến dịch đến nay là 86.324 trẻ, bao gồm 79.788 trẻ từ 16-17 tuổi; 6.536 trẻ từ 12-15 tuổi.
TP.HCM đã ghi nhận 4 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, tất cả đều được xử lý kịp thời và ổn định.
Nguồn: suckhoedoisong.vn