HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

Tăng cường tầm soát, chặn dịch bên trong

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

 

(Chinhphu.vn) – Chúng ta đã bước sang giai đoạn 2 nên phải thay đổi chiến lược ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Cùng với việc ngăn chặn quyết liệt nguồn dịch từ bên ngoài xâm nhập vào, trong nước phải khẩn trương triển khai các giải pháp tầm soát, sàng lọc tất cả các đối tượng nghi nhiễm, có nguy cơ… phát hiện sớm ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) thảo luận nhiều giải pháp để chặn dịch trong nước. Ảnh: VGP

 

Tại cuộc họp sáng 20/3/2020, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) thống nhất nhận định, trong giai đoạn 1 chúng ta đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Bước sang giai đoạn 2, đại dịch đã lây lan ra toàn cầu đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chiến lược ngăn chặn dịch.

Mặc dù đã sớm dự báo được nguy cơ dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, song vì nhiều yếu tố, chúng ta không thể ngay lập tức “đóng cửa”. Vì vậy, bên cạnh việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập, chúng ta không được quên nguy cơ lây nhiễm rất lớn từ hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh vào Việt Nam (từ ngày 01/3/2020 đến nay), trong đó rất nhiều người đến từ vùng có dịch. Do vậy, chúng ta cần triển khai các biện pháp ứng phó quyết liệt.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng bên cạnh việc cách ly triệt để tất cả công dân Việt Nam, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, ở trong nước cũng phải khẩn trương tiến hành tầm soát, sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm phát hiện ca bệnh, cách ly, điều trị. 

Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Y tế, lực lượng quân y khẩn trương xây dựng phương án, mua sắm vật tư, thiết bị máy móc, tập huấn… để triển khai các phòng thí nghiệm lưu động sớm nhất có thể; tiếp nhận và áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau, huy động tổng lực hệ thống xét nghiệm để cơ bản tầm soát, sàng lọc tất cả các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm hiện nay.

Ngành Y tế và cả hệ thống phải vào cuộc khẩn trương, quyết liệt vận động nhân dân khai báo y tế tự nguyện; “rà từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm được tình trạng sức khoẻ của từng người dân, phân nhóm các trường hợp đã tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về, người cao tuổi, người yếu thế, người có bệnh nền, người có nguy cơ nhiễm bệnh cao… từ đó hình thành lưới sàng lọc, có biện pháp hỗ trợ y tế kịp thời với những người có nguy cơ cao tại cộng đồng; triển khai các ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đối với một số bệnh thông thường.

Về công tác tổ chức tiếp nhận và cách ly, Ban Chỉ đạo đã thảo luận và cho rằng cần tiếp tục giao quân đội chủ trì công tác cách ly tập trung, đồng thời lưu ý thực hiện nghiêm túc tuyệt đối kỷ luật quân đội trong các khu cách ly, tập huấn kỹ hơn nữa cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ, không được có bất kỳ tâm lý chủ quan, tư tưởng xem nhẹ. Mọi người Việt Nam khi về nước đều phải cách ly theo quy định, không được bỏ sót bất kỳ trường hợp nào.

Đồng thời, các địa phương chuẩn bị các khách sạn, cơ sở lưu trú để tổ chức cách ly có thu phí đối với người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, các chuyên gia làm việc tại các dự án quan trọng theo yêu cầu của Việt Nam. Đối với người Việt Nam về nước, nhà nước bảo đảm các điều kiện để công dân thực hiện cách ly tập trung theo quy định.

Các ý kiến cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng bàn giao các ký túc xá sinh viên cho quân đội quản lý để sẵn sàng cơ sở vật chất phục vụ cách ly;…

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y đề nghị phân vùng hạ cánh các chuyến bay hợp lý để tránh quá tải, gây áp lực ở nơi tiếp nhận. Bộ Quốc phòng cũng sẽ kiểm tra, chấn chỉnh những điểm chưa hợp lý, siết chặt kỷ luật quân đội để bảo đảm thực hiện cách ly an toàn theo quy định;…

Cũng tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo cũng thảo luận các nội dung liên quan đến bảo đảm máy móc, trang thiết bị bảo hộ, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch; quản lý đường biên giới phía Tây Nam; phối hợp hiệp đồng trong việc tiếp nhận công dân về nước, tổ chức cách ly…

Ảnh: VGP

 

* Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, tính đến 17h ngày 19/3/2020, tại Việt Nam đã ghi nhận 86 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 16 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện trong giai đoạn 1, hiện còn 70 trường hợp đang được điều trị.

Việt Nam cũng đã thực hiện tổng số 15.009 mẫu xét nghiệm. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ (cách ly) là 38.081 người, trong đó có 7.316 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 2.241 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 28.524 người cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Về tình hình các trường hợp mắc bệnh đang điều trị: 70 bệnh nhân (46 người Việt Nam, 24 người nước ngoài) đang được điều trị tại 12 cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó có 2 bệnh nhân tình trạng nặng đang được điều trị tích cực và 07 bệnh nhân có tiến triển nặng lên, các trường hợp còn lại sức khoẻ ổn định.

Trên thế giới, dịch bệnh đã lây lan ra 179 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến 7h ngày 20/3, đã ghi nhận 224.973 người mắc, 8.988 người tử vong. Lần đầu tiên, Trung Quốc đại lục báo cáo không có trường hợp nhiễm mới tại địa phương kể từ khi đại dịch bắt đầu (34 trường hợp nhiễm mới ngày 18/3 nhưng đều từ người ngoài vào). Trung Quốc đại lục và Hongkong cũng đang chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm thứ 2, khi số lượng người trở về từ nước ngoài có nguy cơ mang theo virus SARS-CoV-2.

Tình hình dịch bệnh tại châu Âu đang diễn biến rất phức tạp. Trong đó, Italy đã trở thành quốc gia có nhiều người tử vong nhất vì COVID-19 với 41.035 người mắc, 3.405 người tử vong; Tây Ban Nha 18.077 người mắc, 831 người tử vong; Đức 15.320 người mắc, 44 người tử vong; Pháp 10.995 người mắc, 372 người tử vong; Thuỵ Sỹ 4.222 người mắc, 43 người tử vong, Hà Lan 2.460 người mắc, 76 người tử vong,…

Bên ngoài châu Âu, Iran đã ghi nhận 18.407 người mắc, 1.284 người tử vong; Hoa Kỳ đã ghi nhận 13.795 người mắc, 207 người tử vong; Brazil ghi nhận 635 trường hợp mắc, 4 người tử vong;…

Tại Đông Nam Á, Malaysia đã ghi nhận 900 trường hợp mắc, 2 người tử vong; Singapore ghi nhận 345 trường hợp mắc, chưa có người tử vong; Indonesia ghi nhận 308 người mắc, 25 người tử vong;… Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã ban hành văn bản khẩn yêu cầu tạm thời đóng cửa tất cả các trường học ở mọi cấp học, cả công lập và tư nhân trên toàn quốc.

Đáng chú ý, ngày 18/3, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu đã thừa nhận châu Âu ban đầu đã đánh giá sai mức độ nguy hiểm của COVID-19. Liên minh châu Âu đã ra lệnh đóng cửa biên giới trong 30 ngày, với nhiều quốc gia trong liên minh đóng cửa biên giới quốc gia.

Nhiều quận và thành phố của Hoa Kỳ đã ban lệnh “trú ẩn tại chỗ” với toàn người dân. Australia và New Zealand ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài. Lần đầu tiên trong lịch sử, Australia đã nâng mức cảnh báo du lịch lên mức cao nhất là “báo động đỏ”./.

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

 

(Chinhphu.vn) – Chúng ta đã bước sang giai đoạn 2 nên phải thay đổi chiến lược ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Cùng với việc ngăn chặn quyết liệt nguồn dịch từ bên ngoài xâm nhập vào, trong nước phải khẩn trương triển khai các giải pháp tầm soát, sàng lọc tất cả các đối tượng nghi nhiễm, có nguy cơ… phát hiện sớm ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) thảo luận nhiều giải pháp để chặn dịch trong nước. Ảnh: VGP

 

Tại cuộc họp sáng 20/3/2020, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) thống nhất nhận định, trong giai đoạn 1 chúng ta đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Bước sang giai đoạn 2, đại dịch đã lây lan ra toàn cầu đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chiến lược ngăn chặn dịch.

Mặc dù đã sớm dự báo được nguy cơ dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, song vì nhiều yếu tố, chúng ta không thể ngay lập tức “đóng cửa”. Vì vậy, bên cạnh việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập, chúng ta không được quên nguy cơ lây nhiễm rất lớn từ hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh vào Việt Nam (từ ngày 01/3/2020 đến nay), trong đó rất nhiều người đến từ vùng có dịch. Do vậy, chúng ta cần triển khai các biện pháp ứng phó quyết liệt.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng bên cạnh việc cách ly triệt để tất cả công dân Việt Nam, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, ở trong nước cũng phải khẩn trương tiến hành tầm soát, sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm phát hiện ca bệnh, cách ly, điều trị. 

Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Y tế, lực lượng quân y khẩn trương xây dựng phương án, mua sắm vật tư, thiết bị máy móc, tập huấn… để triển khai các phòng thí nghiệm lưu động sớm nhất có thể; tiếp nhận và áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau, huy động tổng lực hệ thống xét nghiệm để cơ bản tầm soát, sàng lọc tất cả các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm hiện nay.

Ngành Y tế và cả hệ thống phải vào cuộc khẩn trương, quyết liệt vận động nhân dân khai báo y tế tự nguyện; “rà từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm được tình trạng sức khoẻ của từng người dân, phân nhóm các trường hợp đã tiếp xúc với người từ vùng dịch trở về, người cao tuổi, người yếu thế, người có bệnh nền, người có nguy cơ nhiễm bệnh cao… từ đó hình thành lưới sàng lọc, có biện pháp hỗ trợ y tế kịp thời với những người có nguy cơ cao tại cộng đồng; triển khai các ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đối với một số bệnh thông thường.

Về công tác tổ chức tiếp nhận và cách ly, Ban Chỉ đạo đã thảo luận và cho rằng cần tiếp tục giao quân đội chủ trì công tác cách ly tập trung, đồng thời lưu ý thực hiện nghiêm túc tuyệt đối kỷ luật quân đội trong các khu cách ly, tập huấn kỹ hơn nữa cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ, không được có bất kỳ tâm lý chủ quan, tư tưởng xem nhẹ. Mọi người Việt Nam khi về nước đều phải cách ly theo quy định, không được bỏ sót bất kỳ trường hợp nào.

Đồng thời, các địa phương chuẩn bị các khách sạn, cơ sở lưu trú để tổ chức cách ly có thu phí đối với người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, các chuyên gia làm việc tại các dự án quan trọng theo yêu cầu của Việt Nam. Đối với người Việt Nam về nước, nhà nước bảo đảm các điều kiện để công dân thực hiện cách ly tập trung theo quy định.

Các ý kiến cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng bàn giao các ký túc xá sinh viên cho quân đội quản lý để sẵn sàng cơ sở vật chất phục vụ cách ly;…

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y đề nghị phân vùng hạ cánh các chuyến bay hợp lý để tránh quá tải, gây áp lực ở nơi tiếp nhận. Bộ Quốc phòng cũng sẽ kiểm tra, chấn chỉnh những điểm chưa hợp lý, siết chặt kỷ luật quân đội để bảo đảm thực hiện cách ly an toàn theo quy định;…

Cũng tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo cũng thảo luận các nội dung liên quan đến bảo đảm máy móc, trang thiết bị bảo hộ, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch; quản lý đường biên giới phía Tây Nam; phối hợp hiệp đồng trong việc tiếp nhận công dân về nước, tổ chức cách ly…

Ảnh: VGP

 

* Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, tính đến 17h ngày 19/3/2020, tại Việt Nam đã ghi nhận 86 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 16 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện trong giai đoạn 1, hiện còn 70 trường hợp đang được điều trị.

Việt Nam cũng đã thực hiện tổng số 15.009 mẫu xét nghiệm. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ (cách ly) là 38.081 người, trong đó có 7.316 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 2.241 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 28.524 người cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Về tình hình các trường hợp mắc bệnh đang điều trị: 70 bệnh nhân (46 người Việt Nam, 24 người nước ngoài) đang được điều trị tại 12 cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó có 2 bệnh nhân tình trạng nặng đang được điều trị tích cực và 07 bệnh nhân có tiến triển nặng lên, các trường hợp còn lại sức khoẻ ổn định.

Trên thế giới, dịch bệnh đã lây lan ra 179 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến 7h ngày 20/3, đã ghi nhận 224.973 người mắc, 8.988 người tử vong. Lần đầu tiên, Trung Quốc đại lục báo cáo không có trường hợp nhiễm mới tại địa phương kể từ khi đại dịch bắt đầu (34 trường hợp nhiễm mới ngày 18/3 nhưng đều từ người ngoài vào). Trung Quốc đại lục và Hongkong cũng đang chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm thứ 2, khi số lượng người trở về từ nước ngoài có nguy cơ mang theo virus SARS-CoV-2.

Tình hình dịch bệnh tại châu Âu đang diễn biến rất phức tạp. Trong đó, Italy đã trở thành quốc gia có nhiều người tử vong nhất vì COVID-19 với 41.035 người mắc, 3.405 người tử vong; Tây Ban Nha 18.077 người mắc, 831 người tử vong; Đức 15.320 người mắc, 44 người tử vong; Pháp 10.995 người mắc, 372 người tử vong; Thuỵ Sỹ 4.222 người mắc, 43 người tử vong, Hà Lan 2.460 người mắc, 76 người tử vong,…

Bên ngoài châu Âu, Iran đã ghi nhận 18.407 người mắc, 1.284 người tử vong; Hoa Kỳ đã ghi nhận 13.795 người mắc, 207 người tử vong; Brazil ghi nhận 635 trường hợp mắc, 4 người tử vong;…

Tại Đông Nam Á, Malaysia đã ghi nhận 900 trường hợp mắc, 2 người tử vong; Singapore ghi nhận 345 trường hợp mắc, chưa có người tử vong; Indonesia ghi nhận 308 người mắc, 25 người tử vong;… Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã ban hành văn bản khẩn yêu cầu tạm thời đóng cửa tất cả các trường học ở mọi cấp học, cả công lập và tư nhân trên toàn quốc.

Đáng chú ý, ngày 18/3, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu đã thừa nhận châu Âu ban đầu đã đánh giá sai mức độ nguy hiểm của COVID-19. Liên minh châu Âu đã ra lệnh đóng cửa biên giới trong 30 ngày, với nhiều quốc gia trong liên minh đóng cửa biên giới quốc gia.

Nhiều quận và thành phố của Hoa Kỳ đã ban lệnh “trú ẩn tại chỗ” với toàn người dân. Australia và New Zealand ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài. Lần đầu tiên trong lịch sử, Australia đã nâng mức cảnh báo du lịch lên mức cao nhất là “báo động đỏ”./.

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Phòng ngừa té ngã cho người lớn tuổi

Phòng ngừa té ngã cho người lớn tuổi

Quảng Bình: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên Lào

Quảng Bình: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên Lào

Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp, người dân, khu dân cư phải là ‘pháo đài’ chống dịch bệnh

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?