Dự Lễ khai mạc có Thầy thuốc nhân dân, BS.CKI. Đặng Quốc Việt, chuyên gia Tư vấn Truyền thông của Ban quản lý Dự án ADB2 Bộ Y tế; BS.CKII. Trần Ái, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Giám đốc Dự án ADB2 tỉnh Kon Tum; TS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng và các giảng viên của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cùng 30 học viên của Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, Trạm Y tế, PKĐKKV, Trường Trung cấp y tế tỉnh Kon Tum.
Các học viên tham gia khóa học chụp ảnh lưu niệm
Khoá đào tạo do các giảng viên đến từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên giảng dạy với 23 bài học, được phân bổ trong 07 ngày, các học viên sẽ được truyền đạt, hướng dẫn các nội dung chính về: Quản lý hoạt động Trạm y tế; hướng dẫn xây dựng kế hoạch y tế xã; tổ chức phòng, chống bệnh lạo, bệnh sốt rết, bệnh sốt xuất huyết tại công đồng; quản lý tài chính và trang thiết bị y tế; quản lý và sử dụng thuốc tại Trạm y tế; triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng; sử dụng nguồn nước sạch và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinhnông thôn, miền núi cùng huy động cộng đồng tham gia thực hiện vệ sinh, môi trường; lập kế hoạch và giám sát đánh giá truyền thông, giáo dục sức khỏe tại tuyến xã; chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và định hướng lồng ghép vào các hoạt động của Dự án.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bác sĩ Đặng Quốc Việt nhấn mạnh: để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thiệt thòi khác, góp phần hướng tới đạt các mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và mục tiêu cải thiện sức khoẻ sinh sản của mục tiêu Thiên niên kỷ.Việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế nói chung và nâng cao năng lực về quản lý dịch vụ y tế giám sát và vệ sinh cho Trưởng Trạm y tế, PKĐKKV nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ một cách toàn diện và bền vững. Khoá đào tạo này nhằm giúp các học viên sau khi kết thúc khoá học về lại đơn vị sẽ triển khai tốt các hoạt động trong lĩnh vực phòng bệnh, do đó yêu cầu các học viên tập trung tiếp thu kiến thức, học hỏi các kỹ năng từ giảng viên để khi trở về đơn vị tổ chức tập huấn, hướng dẫn lại cho các cán bộ y tế tuyến xã trên địa bàn và triển khai thực hiện.
Kết thúc khoá đào tạo, các học viên đáp ứng các điều kiện sẽ được Ban quản lý Dự án ADB2 và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cấp chứng nhận đủ điều kiện làm giảng viên để giảng dạy khoá đào tạo quản lý dịch vụ y tế, giám sát và vệ sinh cho Trưởng Trạm y tế, PKĐKKV thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Toàn cảnh khóa học
Dự án ADB2 là Dự án thực hiện theo Hiệp định vay giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh triển khai Dự án, thời gian thực hiện Dự án là 5 năm (từ 2014 – 2019), tổng vốn Dự án là 76,6 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 70 triệu USD, vốn đối ứng là 7,6 triệu USD, tương đương với 137,5 tỷ Việt Nam đồng.
Dự Lễ khai mạc có Thầy thuốc nhân dân, BS.CKI. Đặng Quốc Việt, chuyên gia Tư vấn Truyền thông của Ban quản lý Dự án ADB2 Bộ Y tế; BS.CKII. Trần Ái, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Giám đốc Dự án ADB2 tỉnh Kon Tum; TS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng và các giảng viên của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cùng 30 học viên của Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, Trạm Y tế, PKĐKKV, Trường Trung cấp y tế tỉnh Kon Tum.
Các học viên tham gia khóa học chụp ảnh lưu niệm
Khoá đào tạo do các giảng viên đến từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên giảng dạy với 23 bài học, được phân bổ trong 07 ngày, các học viên sẽ được truyền đạt, hướng dẫn các nội dung chính về: Quản lý hoạt động Trạm y tế; hướng dẫn xây dựng kế hoạch y tế xã; tổ chức phòng, chống bệnh lạo, bệnh sốt rết, bệnh sốt xuất huyết tại công đồng; quản lý tài chính và trang thiết bị y tế; quản lý và sử dụng thuốc tại Trạm y tế; triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng; sử dụng nguồn nước sạch và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinhnông thôn, miền núi cùng huy động cộng đồng tham gia thực hiện vệ sinh, môi trường; lập kế hoạch và giám sát đánh giá truyền thông, giáo dục sức khỏe tại tuyến xã; chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và định hướng lồng ghép vào các hoạt động của Dự án.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bác sĩ Đặng Quốc Việt nhấn mạnh: để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thiệt thòi khác, góp phần hướng tới đạt các mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và mục tiêu cải thiện sức khoẻ sinh sản của mục tiêu Thiên niên kỷ.Việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế nói chung và nâng cao năng lực về quản lý dịch vụ y tế giám sát và vệ sinh cho Trưởng Trạm y tế, PKĐKKV nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ một cách toàn diện và bền vững. Khoá đào tạo này nhằm giúp các học viên sau khi kết thúc khoá học về lại đơn vị sẽ triển khai tốt các hoạt động trong lĩnh vực phòng bệnh, do đó yêu cầu các học viên tập trung tiếp thu kiến thức, học hỏi các kỹ năng từ giảng viên để khi trở về đơn vị tổ chức tập huấn, hướng dẫn lại cho các cán bộ y tế tuyến xã trên địa bàn và triển khai thực hiện.
Kết thúc khoá đào tạo, các học viên đáp ứng các điều kiện sẽ được Ban quản lý Dự án ADB2 và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cấp chứng nhận đủ điều kiện làm giảng viên để giảng dạy khoá đào tạo quản lý dịch vụ y tế, giám sát và vệ sinh cho Trưởng Trạm y tế, PKĐKKV thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Toàn cảnh khóa học
Dự án ADB2 là Dự án thực hiện theo Hiệp định vay giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh triển khai Dự án, thời gian thực hiện Dự án là 5 năm (từ 2014 – 2019), tổng vốn Dự án là 76,6 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 70 triệu USD, vốn đối ứng là 7,6 triệu USD, tương đương với 137,5 tỷ Việt Nam đồng.