Nhiều địa phương ở Thái Bình tổ chức phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh. |
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Thái Bình, từ đầu năm 2022 đến nay, Thái Bình ghi nhận hơn 16.000 ca mắc hội chứng cúm, trong đó, có 315 ca nhập viện; 91 ca sốt xuất huyết; 26 ca nội sinh và hơn 370 mắc bệnh tay chân miệng.
Đáng chú ý, số ca mắc hội chứng cúm gia tăng đáng kể, lây lan nhanh tại một số địa phương. Như tại xã Tân Phong (huyện Vũ Thư), chỉ trong nửa ngày 8/8, cán bộ y tế tại đây đã khám cho 50 người mắc cúm A. Các triệu chứng thường gặp là sốt, ho, đau đầu, mỏi cơ, hắt hơi, chảy nước mũi, mệt mỏi. Qua theo dõi, mức độ lây khá nhanh theo đường hô hấp và lâu khỏi hơn mắc Covid-19.
Trước tình hình này, tỉnh Thái Bình yêu cầu các địa phương tập trung vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân, tránh tư tưởng chủ quan, coi thường trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào cộng đồng. Các khu dân cư, tổ dân phố phát động vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cối, diệt lăng quăng, bọ gậy…
Tất cả mọi người dân cần khẩn trương thực hiện tiêm các mũi nhắc lại phòng Covid-19, đây là giải pháp hữu hiệu để tạo miễn dịch tốt nhất ngăn chặn virus xâm nhập.
Trước việc xuất hiện tư tưởng, chủ quan trong phòng chống dịch, Tỉnh ủy Thái Bình mới ban hành công văn đốc thúc các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tiêm chủng vaccine theo phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Bên cạnh đó, có hình thức xử lý các trường hợp cố tình không tạo điều kiện, không hợp tác hoặc thiếu trách nhiệm để người dân trong diện tiêm bị lỡ các mũi tiêm theo thông báo của cơ quan y tế.
Tính đến ngày 8/8, số người từ 18 tuổi trở lên ở Thái Bình tiêm mũi 3 (nhắc lại lần 1) đạt tỷ lệ 85,96%; tiêm mũi 4 (nhắc lại lần 2) đạt tỷ lệ 55,50% và trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm mũi 3 đạt 20,32%.
Nguồn: Báo Nhân dân
Nhiều địa phương ở Thái Bình tổ chức phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh. |
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Thái Bình, từ đầu năm 2022 đến nay, Thái Bình ghi nhận hơn 16.000 ca mắc hội chứng cúm, trong đó, có 315 ca nhập viện; 91 ca sốt xuất huyết; 26 ca nội sinh và hơn 370 mắc bệnh tay chân miệng.
Đáng chú ý, số ca mắc hội chứng cúm gia tăng đáng kể, lây lan nhanh tại một số địa phương. Như tại xã Tân Phong (huyện Vũ Thư), chỉ trong nửa ngày 8/8, cán bộ y tế tại đây đã khám cho 50 người mắc cúm A. Các triệu chứng thường gặp là sốt, ho, đau đầu, mỏi cơ, hắt hơi, chảy nước mũi, mệt mỏi. Qua theo dõi, mức độ lây khá nhanh theo đường hô hấp và lâu khỏi hơn mắc Covid-19.
Trước tình hình này, tỉnh Thái Bình yêu cầu các địa phương tập trung vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân, tránh tư tưởng chủ quan, coi thường trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào cộng đồng. Các khu dân cư, tổ dân phố phát động vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cối, diệt lăng quăng, bọ gậy…
Tất cả mọi người dân cần khẩn trương thực hiện tiêm các mũi nhắc lại phòng Covid-19, đây là giải pháp hữu hiệu để tạo miễn dịch tốt nhất ngăn chặn virus xâm nhập.
Trước việc xuất hiện tư tưởng, chủ quan trong phòng chống dịch, Tỉnh ủy Thái Bình mới ban hành công văn đốc thúc các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tiêm chủng vaccine theo phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Bên cạnh đó, có hình thức xử lý các trường hợp cố tình không tạo điều kiện, không hợp tác hoặc thiếu trách nhiệm để người dân trong diện tiêm bị lỡ các mũi tiêm theo thông báo của cơ quan y tế.
Tính đến ngày 8/8, số người từ 18 tuổi trở lên ở Thái Bình tiêm mũi 3 (nhắc lại lần 1) đạt tỷ lệ 85,96%; tiêm mũi 4 (nhắc lại lần 2) đạt tỷ lệ 55,50% và trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm mũi 3 đạt 20,32%.
Nguồn: Báo Nhân dân