Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa thay mặt Thường trực Thành ủy ký ban hành Điện về “Tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn “.
Theo đó, trước diễn biến ngày càng phức tạp hơn, số ca tăng cao (trong kỳ báo cáo từ ngày 4/1/2022-15/1/2022 số ca mắc tăng nhiều so với tuần trước, ghi nhận trung bình hơn 2.700 ca/ngày), nguy cơ biến chủng mới Omicron xâm nhập vào thành phố Hà Nội rất lớn, trong khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sắp đến gần.
Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các cấp của thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ trọng tâm.
1/ Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống dịch, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, nhất là vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND, trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, tập trung quyết liệt chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống dịch, không lơ là, chủ quan, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, góp phần bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết bình an, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.
2/ Lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo sát sao, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch của các cấp, các ngành, các địa phương; tiếp tục phân cấp, ủy quyền, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, quận, huyện chỉ đạo rà soát, thống kê, cập nhật kịp thời số liệu về công tác phòng, chống dịch làm cơ sở để phân tích, đánh giá chính xác tình hình và có giải pháp phù hợp, hiệu quả phòng, chống dịch.
3/ Bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, huy động các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần theo nguyên tắc “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tăng cường kiểm tra, giám sát, di biến động dân cư, quản lý việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà, việc phát thuốc cho các trường hợp .
Phát huy hiệu quả phần mềm theo dõi, quản lý F0, F1, các tổ hỗ trợ điều trị F0 tại nhà, tổ COVID-19 cộng đồng; hỗ trợ, giúp đỡ, phát thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà… đảm bảo kịp thời, không để chậm trễ, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, giúp người dân yên tâm điều trị.
Bí thư quận, huyện, thị ủy, người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, đơn vị, chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy về các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, phạm vi quản lý.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo kiểm tra, tăng cường công tác quản lý giá vật tư y tế, thuốc chữa bệnh và chống gian lận thương mại liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm bình ổn giá thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.
4/ Tiếp tục khẩn trương rà soát để triển khai tiêm cho các đối tượng chưa tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 mũi 1, mũi 2 và tổ chức triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị và cung cấp kịp thời các túi thuốc A, B, C cho người bệnh. Nâng cao năng lực điều trị F0 tại nhà và tại các tầng điều trị, hạn chế mức thấp nhất ca chuyển nặng và ca tử vong.
5/ Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời, toàn diện về công tác phòng, chống dịch của thành phố, giúp người dân hiểu, nắm vững quy trình, biện pháp phòng, chống dịch, cách thức điều trị, cách ly, tránh lây lan dịch bệnh, tạo sự an tâm, tin tưởng, không gây tâm lý rối loạn, bất ổn trên địa bàn.
6/ Tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết. Chăm lo, chia sẻ khó khăn, đặc biệt là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; kịp thời hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bảo đảm cụ thể, rõ ràng, thống nhất, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
7/ Về việc cho học sinh trở lại trường học: Giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo xây dựng lộ trình việc cho học sinh trên địa bàn thành phố trở lại trường học bảo đảm an toàn, phù hợp, có thông báo trước về thời gian trở lại trường học trực tiếp để có sự chuẩn bị tốt nhất.
8/ Đối với việc tổ chức các lễ hội: Giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 và Công văn số 58/BVHTTDL-VHCS ngày 7/1/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa thay mặt Thường trực Thành ủy ký ban hành Điện về “Tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn “.
Theo đó, trước diễn biến ngày càng phức tạp hơn, số ca tăng cao (trong kỳ báo cáo từ ngày 4/1/2022-15/1/2022 số ca mắc tăng nhiều so với tuần trước, ghi nhận trung bình hơn 2.700 ca/ngày), nguy cơ biến chủng mới Omicron xâm nhập vào thành phố Hà Nội rất lớn, trong khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sắp đến gần.
Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các cấp của thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ trọng tâm.
1/ Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống dịch, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, nhất là vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND, trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, tập trung quyết liệt chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống dịch, không lơ là, chủ quan, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, góp phần bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết bình an, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.
2/ Lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo sát sao, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch của các cấp, các ngành, các địa phương; tiếp tục phân cấp, ủy quyền, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, quận, huyện chỉ đạo rà soát, thống kê, cập nhật kịp thời số liệu về công tác phòng, chống dịch làm cơ sở để phân tích, đánh giá chính xác tình hình và có giải pháp phù hợp, hiệu quả phòng, chống dịch.
3/ Bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, huy động các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần theo nguyên tắc “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tăng cường kiểm tra, giám sát, di biến động dân cư, quản lý việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà, việc phát thuốc cho các trường hợp .
Phát huy hiệu quả phần mềm theo dõi, quản lý F0, F1, các tổ hỗ trợ điều trị F0 tại nhà, tổ COVID-19 cộng đồng; hỗ trợ, giúp đỡ, phát thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà… đảm bảo kịp thời, không để chậm trễ, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, giúp người dân yên tâm điều trị.
Bí thư quận, huyện, thị ủy, người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, đơn vị, chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy về các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, phạm vi quản lý.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo kiểm tra, tăng cường công tác quản lý giá vật tư y tế, thuốc chữa bệnh và chống gian lận thương mại liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm bình ổn giá thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.
4/ Tiếp tục khẩn trương rà soát để triển khai tiêm cho các đối tượng chưa tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 mũi 1, mũi 2 và tổ chức triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị và cung cấp kịp thời các túi thuốc A, B, C cho người bệnh. Nâng cao năng lực điều trị F0 tại nhà và tại các tầng điều trị, hạn chế mức thấp nhất ca chuyển nặng và ca tử vong.
5/ Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời, toàn diện về công tác phòng, chống dịch của thành phố, giúp người dân hiểu, nắm vững quy trình, biện pháp phòng, chống dịch, cách thức điều trị, cách ly, tránh lây lan dịch bệnh, tạo sự an tâm, tin tưởng, không gây tâm lý rối loạn, bất ổn trên địa bàn.
6/ Tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết. Chăm lo, chia sẻ khó khăn, đặc biệt là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; kịp thời hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bảo đảm cụ thể, rõ ràng, thống nhất, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
7/ Về việc cho học sinh trở lại trường học: Giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo xây dựng lộ trình việc cho học sinh trên địa bàn thành phố trở lại trường học bảo đảm an toàn, phù hợp, có thông báo trước về thời gian trở lại trường học trực tiếp để có sự chuẩn bị tốt nhất.
8/ Đối với việc tổ chức các lễ hội: Giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 và Công văn số 58/BVHTTDL-VHCS ngày 7/1/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn