Giữa quần đảo Trường Sa, mỗi y bác sĩ là điểm tựa, là hy vọng của bà con ngư dân, của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây.
Họ là những chiến sĩ thầm lặng, đang ngày đêm góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, biên cương của Tổ quốc.
Mệnh lệnh không lời
Khi những chuyến tàu bắt đầu chở quà của nhân dân cả nước gửi tặng ra , tỉnh Khánh Hòa cũng là lúc không khí mùa xuân đã nhen nhóm nơi đầu sóng ngọn gió. Năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng các tổ chức, cá nhân trong cả nước vẫn không quên chuẩn bị những kiện hàng hóa với đầy đủ lương nhu chuyển đến quân và dân Trường Sa.
Từ xa xa, đảo Trường Sa Lớn – trái tim của hiện lên giữa màu xanh ngăn ngắt của biển, của cây cối và những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm kiêu hãnh bay cao. Mùa xuân ở Trường Sa là mùa của hương hoa đất trời giao hòa, giữa tình người, tình biển đảo và tình yêu Tổ quốc.
BS. Trần Công Trí, Trạm trưởng Trạm xá đảo Trường Sa Lớn kể chuyện: “Dù cách đất liền khoảng 250 hải lý (khoảng hơn 460km), thế nhưng quân và dân trên quần đảo Trường Sa đều đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Hiện nay Trạm xá có 10 y bác sĩ, kỹ sư với các chuyên ngành: Nội, ngoại trung, gây mê, hồi sức, điều dưỡng đa khoa… Chính vì vậy, song song với công tác phòng chống dịch bệnh thì đây còn được ví như “địa chỉ đỏ” trong việc chăm sóc, bảo đảm sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân yên tâm bám biển”.
Anh Trí bảo, thời tiết ở Trường Sa khắc nghiệt, nên thường xảy ra những tình huống cấp cứu người bệnh. Do vậy, dù ngày thường, ngày lễ Tết, các y sĩ, bác sĩ luôn trong tâm thế sẵn sàng cho việc cứu người. Phần lớn các ca bệnh phức tạp hay cấp cứu đều từ các đảo chuyển tới. Trong điều kiện thường xuyên gặp thời tiết xấu, biển động, nên các ca mổ cấp cứu như cắt ruột thừa, tai nạn lao động, mổ đẻ… được tiến hành ngay trên đảo.
Tháng 4/2011, một em bé trên đảo cất tiếng khóc chào đời sau bao phút giây căng thẳng của gia đình và các y bác sĩ. Khi ấy, thay vì vào đất liền theo dõi sinh con như những người khác, sản phụ Thanh Thúy từ lúc mang thai đã tin tưởng bày tỏ mong muốn “vượt cạn” trên đảo. Sát ngày sinh, ê-kíp phát hiện sản phụ có ngôi thai nằm ngang, u xơ tử cung, thiểu ối, dây nhau quấn cổ thai nhi. Với chỉ đạo từ xa qua hệ thống Telemedicine của Bệnh viện Quân y 175, ê kíp trên đảo đã thực hiện thành công nhiệm vụ có tính bước ngoặt.
Cháu bé được đặt tên Nguyễn Ngọc Trường Xuân, ghép từ hai bác sĩ trực tiếp cầm dao mổ Nguyễn Hà Ngọc, Hồ Xuân Lãm cùng chữ Trường – nơi mảnh đất bé chào đời, gửi gắm ước mong về mùa xuân vĩnh hằng trên đảo Trường Sa.
Còn tại đảo Trường Sa Đông, BS. Vũ Xuân Tĩnh cùng 3 y bác sĩ của Bệnh xá luôn tất bật với công việc tuyên truyền cho ngư dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch. Khu vực Trường Sa thường xuyên có nhiều phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân thuộc các tỉnh, thành phố trong nước. Đối với những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 ở đất liền sẽ được hỗ trợ khám sức khoẻ và tiêm trên đảo.
Chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh của mình, BS. Vũ Xuân Tĩnh cho biết, khi hải trình trên biển, trong điều kiện sóng to gió lớn, nếu quân dân của mình không may bị tai nạn thì bác sĩ là người đầu tiên chịu trách nhiệm cứu chữa. Những lúc ấy, mình chỉ biết cố gắng hết sức để đưa ra quyết định nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời cứu giúp người gặp nạn. “Đó vừa là nhiệm vụ vừa là mệnh lệnh không lời mà thầy thuốc nào cũng phải ghi nhớ”, anh tâm sự.
Người có thể thiếu chỗ ngủ nhưng thuốc phải bảo quản an toàn
Giữa muôn trùng sóng gió, dù điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các bệnh xá, trung tâm y tế trên các đảo của quần đảo Trường Sa còn thiếu thốn so với đất liền nên việc tự chủ những loại cây thuốc quý luôn được cán bộ, chiến sĩ quan tâm chăm sóc hàng ngày. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thuốc Nam, BS. Trần Công Trí giới thiệu: “Đây là mồ hôi công sức mà bấy lâu nay cán bộ, chiến sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa dày công gây dựng với hàng chục loại cây thuốc quý như ngải cứu, nha đam, dâu tằm, trinh nữ… Tất cả đã và đang rất hiệu quả trong chữa trị một số căn bệnh thông thường cho bộ đội cùng bà con ngư dân”.
Còn tại Bệnh xá đảo Sơn Ca, ngoài công tác chuyên môn, những bác sĩ quân y đảo Sơn Ca còn được giao nhiệm vụ vinh dự, cao cả, đó là chăm sóc cảnh quan Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới được xây dựng trên đảo. Hàng ngày hết giờ trực tại bệnh xá, những bác sĩ quân y mặc thường phục đến chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, vệ sinh khuôn viên Tượng đài vị Tổng Tư lệnh huyền thoại của Việt Nam.
Công việc thường ngày ở các bệnh xá tại những vùng đảo xa không mấy khi bận rộn như ở những cơ sở y tế trong đất liền nhưng rất ít khi thấy các anh có thời gian rảnh rỗi trong ngày. Bởi lẽ, ngoài thời gian có bệnh nhân cần cấp cứu, chăm sóc hoặc có cán bộ, chiến sĩ ốm, hàng ngày, các y, bác sĩ vẫn cần mẫn nghiên cứu tài liệu hướng dẫn chữa trị các bệnh thường gặp, các loại virus, vi khuẩn trong môi trường biển… Rồi cả học các mẹo để cứu chữa cho các bệnh nhân khi họ bị nhím biển, cầu gai chích, bị cá đuối, sứa gây tổn thương…
Một điều quan trọng nữa phải nói đến là ở ngoài hải đảo, mỗi liều thuốc, mỗi ống tiêm đều là những tài sản vô cùng đáng quý. Vì để mang ra được đến đây, ngoài việc phải lênh đênh nhiều ngày trên biển, thuốc men là thứ rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và hơi nước biển mặn.
Do đó, công tác bảo quản thuốc chữa bệnh cũng là việc được các y, bác sĩ rất chú trọng. Mỗi viên thuốc hạ sốt, mỗi ống kháng sinh, thậm chí chỉ là một vài chiếc băng gạc… đều được các bác sĩ quân y nâng niu, gìn giữ rất cẩn thận. Ngoài đảo xa, các bác sĩ còn tự đặt ra cho mình một “luật bất thành văn”, đó là: Người có thể thiếu chỗ ngủ nhưng thuốc thì phải có nơi bảo quản tuyệt đối an toàn.
Thiêng liêng Tết Trường Sa
Dịp cuối năm, tới thăm các đảo nổi như: Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn Đông hay đảo chìm như Đá Nam, Đá Thị… chúng tôi đều thấy rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết. Tết ở các đảo tiền tiêu, Tết của những y bác sĩ xa nhà, dù không được quây quần bên mâm cơm với người thân, nhưng các anh vẫn cảm thấy ấm cúng bên cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đây. Giữa trùng khơi, Tết Nguyên đán ở Trường Sa cũng có đầy đủ hương vị như ở quê nhà. Chỉ khác đất liền là không được đi hái lộc xuân, không được cùng người thân quây quần nấu bánh chưng bên bếp than hồng…
Ngày Tết trên đảo, vui nhất vẫn là trẻ em háo hức chạy khắp nơi, vui mừng khoe áo mới. Xa xa, những cánh sóng vỗ dạt dào đập vào kè đá. Những búp non tím biếc hoa muống biển nở tung trên nền xanh cây lá ven đảo. Một khung cảnh thanh bình và thơ mộng…
Nguồn: SKĐS
Giữa quần đảo Trường Sa, mỗi y bác sĩ là điểm tựa, là hy vọng của bà con ngư dân, của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây.
Họ là những chiến sĩ thầm lặng, đang ngày đêm góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, biên cương của Tổ quốc.
Mệnh lệnh không lời
Khi những chuyến tàu bắt đầu chở quà của nhân dân cả nước gửi tặng ra , tỉnh Khánh Hòa cũng là lúc không khí mùa xuân đã nhen nhóm nơi đầu sóng ngọn gió. Năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng các tổ chức, cá nhân trong cả nước vẫn không quên chuẩn bị những kiện hàng hóa với đầy đủ lương nhu chuyển đến quân và dân Trường Sa.
Từ xa xa, đảo Trường Sa Lớn – trái tim của hiện lên giữa màu xanh ngăn ngắt của biển, của cây cối và những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm kiêu hãnh bay cao. Mùa xuân ở Trường Sa là mùa của hương hoa đất trời giao hòa, giữa tình người, tình biển đảo và tình yêu Tổ quốc.
BS. Trần Công Trí, Trạm trưởng Trạm xá đảo Trường Sa Lớn kể chuyện: “Dù cách đất liền khoảng 250 hải lý (khoảng hơn 460km), thế nhưng quân và dân trên quần đảo Trường Sa đều đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Hiện nay Trạm xá có 10 y bác sĩ, kỹ sư với các chuyên ngành: Nội, ngoại trung, gây mê, hồi sức, điều dưỡng đa khoa… Chính vì vậy, song song với công tác phòng chống dịch bệnh thì đây còn được ví như “địa chỉ đỏ” trong việc chăm sóc, bảo đảm sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân yên tâm bám biển”.
Anh Trí bảo, thời tiết ở Trường Sa khắc nghiệt, nên thường xảy ra những tình huống cấp cứu người bệnh. Do vậy, dù ngày thường, ngày lễ Tết, các y sĩ, bác sĩ luôn trong tâm thế sẵn sàng cho việc cứu người. Phần lớn các ca bệnh phức tạp hay cấp cứu đều từ các đảo chuyển tới. Trong điều kiện thường xuyên gặp thời tiết xấu, biển động, nên các ca mổ cấp cứu như cắt ruột thừa, tai nạn lao động, mổ đẻ… được tiến hành ngay trên đảo.
Tháng 4/2011, một em bé trên đảo cất tiếng khóc chào đời sau bao phút giây căng thẳng của gia đình và các y bác sĩ. Khi ấy, thay vì vào đất liền theo dõi sinh con như những người khác, sản phụ Thanh Thúy từ lúc mang thai đã tin tưởng bày tỏ mong muốn “vượt cạn” trên đảo. Sát ngày sinh, ê-kíp phát hiện sản phụ có ngôi thai nằm ngang, u xơ tử cung, thiểu ối, dây nhau quấn cổ thai nhi. Với chỉ đạo từ xa qua hệ thống Telemedicine của Bệnh viện Quân y 175, ê kíp trên đảo đã thực hiện thành công nhiệm vụ có tính bước ngoặt.
Cháu bé được đặt tên Nguyễn Ngọc Trường Xuân, ghép từ hai bác sĩ trực tiếp cầm dao mổ Nguyễn Hà Ngọc, Hồ Xuân Lãm cùng chữ Trường – nơi mảnh đất bé chào đời, gửi gắm ước mong về mùa xuân vĩnh hằng trên đảo Trường Sa.
Còn tại đảo Trường Sa Đông, BS. Vũ Xuân Tĩnh cùng 3 y bác sĩ của Bệnh xá luôn tất bật với công việc tuyên truyền cho ngư dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch. Khu vực Trường Sa thường xuyên có nhiều phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân thuộc các tỉnh, thành phố trong nước. Đối với những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 ở đất liền sẽ được hỗ trợ khám sức khoẻ và tiêm trên đảo.
Chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh của mình, BS. Vũ Xuân Tĩnh cho biết, khi hải trình trên biển, trong điều kiện sóng to gió lớn, nếu quân dân của mình không may bị tai nạn thì bác sĩ là người đầu tiên chịu trách nhiệm cứu chữa. Những lúc ấy, mình chỉ biết cố gắng hết sức để đưa ra quyết định nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời cứu giúp người gặp nạn. “Đó vừa là nhiệm vụ vừa là mệnh lệnh không lời mà thầy thuốc nào cũng phải ghi nhớ”, anh tâm sự.
Người có thể thiếu chỗ ngủ nhưng thuốc phải bảo quản an toàn
Giữa muôn trùng sóng gió, dù điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các bệnh xá, trung tâm y tế trên các đảo của quần đảo Trường Sa còn thiếu thốn so với đất liền nên việc tự chủ những loại cây thuốc quý luôn được cán bộ, chiến sĩ quan tâm chăm sóc hàng ngày. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thuốc Nam, BS. Trần Công Trí giới thiệu: “Đây là mồ hôi công sức mà bấy lâu nay cán bộ, chiến sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa dày công gây dựng với hàng chục loại cây thuốc quý như ngải cứu, nha đam, dâu tằm, trinh nữ… Tất cả đã và đang rất hiệu quả trong chữa trị một số căn bệnh thông thường cho bộ đội cùng bà con ngư dân”.
Còn tại Bệnh xá đảo Sơn Ca, ngoài công tác chuyên môn, những bác sĩ quân y đảo Sơn Ca còn được giao nhiệm vụ vinh dự, cao cả, đó là chăm sóc cảnh quan Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới được xây dựng trên đảo. Hàng ngày hết giờ trực tại bệnh xá, những bác sĩ quân y mặc thường phục đến chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, vệ sinh khuôn viên Tượng đài vị Tổng Tư lệnh huyền thoại của Việt Nam.
Công việc thường ngày ở các bệnh xá tại những vùng đảo xa không mấy khi bận rộn như ở những cơ sở y tế trong đất liền nhưng rất ít khi thấy các anh có thời gian rảnh rỗi trong ngày. Bởi lẽ, ngoài thời gian có bệnh nhân cần cấp cứu, chăm sóc hoặc có cán bộ, chiến sĩ ốm, hàng ngày, các y, bác sĩ vẫn cần mẫn nghiên cứu tài liệu hướng dẫn chữa trị các bệnh thường gặp, các loại virus, vi khuẩn trong môi trường biển… Rồi cả học các mẹo để cứu chữa cho các bệnh nhân khi họ bị nhím biển, cầu gai chích, bị cá đuối, sứa gây tổn thương…
Một điều quan trọng nữa phải nói đến là ở ngoài hải đảo, mỗi liều thuốc, mỗi ống tiêm đều là những tài sản vô cùng đáng quý. Vì để mang ra được đến đây, ngoài việc phải lênh đênh nhiều ngày trên biển, thuốc men là thứ rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và hơi nước biển mặn.
Do đó, công tác bảo quản thuốc chữa bệnh cũng là việc được các y, bác sĩ rất chú trọng. Mỗi viên thuốc hạ sốt, mỗi ống kháng sinh, thậm chí chỉ là một vài chiếc băng gạc… đều được các bác sĩ quân y nâng niu, gìn giữ rất cẩn thận. Ngoài đảo xa, các bác sĩ còn tự đặt ra cho mình một “luật bất thành văn”, đó là: Người có thể thiếu chỗ ngủ nhưng thuốc thì phải có nơi bảo quản tuyệt đối an toàn.
Thiêng liêng Tết Trường Sa
Dịp cuối năm, tới thăm các đảo nổi như: Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn Đông hay đảo chìm như Đá Nam, Đá Thị… chúng tôi đều thấy rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết. Tết ở các đảo tiền tiêu, Tết của những y bác sĩ xa nhà, dù không được quây quần bên mâm cơm với người thân, nhưng các anh vẫn cảm thấy ấm cúng bên cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đây. Giữa trùng khơi, Tết Nguyên đán ở Trường Sa cũng có đầy đủ hương vị như ở quê nhà. Chỉ khác đất liền là không được đi hái lộc xuân, không được cùng người thân quây quần nấu bánh chưng bên bếp than hồng…
Ngày Tết trên đảo, vui nhất vẫn là trẻ em háo hức chạy khắp nơi, vui mừng khoe áo mới. Xa xa, những cánh sóng vỗ dạt dào đập vào kè đá. Những búp non tím biếc hoa muống biển nở tung trên nền xanh cây lá ven đảo. Một khung cảnh thanh bình và thơ mộng…
Nguồn: SKĐS